Hoàn thiện kế toán tăng giảm tài sản cố định hữu hình, vô hình tại công ty TNHH hợp tác phát triển Thái Dương - pdf 11

Download Khóa luận Hoàn thiện kế toán tăng giảm tài sản cố định hữu hình, vô hình tại công ty TNHH hợp tác phát triển Thái Dương miễn phí



MỤC LỤC
 
CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN TĂNG GIẢM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH, VÔ HÌNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1
1.1. Khái niệm, đặc điểm của tài sản cố định hữu hình, vô hình 1
1.2. Phân loại tài sản cố định hữu hình, vô hình 3
1.3. Tính giá tài sản cố định hữu hình, vô hình 5
1.4. Kế toán tăng, giảm tài sản cố định hữu hình, vô hình 8
1.4.1. Thủ tục và chứng từ kế toán sử dụng 8
1.4.2. Tài khoản kế toán sử dụng 10
1.4.3. Phương pháp kế toán tình hình biến động tăng, giảm tài sản cố định hữu hình, vô hình 12
1.5. Sổ sách sử dụng để kế toán tăng giảm TSCĐ hữu hình, vô hình 29
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TĂNG GIẢM TÀI SẢN 36
2.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH Hợp tác phát triển Thái Dương 36
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Hợp tác phát triển Thái Dương 36
2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Hợp tác phát triển Thái Dương 37
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH Hợp tác phát triển Thái Dương 37
2.1.4. Đặc điểm công tác kế toán tại công ty TNHH Hợp tác phát triển Thái Dương 41
2.1.4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán 41
2.1.4.2. Chế độ kế toán công ty áp dụng 42
2.2. Đặc điểm và phân loại tài sản cố định hữu hình, vô hình tại công ty TNHH Hợp tác phát triển Thái Dương 42
2.3. Tính giá TSCĐ hữu hình, vô hình tại công ty TNHH Hợp tác phát triển Thái Dương 45
2.4. Thực trạng kế toán tăng, giảm tài sản cố định hữu hình, vô hình tại công ty TNHH Hợp tác phát triển Thái Dương 47
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TĂNG, GIẢM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH, VÔ HÌNH TẠI CÔNG TY TNHH HỢP TÁC PHÁT TRIỂN THÁI DƯƠNG 68
3.1. Đánh giá chung về kế toán tăng, giảm tài sản cố định hữu hình, vô hình tại Công ty TNHH Hợp tác phát triển Thái Dương 68
3.1.1. Ưu điểm 68
3.1.2. Tồn tại 69
3.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán tăng, giảm tài sản cố định hữu hình, vô hình tại công ty TNHH Hợp tác phát triển Thái Dương 71
3.3. Giải pháp hoàn thiện kế toán tăng, giảm tài sản cố định hữu hình, vô hình tại Công ty TNHH Hợp tác phát triển Thái Dương . 73
KẾT LUẬN 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-21257/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

mòn lũy kế của TSCĐ
Nợ TK 242: Giá trị còn lại của TSCĐ
Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ
· Giảm TSCĐ do góp vốn đầu tư
Khi đem TSCĐ góp vốn vào công ty con, cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, công ty liên kết hay đầu tư dài hạn khác, các bên phải thống nhất đánh giá giá trị vốn góp bằng tài sản vào biên bản góp vốn. Phần chênh lệch giữa giá trị còn lại của TSCĐ góp vốn với giá trị vốn góp được ghi tăng thu nhập hay chi phí khác:
Nợ TK 221, 222, 228: Ghi theo giá trị vốn góp được đánh giá
Nợ TK 214: Giá trị hao mòn lũy kế
Nợ TK 811: Phần chênh lệch do TSCĐ được đánh giá giảm
Có TK 711: Phần chênh lệch do TSCĐ được đánh giá tăng
Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ
· Giảm TSCĐ do trả lại vốn góp cho các nhà đầu tư
Khi thanh toán vốn cho các đối tác tham gia góp vốn bằng TSCĐ, phải thành lập Hội đồng đánh giá, xác định giá tri hiện tại của TSCĐ giao trả. Căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán ghi:
Nợ TK 214: Giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ giao trả
Nợ TK 411: Ghi theo giá đánh lại (giá thỏa thuận)
Nợ (hay Có) TK 412: Phần chênh lệch giữa GTCL với giá đánh lại của TSCĐ giao trả
Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ giao trả
· Giảm TSCĐ do đánh giá giảm
- Trường hợp doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước chuyển thành công ty cổ phần, khi đánh giá lại TSCĐ, phần chênh lệch giảm, kế toán ghi
Nợ TK 214: Hao mòn TSCĐ (Phần đánh giá giảm)
Nợ TK 412; Chênh lệch đánh giá lại tài sản (Phần giá trị TSCĐ giảm đi)
Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ (Phần đánh giá giảm)
- Các trường hợp chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp khác, kế toán ghi nhận phần chênh lệch đánh giá giảm TSCĐ vào chi phí khác:
Nợ TK 811: Chi phí khác
Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ (phần đánh giá giảm)
· Giảm TSCĐ do phát hiện thiếu khi kiểm kê
- Trường hợp TSCĐ thiếu xác định được nguyên nhân và có quyết định xử lý ngay, căn cứ vào “Biên bản xử lý TSCĐ thiếu” đã được duyệt, kế toán ghi:
Nợ TK 214: Nếu được phép ghi giảm vốn kinh doanh
Nợ TK 811: Số tổn thất do doanh nghiệp chịu
Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ thiếu
+ Đối với những TSCĐ dùng cho hoạt động phúc lợi công cộng, khi phát hiện thiếu hụt mà có quyết định xử lý ngay, trước hết kế toán xóa sổ TSCĐ giống như trường hợp nhượng bán hay thanh lý, sổ thu hồi theo quyết định xử lý được ghi tăng quỹ phúc lợi:
Nợ TK 111, 112, 1388, 334, … Số đã thu hay còn phải thu
Có TK 353 (3532): Ghi tăng quỹ phúc lợi
+ Trường hợp TSCĐ thiếu phát hiện qua kiểm kê chưa xác định được nguyên nhân, đang chờ xử lý:
+ Đối với TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, khi phát hiện thiếu, chưa xác định được nguyên nhân, căn cứ vào biên bản kiểm kê, kế toán ghi:
Nợ TK 214: Giá trị hao mòn lũy kế cuả TSCĐ thiếu
Nợ TK 138 (1381): Giá trị tổn thất chờ xử lý (theo GTCL của TSCĐ mất mát, thiếu hụt)
Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ thiếu hụt, mất mát
Khi có quyết định xử lý, căn cứ vào quyết định xử lý giá trị tổn thất, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112, 138 (1388), 334: Giá trị thiếu người phạm lỗi phải bồi thường đã thu, phải thu hay trừ vào lương
Nợ TK 411: Nếu được phép ghi giảm vốn kinh doanh
Nợ TK 811: Số tổn thất do doanh nghiệp chịu
Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ thiếu
+ Đối với những TSCĐ dùng cho hoạt động phúc lợi công cộng, khi phát hiện thiếu hụt mà chưa có quyết định xử lý ngay, trước hết kế toán ghi xóa sổ TSCĐ giống như trường hợp nhượng bán hay thanh lý TSCĐ dùng cho hoạt động phúc lợi công cộng. Đồng thời, ghi nhận giá trị tổn thất chờ xử lý như sau:
Nợ TK 138 (1381): Giá trị còn lại chờ xử lý
Có TK 353 (3532): Ghi tăng quỹ phúc lợi
Khi có quyết định xử lý phần tổn thất, ghi:
Nợ TK 111, 112, 1388, 334, …: Số đã thu hay còn phải thu
Có TK 138 (1381): Xử lý giá trị tổn thất
* Kế toán giảm TSCĐ vô hình
Nhìn chung, các trường hợp giảm TSCĐ vô hình, kế toán phản ánh tương tự như giảm TSCĐ hữu hình (đầu tư góp vốn vào công ty con, công ty liên doanh đồng kiểm soát, công ty liên kết, nhượng bán, thanh lý…). Đối với trường hợp có quyết định chuyển mục đích sử dụng TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất sang BĐS đầu tư, kế toán ghi:
Nợ TK 217: Tăng nguyên giá BĐS đầu tư
Có TK 213 (2131): Giảm nguyên giá TSCĐ vô hình
Đồng thời, kết chuyển giá trị hao mòn của TSCĐ:
Nợ TK 214 (2143): Giảm giá trị hao mòn của TSCĐ vô hình
Có TK 214 (2147): Tăng giá trị hao mòn của BĐS đầu tư
Ngoài ra, đối với những TSCĐ vô hình đã trích đủ khấu hao, kế toán phải ghi sổ TSCĐ, ghi:
Nợ TK 214 (2143): Giảm giá trị hao mòn của TSCĐ vô hình
Có TK 213: Giảm nguyên giá TSCĐ vô hình
Đối với giá trị TSCĐ vô hình trước đây, nay không được ghi nhận là TSCĐ vô hình nữa vì không đáp ứng tiêu chuẩn (như các khoản chi nghiên cứu phát triển, chi lợi thế thương mại, chi phí thành lập doanh nghiệp…) kế toán sẽ chuyển một lần vào chi phí kinh doanh (nếu giá trị còn lại nhỏ) hay đưa vào chi pí trả trước dài hạn (nếu giá trị còn lại lớn) ghi sổ như sau:
Nợ TK 214 (2143): Giá trị hao mòn lũy kế
Nợ TK 627, 641, 642…: Giá trị còn lại (nếu nhỏ), hoặc
Nợ TK 242: Giá trị còn lại (nếu lớn, phải phân bổ dần)
Có TK 213: Giảm nguyên giá TSCĐ vô hình
* Đặc điểm kế toán các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ hữu hình, vô hình trong các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
Đối với các doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp trực tiếp, kế toán các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ hữu hình, vô hình cũng tiến hành tương tự như các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, chỉ khác số thuế GTGT đầu vào không tách riêng mà gộp vào nguyên giá TSCĐ và khi nhượng bán hay thanh lý, phần ghi có TK 711 “Thu nhập khác” bao gồm cả thuế GTGT đầu ra (ghi theo tổng giá thanh toán). Chẳng hạn:
Khi mua sắm tài sản cố định bằng vốn chủ sở hữu, căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán ghi
- Ghi tăng nguyên giá TSCĐ
Nợ TK 211, 213: Nguyên giá TSCĐ (tổng giá thanh toán)
Có TK 331: Tổng số tiền chưa trả người bán
Có TK 111, 112: Thanh toán ngay (kể cả phí tổn mới)
- Kết chuyển tăng nguồn vốn tương ứng (theo nguyên giá):
Nợ TK 414: Nếu dùng quỹ đầu tư phát triển để đầu tư
Nợ TK 353 (3532): Nếu dùng quỹ đầu tư phát triển để đầu tư
Nợ TK 441: Đầu tư bằng nguồn vốn xây dựng cơ bản
Có TK 411: Ghi tăng nguồn vốn kinh doanh
- Khi nhượng bán, thanh lý TSCĐ, kế toán ghi
+ Xóa sổ TSCĐ
Nợ TK 214: Giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ
Nợ TK 811: Giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ
Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ
+ Phản ánh số thu về nhượng bán, thanh lý TSCĐ
Nợ TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán
Có TK 711: Tổng giá thanh toán
+ Các chi phí nhượng bán, thanh lý khác (sửa chữa, tân trang, môi giới…) phát sinh, kế toán phản ánh vào TK 811 “chi phí khác”
Nợ TK 811: Chi phí nhượng bán, thanh lý
Có TK 331, 111, 112, …
1.5. Sổ sách sử dụng để kế toán tăng giảm TSCĐ hữu hình, vô hình
Tùy theo hình thức kế toán cụ thể có một hệ thống sổ sách kế toán TSCĐ đặc trưng. Song tất cả các hình thức đều có sổ cái TK211 và sổ cái TK nguồn vốn (TK 411, 353, 441…) (cấu tạo sổ phụ thuộc vào hình thức kế toán áp dụng). Có 4 hình thức sổ kế toán được áp dụng phổ biến, đó là: h...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status