Tình hình thực tế và công tác kế toán tiền lương tại công ty TNHH giày Hiệp Trí - pdf 11

Download Đề tài Tình hình thực tế và công tác kế toán tiền lương tại công ty TNHH giày Hiệp Trí miễn phí



 
 
PHẦN I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH GIÀY HIỆP TRÍ
I. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Trang 1
1. Sự hình thành Trang 1
2. Sự phát triển Trang 1
3. Ngành nghề kinh doanh Trang 2
4. Những thuận lợi và khó khăn Trang 2
4.1. Thuận lợi Trang 2
4.2. Khó khăn Trang 2
II. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÔNG TY Trang 3
1. Chức năng Trang 3
2. Nhiệm vụ của công ty Trang 3
3.Quyền hạn Trang 3
III. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ Trang 4
1.Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Trang 4
2. Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban Trang 5
IV. CÔNG TÁC TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY Trang 6
1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Trang 6
2. Nhiệm vụ của từng phần hành kế toán Trang 6
3. Chế độ báo cáo Trang 7
4. Hình thức và phương pháp kế toán sử dụng Trang 8
4.1 Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán Trang 8
4.2.Hệ thống chứng từ sổ sách kế toán đang sử dụng Trang 9
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG .
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG Trang 10
1. Khái niệm Trang 10
a. Lao động Trang 10
b. Tiền lương Trang 10
c. Các khoản trích theo lương Trang 10
2. Đặc điểm của tiền lương Trang 10
3. Phân loại lao động trong doanh nghiệp Trang 11
3.1. Phân loại lao động theo thời gian công tác Trang 11
3.2. Phân loại lao động theo nghề nghiệp Trang 11
3.3. Phân loại lao động theo nhóm lương Trang 11
4. Hạch toán lao động, ý nghĩa hạch toán Trang 11
4.1. Hạch toán lao động Trang 11
4.1.1. Hạch toán số lượng lao động Trang 11
4.1.2. Hạch toán thời gian lao động Trang 12
4.1.3. Hạch toán kết quả lao động Trang 13
5. Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Trang 14
5.1. Nhiệm vụ của kế toán Trang 14
5.2. Nội dung của các khoản trích theo lương Trang 14
5.2.1 Cách tính lương và trợ cấp BHXH, BHYT, KPCĐ Trang 14
5.2.2. Các khoản phụ cấp lương Trang 15
5.2.3. BHXH, BHYT, KPCĐ Trang 15
5.2.4. Tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ Trang 15
a. Khái niệm Trang 15
b. Cách xây dựng Trang 15
6. Nội dung của quỹ tiền lương Trang16
a. Khái niệm Trang 16
b. Cách xây dựng Trang 16
 
II. CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG Trang 16
1. Trả lương theo thời gian Trang 16
2. Trả lương theo sản phẩm Trang 18
III. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ NGƯỜI LAO ĐỘNG Trang 20
1. Chứng từ sử dụng Trang 20
2. Tài khoản sử dụng Trang 21
3. Phương pháp ghi chép và một số định khoản chủ yếu Trang 22
4. Sơ đồ kế toán tổng hợp Trang 23
IV. KẾ TOÁN TRÍCH TRƯỚC TIỀN LƯƠNG NGHỈ PHÉP CỦA CÔNG NHÂN SẢN XUẤT Trang 24
1. Chứng từ sử dụng Trang 24
2. Tài khoản sử dụng Trang 24
3. Phương pháp hạch toán và ghi chép Trang 25
V. KẾ TOÁN TRÍCH TRƯỚC TIỀN LƯƠNG NGHỈ PHÉP CỦA CÔNG NHÂN SẢN XUẤT Trang 26
1. Nguyên tắc hạch toán Trang 26
2. Tài khoản sử dụng Trang 27
3. Phương pháp hạch toán và ghi chép Trang 27
4. Sơ đồ hạch toán Trang 28
PHẦN III: TÌNH HÌNH THỰC TẾ VÀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG TAI CÔNG TY TNHH GIÀY HIỆP TRÍ.
I. LAO ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY Trang 29
1. Phân loại lao động Trang 29
1.1. Bộ phận gián tiếp sản xuất Trang 29
1.2 Bộ phận trực tiếp sản xuất Trang 29
1.3.Công nhân sản xuất phụ Trang 29
2. Tình hình sử dụng lao động tại công ty Trang 30
 
II. KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG Trang 30
1. Qũy lương và cách tính Trang 30
1.1 Qũy lương Trang 30
1.2.Hình thức trả lương tại công ty Trang 30
1.3 Cách tính lương Trang 31
III. MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ CÁCH TÍNH LƯƠNG TẠI CÔNG TY Trang 32
1.Lương thời gian Trang 32
2. Lương sản phẩm Trang 36
3. Cách tính BHXH, BHYT,KPCĐ Trang 43
3.1. Cách tính Trang43
3.2. Phương pháp hạch toán Trang 43
PHẦN IV. NHẬN XÉT – KIẾN NGHỊ - KẾT LUẬN Trang
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-21185/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

n thực tế làm việc, nghỉ việc, vắng mặt của người lao động phải được ghi chép hang ngày vào bảng chấm công. Bảng chấm công phải lập riêng cho từng bộ phận(tổ sản xuất, phòng, ban…) và dùng trong một tháng. Danh sách người lao động ghi trong Bảng chấm công phải khớp đúng với danh sách ghi trong sổ danh sách lao động của từng bộ phận.tổ trưởng sản xuất hay trưởng các phòng ban là người trực tiếp ghi bảng chấm công căn cứ vào số lao động có mặt, vắng mặt đầu ngày làm việc ở đơn vị mình.Bảng chấm công là căn cứ để tính lương, thưởng và tổng hợp thời gian lao động sử dụng trong doanh nghiệp ở mỗi bộ phận.
+ Phiếu nghỉ bảo hiểm xã hội : Là chứng từ xác nhận số ngày nghỉ do ốm đau, tai nạn lao động để làm căn cứ tính trợ cấp BHXH theo quy định.Cuối tháng phiếu này kèm theo bảng chấm công chuyển về phòng kế toán để tính BHXH.
Trường hợp người lao động được nghỉ trong những ngày cuối thãng và tiếp sang tháng sau thì phiếu này được chuyển kèm theo bảng chấm công tháng sau để tính BHXH trong tháng sau.
+ Phiếu báo làm thêm giờ: Là chứng từ xác nhận số giờ công, đơn giá và số tiền làm thêm giờ được hưởng của từng công nhân việc, và là cơ sở để trả lương cho người lao động .
+ Biên bản điều tra tai nạn lao động:
Là chứng từ xác nhận các vụ tai nạn lao động xảy ra tại đơn vị để có chế độ bảo hiểm cho người lao động một cách thỏa đáng và có cả biện pháp bảo đảm an toàn lao động tại đơn vị.
Biên bản này do người chịu trách nhiệm điều tra lập thành hai bản :một bản lưu cùngvới hồ sơ BHXH của người bị tai nạn,một bản do một người chịu trách nhiệm điều tra lưu làm hồ sơ gốc.
4.1.3 Hạch toán kết quả lao động:
- Hạch toán kết quả lao động phải đảm bảo phản ánh chính xác số lượng và chất lượng sản phẩm hay khối lượng sản phảm công việc hoàn thành của từng người, từng bộ phận làm căn cứ tính lương, tính thưởng và kiểm tra sự phù hợp của tiền lương phải trả với kết quả lao động thực tế, tính toán xác định năng suất lao động, kiểm tra tình hình thực hiện định mức lao động của từng người, từng bộ phận và cả doanh nghiệp .
- Để hạch toán kết quả lao động trong các doanh nghiệp, người ta sử dụng các chứng từ ban đầu khác nhau tùy thuộc vào loại hình và đặc điểm sản xuất của từng doanh nghiệp.
+ Phiếu xác nhận sản phẩm hay công vịêc hoàn thành: Là chứng từ xác nhận số sản phẩm hay công việc hoàn thành của đơn vị hay cá nhân người loa động. Phiếu này được chuyển cho kế toán tiền lương để tính lương (hình thức trả lương theo sản phẩm.)
lượng.
+ Hợp đông giao khoán: Áp dụng trong trường hợp giao khoán công việc. Hợp đông này là bản ký kết giữa giao khoán và người nhận khoán về khối lượng công việc, thời gian làm việc, trách nhiệm và quỳên lợi mỗ bên khi thực hiện công việc đó. Chứng từ này là cơ sở để thanh toán tiền công lao động cho người nhận khoán.
Trường hợp khi kiểm tra, nghiệm thu phát hiện sản phẩm sai hỏng thì cán bộ kiểm tra chất lượng phải cùng với người phụ trách bộ phận lập phiếu báo hỏng để làm căn cứ lập biên bản xử lý.
5. Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
5.1. Nhiệm vụ của kế toán tiền lương.
- Kiểm tra tình hình huy động và sử dụng lao động, việc chấp hành chính sách, chế độ lao động, thời gian lao động, tiền lương, trợ cấp Bảo hiểm xã hội và tình hình sử dụng quỹ tiền lương, quỹ Bảo hiểm xã hội.
- Hướng dẫn và kiểm tra các bộ phận trong doanh nghiệp thực hiện đầy đủ đúng đắn các chế độ về lao động tiền lương và Bảo hiểm xã hội, mở sổ kế toán, lao động tiền lương, Bảo hiểm xã hội đúng chế độ, đúng phương pháp.
- Tính toán và phân bổ chính xác đúng đối tượng các khoản mục chi phí, tiền lương, khoản trích Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn vào chi phí sản xuất kinh doanh của các bộ phận, đơn vị sử dụng lao động.
- Ngăn chặn những hành vi vô trách nhiệm, vi phạm chính sách lao động tiền lương .Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế.
5.2. Nội dung các khoản trích theo lương.
5.2.1. Cách tính lương và trợ cấp bảo hiểm xã hội
Tính lương và trợ cấp bão hiểm xã hội trong doanh nghiệp tiến hàng hàng tháng trên cơ sở chứng từ hạch toán lao động và chính sách chế độ về lao động, tiền lương, Bảo hiểm xã hội mà nhà nước đã ban hành và các chế độ khác thuộc quy định của doanh nghiệp trong khuôn khổ pháp luật cho phép.
Để phản ánh các khoản tiền lương tiền thưởng, tiền trợ cấp Bảo hiểm xã hội phải trả cho từng công nhân viên kế toán sử dụng các chứng từ sau :
Bảng thanh toán tiền lương.
Bảng thanh toán tiền thưởng.
Bảng thanh toán Bảo hiểm xã hội .
Bên cạnh chứng từ trên kế toán cần lập sổ lương hay phiếu trả lương cho từng công nhân viên..
Sau khi tính lương và các khoản phải trả khác cho công nhân viên trong tháng. Doanh nghiệp tiến hành thanh toán số tiền công nhân viên còn được lãnh trong tháng đó trừ đi các khoản khấu trừ vào lương như BHXH, BHYT, và các khoản khác.
5.2.2. Các khoản phụ cấp lương:
Căn cứ vào thông tin hướng dẫn thực hiện các chế độ phụ cấp do Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội ban hành, doanh nghiệp xác định đối tượng và mức phụ cấp theo quy định được tính vào chi phí tiền lương trong đơn giá sản phẩm, dịch vụ.
Các khoản được tính để xác định chi phí tiền lương gồm: Phụ cấp khu vực, phụ cấp độc hại, nguy hiểm, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp làm thêm, phu cấp thu hút, phụ cấp lưu động, phụ cấp chức vụ lao động.
5.2.3. Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn:
Các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội theo chế độ Bảo hiếm xã hội gồm có:
+ Trợ cấp ốm đau, thai sản.
+ Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mất sức lao động.
+ Trợ cấp thôi việc, trợ cấp hưu trí (đối với nhưng người được hưởng hưu trí)
+ Trợ cấp chôn cất tử tuất (cho thân nhân người chết).
Và các quyền lợi về BHYT như chăm sóc sức khỏe toàn diện được chữa bệnh miễn phí…..Ngoài ra doanh nghiệp còn đóng các khoản chi tiêu cần thiết phục vụ cho các quyền lợi vật chất và tinh thần của người lao động .
Tiền trích BHXH,BHYT và KPCĐ
BHXH: Trích 20% tiền lương phải trả công nhân viên trong đó :
+ Doanh nghiệp chịu 15% đưa vào các tài khoản chi phí có liên quan
+ Công nhân viên chịu 5% khấu trừ vào tiền lương.
BHYT: Trích 3% trên lương phảit trả công nhân viên trong đó:
+ Doanh nghiệp chịu 2% đưa vào tài khoản chi phí có liên quan
+ Công nhân viên chịu 1% khấu trừ vào tiền lương.
Kinh phí công đoàn:Trích 2% đưa vào các tài khoản chi phí có liên quan.
6. Nội dung của quỹ tiền lương .
a. Khái niệm :
Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền lương tính theo số công nhân viên của doanh nghiệp đó do công nhân trực tiếp quản lý và chi trả lương bao gồm tiền lương cấp bậc, các khoản phụ cấp (phụ cấp làm đêm, thêm giờ thêm ca;phụ cấp dạy nghề, công tác lưu động; phụ cấp trách nhiệm…..), các khoản trợ cấp(trợ cấp thôi việc), tiền lương chính và tiền lươ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status