Tìm hiểu tỷ lệ đồng nhiễm viêm gan C, viêm gan B và kiến thức về bệnh viêm gan virut B, C trên bệnh nhân HIV- AIDS điều trị tại phòng khám ngoại trú HIV bệnh vi - pdf 11

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
TÌM HIỂU TỶ LỆ ĐỒNG NHIỄM HBV, HCV VÀ KIẾN THỨC VỀ BỆNH VIÊM GAN VIRUS B, C TRÊN BỆNH NHÂN HIV/AIDS
ĐẶT VẤN ĐỀ 7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 9
1.1. Một số đặc điểm của HIV, HCV, HBV 9
1.1.1. Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) 9
1.1.2. Virus viêm gan C (HCV 12
1.1.3. Virus viêm gan B (HBV) 13
1.2. Tình hình nhiễm HIV, HBV, HCV tại Việt Nam và trên thế giới 16
1.2.1 Tình hình nhiễm HIV trên thế giới 16
1.2.2. Tình hình nhiễm HIV tại Việt Nam 16
1.2.3 Tình hình nhiễm HCV trên thế giới 17
1.2.4 Tình hình nhiễm HCV tại Việt Nam 18
1.2.5 Tình hình nhiễm HBV trên thế giới 18
1.2.6 Tình hình nhiễm HBV tại Việt nam 19
1.3. Đường lây truyền của HIV, HBV, HCV 20
1.4 Cách phòng bệnh HIV, viêm gan B, C 20
1.5 Tình hình nhiễm HBV, HCV trên bệnh nhân HIV tại Việt Nam 20
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1 Đối tượng nghiên cứu 22
2.1.1 Số lượng, đặc điểm đối tượng nghiên cứu 22
2.1.2 Tiêu chuẩn chọn lựa mẫu nghiên cứu 22
2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ 22
2.1.4 Phân nhóm đối tượng 22
2.2 Phương pháp nghiên cứu 23
2.2.1 Cỡ mẫu, chọn mẫu nghiên cứu 23
2.2.2 Thiết kế nghiên cứu 23
2.2.3 Nội dung nghiên cứu và biến số nghiên cứu 23
2.2.4 Thu thập số liệu 23
2.2.5 Xử lý số liệu 24
2.2.6 Đạo đức trong nghiên cứu 24
2.2.7 Địa điểm nghiên cứu, thời gian nghiên cứu 25
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25
3.1 Mô tả đặc điếm về nhân chủng học của quần thể nghiên cứu 25
3.1.1 Giới tính 25
3.1.2 Tuổi 25
3.1.3 Nghề nghiệp 26
3.1.4 Địa chỉ 26
3.1.5 Sử dụng ma túy 27
3.1.6 Đường lây truyền HIV 28
3.2. Tình hình đồng nhiễm virus viêm gan B, C trên các bệnh nhân HIV 28
3.2.1 Tỷ lệ đồng nhiễm HBV, HCV 28
3.2.2 Phỏng đoán về đường lây truyền viêm gan trên các bệnh nhân viêm gan virus 29
3.3 Đồng nhiễm virus viêm gan B, C trên bệnh nhân HIV và một số yếu tố liên quan 29
3.3.1 Tỷ lệ tiêm phòng vaccine viêm gan B 29
3.3.2 Tỷ lệ nhiễm phối hợp HIV, HBV, HCV theo giới 30
3.4 Kiến thức về viêm gan virus B, C 30
3.4.1 Kiến thức về đường lây truyền cảu viêm gan virus B 30
3.4.2 Kiến thức về đường lây truyền của virus viêm gan C 31
3.4.3 Kiến thức về cách phòng viêm gan virus B 32
3.4.4 Kiến thức về việc tiêm phòng vaccine viêm gan virus B 32
3.4.5 Nhận xét về chi phí điều trị viêm gan virus B, C 32
3.4.6 Đánh giá về khả năng chữa khỏi của bệnh nhân về HIV, viêm gan virus B, C 33
3.4.7 Đánh giá so sánh mức độ nguy hiểm của HIV, viêm gan B, C 34
3.5 Giai đoạn lâm sàng và các chỉ số xét nghiệm 34
3.5.1 Giai đoạn lâm sàng HIV 34
3.5.2 Số lượng tế bào TCD4của người bệnh khi bắt đầu điều trị 35
3.5.3 Các chỉ số xét nghiệm 35
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 37
4.1 Các đặc điểm chung về nhân chủng học của bệnh nhân nghiên cứu 37
4.1.1 Giới tính 37
4.1.2 Tuổi 37
4.1.3 Nghề nghiệp 37
4.1.4 Địa chỉ 38
4.1.5 Tỷ lệ nghiện ma túy 38
4.2 Tình hình đồng nhiễm HBV, HCV trên bệnh nhân HIV 39
4.2.1 Tỷ lệ đồng nhiễm HCV/HIV 39
4.2.2 Tỷ lệ đồng nhiễm HBV-HIV 40
4.2.3 Đường lây truyền của các bệnh nhân mắc viêm gan virus B, C 40
4.3 Kiến thức của bệnh nhân HIV về HBV và HCV 40
4.4 Kết quả xét nghiệm 42
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 43
KHUYẾN NGHỊ 43
ĐẶT VẤN ĐỀ
Gần ba thập kỷ sau khi ca bệnh đầu tiên được mô tả vào năm 1981,HIV/AIDS nay đã trở thành đại dịch và lan rộng trên phạm vi toàn cầu. Đến cuối năm 2007 trên toàn thế giới có khoảng 33,2 triệu người nhiễm HIV còn sống [2], trung bình mỗi ngày có khoảng 6.800 người bệnh nhiễm HIV mới và khoảng 5.700 người tử vong vì AIDS. Cho đến nay HIV vẫn là căn bệnh lây truyền nguy hiểm nhất đe dọa sức khỏe cộng đồng. Ở Việt Nam, theo báo cáo của bộ Y Tế, tính đến cuối năm 2009, số lượng người mắc HIV hiện còn sống là 160.019 người, số bệnh nhân AIDS hiện còn sống là 35.603 và 44.540 trường hợp tử vong do AIDS [3]. Đồng thời với việc thu được những kết quả bước đầu trong việc phòng bệnh thì công tác chăm sóc, hỗ trợ, điều trị cũng có những tiến bộ đáng kể. Từ năm 2005, dưới sự hỗ trợ của Quỹ Hỗ trợ khẩn cấp của tổng thống Hoa Kỳ (PEPFAR), số người được tiếp cận điều trị với thuốc ARV ngày càng tăng. Tính đến cuối năm 2009, trên toàn quốc có 42.000 người đã được điều trị thuốc kháng virus (ARV) [28]. Việc điều trị thuốc ARV đã làm kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân, cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm nguy cơ lây nhiễm và đặc biệt là giảm được hiện tượng kỳ thị và phân biệt đối xử, giúp cho bệnh nhân tái hòa nhập với cộng đồng [12].
Tuy nhiên, điều trị ARV trên bệnh nhân HIV hết sức khó khăn và phức tạp bởi họ luôn phải đối diện với rất nhiều các bệnh lý nhiễm trùng cơ hội và đồng nhiễm trong đó có viêm gan virus B, C. Nhiễm HIV làm cho bệnh cảnh của viêm gan virus tiến triển nhanh hơn dẫn đến làm tăng tỷ lệ xơ gan và ung thư gan [27]. Ngoài ra, việc đồng nhiễm với virus viêm gan này có thể ảnh hưởng tới quá trình điều trị thuốc ARV do vấn đề tương tác thuốc, hội chứng phục hồi miễn dịch (IRS),… gây khó khăn trong việc tuân thủ điều trị, tăng gánh nặng bệnh tật và nguy cơ tử vong cho bệnh nhân HIV/AIDS [32, 36].
Cho đến nay ở Việt Nam, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về viêm gan B và C nói chung nhưng còn rất ít nghiên cứu về tỷ lệ đồng nhiễm của virus viêm gan B, C trên đối tượng bệnh nhân HIV cũng như kiến thức của bệnh nhân về các bệnh viêm gan virus này. Vì vậy để giúp các bạn sĩ lâm sàng bước đầu có một cái nhìn cụ thể và rõ ràng hơn về tình hình đồng nhiễm virus viêm gan trên các bệnh nhân HIV trước khi lựa chọn phác đồ điều trị ARV thích hợp cho bệnh nhân, chúng tui tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu:
1- Xác định tỷ lệ đồng nhiễm HBV, HCV ở những bệnh nhân HIV dương tính đang điều trị tại phòng khám ngoại trú HIV bệnh viện Bạch Mai.
2- Đánh giá kiến thức về đường lây truyền, cách phòng tránh viêm gan virus B, C trên bệnh nhân HIV đang điều trị tại phòng khám ngoại trú HIV bệnh viện Bạch Mai.



9yWkhaK80z2U0qh
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status