Điều tra một số sâu hại chính trên cây cà chua và biện pháp phòng trừ tại huyện Đơn Dương tỉnh Lâm Đồng - pdf 11

Link tải luận văn miễn phí cho ae
2. Mục đích của đề tài 2
CHƯƠNG 1 :TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3
1.2. Những nghiên cứu ở nước ngoài và ở việt nam về sâu hại cà chua 5
1.3. Sơ lược về cây cà chua 8
1.4. Vài nét về điều kiện tự nhiên, khí hậu khu vực nghiên cứu 11
CHƯƠNG 2 :ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, NỘI DUNG 13
2.1. Đối tượng nghiên cứu 13
2.2. Địa điểm, thời gian và vật liệu nghiên cứu 13
2.3. Nội dung nghiên cứu 13
2.4. Phương pháp nghiên cứu 14
CHƯƠNG 3 :KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 17
3.1. Nghiên cứu thành phần loài sâu hại trên cà chua vụ Xuân Hè 2011 tại Đơn Dương – Lâm Đồng 17
3.2. Mức độ phổ biến của các loài sâu hại cà chua ở địa bàn nghiên cứu 19
3.3. Mật độ một số loài sâu hại chính trên cây cà chua 21
3.4. Đặc điểm gây hại của một số sâu hại chính trên cây cà chua 24
3.4.1. Bọ phấn B.tabaci 26
3.4.2. Sâu khoang S.litura 27
3.4.3. Sâu xanh H.armigera 28
3.4.4. Sâu xanh da láng S. exigua 29
3.4.5. Ruồi đục lá L. satiae 30
3.5. Điều tra các biện pháp phòng trừ sâu hại cà chua vụ Xuân Hè 2011 tại Đơn Dương – Lâm Đồng 31
3.6. Đề xuất một số biện pháp phòng trừ hiệu quả 33
3.6.1. Biện pháp sinh học 33
3.6.2. Biện pháp vật lý 35
3.6.3. Biện pháp hóa học 36
3.6.4 Biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM) 37
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 39
1. Kết luận 39
2. Đề nghị 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO 41

1. Tính cấp thiết của đề tài

Rau là cây trồng có giá trị dinh dưỡng cao, đóng vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày của mỗi người dân Việt Nam cũng như trên thế giới. Trong các loại rau thì cây cà chua có giá trị cao cả về dinh dưỡng lẫn kinh tế. Cây cà chua Lycopersicon esculentum Miller thuộc họ cà Solanaceae có nguồn gốc từ Trung và Nam Châu Mỹ. Cây cà chua được phát hiện vào thế kỷ XVI [4]. Về sản lượng, cà chua chiếm 1/6 sản lượng rau hàng năm trên thế giới [5]. Diện tích trồng cà chua trên thế giới trung bình 2,5 triệu ha/năm, đứng vị trí thứ 2 sau khoai tây. Mỹ đứng đầu về năng suất và sản lượng, đứng thứ 2 về năng suất là Hy Lạp, tiếp đó là Italia. Châu Á đứng thứ nhất về sản lượng, kế theo là Châu Âu. Cà chua là mặt hàng xuất khẩu của nhiều nước trên thế giới [6].

Ở Việt Nam, cà chua được trồng cách đây trên 100 năm, diện tích trồng cà chua hàng năm biến động từ 12.000 – 13.000 ha. Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển cây cà chua là nền tảng tạo đà cho xuất khẩu cà chua.

Cà chua là cây trồng có giá trị dinh dưỡng cao và mang lại hiệu quả kinh tế hơn nhiều loại cây trồng khác. Trong quả cà chua chín chứa nhiều loại chất có giá trị cao như đường dễ tiêu (2 - 4%) chủ yếu là Glucoza và Fructoza, các loại vitamin quan trọng cho đời sống con người như tiền vitamin A (1- 2mg%), vitamin B1 (0.08- 0.15 mg%), vitamin B2 (0.05- 0.07 mg%)… Ngoài ra, trong quả cà chua còn chứa 2.25 - 2.5% các loại acid như: oxalic, malic, nicotinic, citric… và chứa nhiều chất khoáng như K, P, Na, Ca, Mg, Fe… là các chất có trong thành phần của máu và xương. Cà chua có nhiều tác dụng về mặt y học, với vị ngọt, tính mát, giữ nhiệt, chống hạ huyết, kháng khuẩn, nhuận tràng giúp tiêu hoá tinh bột và đặc biệt chất Lycopen trong quả cà chua có tác dụng làm giảm sự phát triển của nhiều bệnh ung thư như: ung thư tiền liệt tuyến, ung thư ruột kết trực tràng và nhồi máu cơ tim... Do vậy, cà chua là nguồn nguyên liệu quan trọng cho ngành công nghiệp chế biến đóng hộp, nước giải khát, bánh mứt kẹo và là thành phần quan trọng trong việc chế biến món ăn sinh hoạt của người dân (có thể ăn sống, nấu canh, xào, làm tương cà chua…).

Diện tích trồng rau của Huyện Đơn Dương chiếm 30-36% diện tích sản xuất nông nghiệp, trong đó cà chua chiếm từ 23-25% diện tích trồng rau các loại, nhưng giá trị kinh tế cây cà chua chiếm 70% giá trị sản xuất thu được từ cây rau của huyện [7].

Thế nhưng, thành phần sâu bệnh hại trên cây cà chua khá đa dạng và phong phú: các loài sâu hại chính như sâu khoang S. litura, sâu xanh Helicoverpa armigera Hubner, bọ phấn Bemisia tabaci...và một số bệnh héo xanh Ralstonia solanacearum Smith, sương mai Phytopthora infestans Mont de Bary vv… đã làm giảm đáng kể năng suất cà chua.

Vì vậy, để chủ động phòng chống sâu hại cà chua và hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc BVTV an toàn và hiệu quả trong sản xuất cà chua trên địa bàn Huyện chúng tui tiến hành nghiên cứu đề tài:

“Điều tra một số sâu hại chính trên cây cà chua và biện pháp phòng trừ tại huyện Đơn Dương tỉnh Lâm Đồng”

2. Mục đích của đề tài

- Lập danh lục những thành phần loài sâu hại chính trên cây cà chua vụ Xuân - Hè năm 2011 tại Đơn Dương - Lâm Đồng.

- Xác định đặc điểm gây hại của một số loài sâu hại chính.

- Điều tra các biện pháp phòng trừ sâu hại cây cà chua ở địa bàn nghiên cứu, qua đó đề xuất một số biện pháp phòng trừ sâu hại cà chua có hiệu quả.

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

Cà chua là cây trồng quan trọng trên khắp thế giới, cung cấp nhiều dinh dưỡng có giá trị cho loài người và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị của nhiều quốc gia.

Theo FAO 1993, diện tích trồng cà chua trên thế giới là 2.723.000 ha, năng suất đạt 25,9 tấn/ha, sản lượng 70.623.000 tấn. Trong 10 năm 1987 - 1997 năng suất và sản lượng cà chua của thế giới tăng lên gấp bội. Trong thực tế những năm gần đây giá cà chua đã tăng ở hầu hết các thị trường trên thế giới, ở Bắc Italia là 700 Euro/tấn, ở Tây Ban Nha là 690 Euro/tấn [2].

Năm 2006, do ảnh hưởng của điều kiện khí hậu thời tiết, một số quốc gia xuất khẩu cà chua có tiếng trên thế giới (Hy lạp, Hoa Kỳ, các nước Châu Á...) sản lượng cà chua bị giảm, đồng nghĩa với nguồn cung cấp cà chua của thế giới giảm và tạo điều kiện cho một số quốc gia tăng lợi nhuận trong xuất khẩu cà chua trên thị trường thế giới, trong đó có Trung Quốc [17]. Theo số liệu thống kê của phòng thương mại Trung Quốc năm 2006 lượng cà chua xuất khẩu của nước này tăng tới 4,71% so với năm 2003 đạt 630 triệu kg. Lợi nhuận thu được từ xuất khẩu cà chua của Trung Quốc là 5,01 triệu USD, tăng 933,5% so với năm 2005. Tháng 1 đến tháng 5 năm 2009 xuất khẩu cà chua của Trung Quốc tăng 10% đạt 39,5 triệu tấn nhờ nhu cầu tăng nhanh tại Hồng Kông, Việt Nam và Kazakhstan.

Theo FAO 2002, sản lượng cà chua trồng hàng năm trên thế giới ước đạt 107 triệu tấn, trong đó 72% sản lượng quả tươi được bán trên thị trường [19]. Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm được quan tâm lớn do cà chua là cây nhạy cảm với các dịch hại. Do yêu cầu chất lượng tiêu chuẩn quả cao, dịch hại phong phú… đã kéo theo việc sử dụng nhiều loại, nhiều lần thuốc Bảo vệ thực vật làm cho mức độ đầu tư chi phí sản xuất lớn, gây ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường và con người (Picanco et al 2001).

Việt Nam là quốc gia có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp thành tựu cao, đó là nền tảng tạo đà cho xuất khẩu. Rau, hoa quả là mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam - trị giá gần 103 tỉ USD [13]. Năm 2008, tổng diện tích rau của cả nước là 722 nghìn hecta, năng suất trung bình đạt 159 tạ/ha với sản lượng 11,4 triệu tấn. Sáu tháng đầu năm 2009 cả nước sản xuất gần 500 nghìn hecta rau, đậu các loại, trong đó tính riêng các tỉnh phía Bắc đạt 240 hecta. Tuy nhiên, hiện nay diện tích rau an toàn (RAT) của cả nước chỉ đạt 8 - 8,5% tổng diện tích trồng rau.

Việc lạm dụng thuốc hoá học để bảo vệ năng suất cây trồng nói chung và cây cà chua nói riêng đã gây nên những ảnh hưởng lớn như: phá vỡ mối cân bằng sinh thái trong sinh quần, tiêu diệt và làm cùng kiệt quần thể ký sinh, thiên địch có ích, và quan trọng hơn là tạo tính kháng thuốc cho sâu hại. Một thực tế cho thấy vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang làm đau đầu các nhà quản lý và các nhà khoa học nông nghiệp Việt Nam về việc chưa kiểm soát được tốt dư lượng thuốc BVTV trong các sản phẩm nông sản xuất khẩu, đặc biệt là xâm nhập thị trường tiềm năng nhưng kỹ tính như Mỹ, Nhật, Tây Âu…

Đến nay, huyện Đơn Dương có 11.940 ha chuyên canh rau, trong đó 1/2 diện tích trồng RAT của ngành chủ quản và 1/3 diện tích đang được giám sát chất lượng phục vụ nhu cầu tiêu dùng. Tuy nhiên, việc đầu tư cho sản xuất RAT, kiểm tra giám sát chất lượng rau còn khá tốn kém, giá thành cao, đặc biệt là thói quen tiêu dùng của người dân chưa được nâng cao nên đầu ra cho sản phẩm gặp không ít khó khăn cho nhà sản xuất. Chủ trương của huyện và ngành Nông nghiệp sẽ mở rộng diện tích...


/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status