Vấn đề ô nhiễm môi trường trong các khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, thực trạng và các giải pháp kinh tế - pdf 11

Download Vấn đề ô nhiễm môi trường trong các khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, thực trạng và các giải pháp kinh tế miễn phí



Một đặc điểm khác trong sựphân bốcác KCN, KCXtrên địa bàn TP.HCM là về cơ
cấu của hệthống các KCN, KCXchưa được định hình. Cụthểlà không có sựphân chia chức
năng và xác định vai trò của từng khu trong hệthống. Tuy thành phố, và các tỉnh ven TP.HCM
đều có quy hoạch tổng thểphát triển các cơ sởcông nghiệp riêng, nhưng toàn vùng lại thiếu
quy hoạch chung, thiếu định hướng của cảvùng. Mỗi tỉnh thànhđều cốgắng “thu hút dựán
đầu tư” theo cách của mình mà không quan tâm đến định hướng vùng, ưu tiên vùng.
Vì vậy vềtổng thểsốKCN vừa thừa lại vừa thiếu: thừa vì có quá nhiều KCN có tính
chất tương tự nhau; mà thiếu những KCN có chức năng chuyên biệt. Chính vì sự “ đa chức năng”
này nên tình trạng chất thải thải ra cũng là tổng hợp của của các nhà máy trong KCN. Chẳng
hạn như DN sản xuất nước mắm đặt gần DN chếbiến cao su ( KCN Tân Tạo, KCN Lê Minh
Xuân, ), DN chếbiến thực phẩm gần với DN nhuộm Với các ngành, lĩnh vực sản xuất
khác nhau thì chất thải cũng khác nhau, đôi khi gây hiệu ứng không tốt cho nhau (như mùi cao
su sẽlẫn trong mùi nước mắm và ngược lại, rất khó chịu và mất mỹquan). Hơn nữa loại ô
nhiễm khác nhau phải sửdụng công nghệxửlý ô nhiễm khác nhau làm cho công tác xửlý tốn
kém và không hiệu quả. Một thực tếcho thấy là dù biết như vậy nhưng hầu như các KCN-KCX vẫn chưa xem trọng và đánh giá cao vềvấn đề này


CHƯƠNG 1
VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1.1. Vấn đề ô nhiễm môi trường trong quá trình toàn cầu hóa về kinh tế
Toàn cầu hoá là một xu thế tất yếu, song nó mang lại cả hai mặt tích cực và tiêu cực.
Thế giới ngày càng có tính liên kết và tác động tương hỗ lẫn nhau. Thế giới được liên kết bởi
các tổ chức kinh tế, thương mại, các tổ chức xã hội, và ngày càng hướng tới một cộng đồng
kinh tế chung cho cả một khu vực, nhưng đồng thời thế giới cũng được liên kết bởi các loại
bệnh dịch, chủ nghĩa khủng bố, di cư và cả nạn ô nhiễm - trong đó có vấn đề “hiệu ứng nhà
kính” và sự biến đổi môi trường toàn cầu, v.v...
Qua một số nghiên cứu cho thấy, một trong các vấn đề nổi cộm của nạn ô nhiễm toàn
cầu hiện nay chính là tình trạng ô nhiễm môi trường từ các KCN, KCX do công tác thu gom,
xử lý và đổ thải các loại rác công nghiệp yếu kém, các khí đốt từ các nhà máy thải ra vượt quá
mức cho phép, gây ô nhiễm nguồn nước trầm trọng, chất lượng không khí bị suy giảm… Tại
các nước đang phát triển, chỉ 30-50% lượng rác thải được giải quyết. Thậm chí ở một số nước
có nền kinh tế đang phát triển, tốc độ tăng lượng rác thải còn lớn hơn tốc độ tăng dân số. Tại
Ấn Độ, chỉ 217/3119 thành phố có hệ thống cống thải; và sông Hằng là một trong những con
sông ô nhiễm nhất thế giới do hứng chịu chất thải từ 115 thành phố công nghiệp. Theo Tổ
chức Y tế thế giới (WHO), hiện đang có 1,2 tỷ người sống trong môi trường ô nhiễm quá tiêu
chuẩn vệ sinh hiện hành; 2 tỷ người đang khát; hơn 2 tỷ người vẫn thiếu nước sạch và điều
kiện sử dụng nước vệ sinh. Nghiên cứu cũng cho thấy biến đổi khí hậu chịu 20% trách nhiệm
đối với việc thiếu nước sạch, trong khi sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế chịu trách
nhiệm đến 80%.
Xu hướng phát triển công nghiệp đa ngành, đặc biệt là công nghiệp nặng, công nghiệp
hóa chất là nguyên nhân phát sinh phần lớn chất thải độc hại. Theo Ngân hàng Phát triển Châu
Á (ADB), ô nhiễm không khí và nước tại các quốc gia đang phát triển ở châu Á sẽ tiếp tục
tăng gấp 5 - 10 lần ở giai đoạn 2005-2010. Ô nhiễm đô thị và công nghiệp hiện này đang là
tác nhân gây ô nhiễm nặng nề đến các vùng nông nghiệp lân cận. Vấn nạn ô nhiễm môi trường
không của riêng một quốc gia nào mà đang là mối quan tâm chung của toàn thế giới. Trước
sức ép của phát triển kinh tế, nhiều quốc gia đã xem nhẹ việc QLMT, làm cho môi trường sinh
thái bị tàn phá nặng nề, điều này không những ảnh hưởng ngược lại tới đời sống xã hội mà còn
đến cả chính trị, kinh tế. Toàn cầu hóa kinh tế mang màu sắc tích cực, sẽ đưa quốc gia phát
triển bền vững đi đôi với việc có được một môi trường sống lành mạnh và ngược lại sẽ là
“ con dao hai lưỡi” nếu một quốc gia quá chú trọng vào nó mà không để ý đến những mặt trái
mà việc hủy hoại, tàn phá môi trường là một ví dụ điển hình.
1.2. Xu hướng chuyển dịch tư bản dẫn tới ô nhiễm ở các nước cùng kiệt
Chuyển dịch tư bản (CDTB) từ ngành này sang ngành khác trong phạm vị lãnh thổ một
nước, cũng như từ nước này sang nước khác chủ yếu nhằm để tìm kiếm lĩnh vực đầu tư có
nhiều lợi nhuận hơn. Tỉ suất lợi nhuận cao trước mắt hay đoán có thể có trong tương lai
bao giờ cũng là động lực thúc đẩy CDTB.
Trong hệ thống kinh tế xã hội, hàng hoá được di chuyển từ sản xuất, lưu thông, phân
phối và tiêu dùng cùng với dòng luân chuyển của vốn, nguyên liệu, năng lượng, sản phẩm, phế
thải. Các thành phần đó luôn ở trạng thái tương tác với các thành phần tự nhiên và xã hội của
hệ thống môi trường đang tồn tại trong địa bàn đó. Hiện nay xu hướng CDTB dẫn tới ô nhiễm
môi trường nặng nề từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển thể hiện rõ thông qua
FDI. Có thể thấy cùng với những lợi ích do FDI mang lại, các nước đang phát triển phải đối
mặt với những thách thức, trong đó đặc biệt nghiêm trọng là nạn "xuất khẩu" ô nhiễm môi
trường từ các nước phát triển trên thế giới đang ngày càng gia tăng.
Trong quá trình thị trường của thời buổi hội nhập ngày càng yêu cầu phải thay đổi tư
duy quan niệm về sản xuất sạch và BVMT, thì vai trò của các DN đầu tư nước ngoài, nhất là
các MNCs có tầm quan trọng rất lớn trong quá trình tạo lập tính bền vững môi trường của các
dự án FDI. Thông thường MNCs có công nghệ sạch, áp dụng những chuẩn môi trường cao
hơn so với yêu cầu của nước chủ nhà, do vậy có khả năng góp phần vào quá trình phát triển
bền vững môi trường của nước chủ nhà. Tuy nhiên, có trường hợp MNCs đưa các dây chuyền
sản xuất ô nhiễm, hay chuyển giao các công nghệ lạc hậu tới nước chủ nhà, mà những công
nghệ này không được chấp nhận tại nước đầu tư. Việc “xuất khẩu” ô nhiễm đã mang lại cho
các MNCs một lợi thế cạnh tranh mới nhờ giảm chi phí sản xuất. Nguyên nhân của tình trạng
này là do chi phí để khắc phục ô nhiễm môi trường tại các nước phát triển rất cao. Các DN của

các nước này buộc phải tìm đến giải pháp chuyển lĩnh vực sản xuất gây ô nhiễm của họ ra
nước ngoài. Các nước phát triển như: Đức, Áo, Bỉ, Đan Mạch... đang đánh thuế mạnh vào các
ngành gây ô nhiễm, trong khi đó các nước đang phát triển lại có mức thuế thấp hơn nhiều do
khát vốn. Vô hình chung, các nước cùng kiệt này trở thành những nước “nhập khẩu” ô nhiễm.
Từ những nhận định và phân tích trên đây, quả thật các nước cùng kiệt đang phải hứng
chịu nhiều hệ quả của việc bành trướng và phát triển kinh tế và kỹ nghệ của các nước phát
triển. Nếu chính phủ các nước đang phát triển không tỉnh táo trước mặt trái của chu trình
CDTB này thì vấn nạn “nhập khẩu” ô nhiễm là càng trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết và
vô hình chung một lần nữa lại đẩy nhanh, đẩy mạnh cho việc chuyển dịch ô nhiễm mà hệ lụy
chính là môi trường của chính quốc gia mình.
1.3. Các vòng đàm phán của WTO và các Hiệp định đa phương (MEAs) có liên quan
đến bảo vệ môi trường và sự hưởng ứng của các nước
1.3.1. Vấn đề môi trường ra đời trước khi hình thành WTO:
Bước vào những năm đầu của thập kỷ 70, các nước ký kết Hiệp định chung về Thuế
quan và Thương mại (GATT) bắt đầu nhận thấy rằng các vấn đề môi trường cần được giải
quyết trong khuôn khổ GATT vì chúng liên quan đến thương mại. Sự khởi đầu này gắn liền
với Hội nghị về Môi trường Con người (Conference on Human Environment) được tổ chức tại
Stockhom năm 1972. Mối quan tâm ban đầu trong GATT là cần hạn chế ảnh hưởng của chính
sách môi trường đối với tự do hoá thương mại trong khuôn khổ của GATT. Tuy nhiên vấn đề
này vẫn chưa được giải quyết ổn thỏa và vẫn còn được tranh luận trong các cuộc đàm phán
của GATT, nhất là ở vòng đàm phán Uruguay.
1.3.2. Diễn biến vấn đề môi trường qua các Hội nghị của WTO
Sau khi kết thúc vòng đàm phán Uruguay, WTO được thành lập, hội nghị Bộ trưởng
WTO lần thứ nhất tại Singapore từ ngày 9-13/12/1996 đã ra tuyên bố ủng hộ những diễn biến
thảo luận về thương mại và môi trường (TM&MT) trong WTO vào thời điểm này, đồng thời
yêu cầu Uỷ Ban Thương mại Môi trường tiếp tục phát huy chức năng của mình trong việc xúc
tiến thảo luận các chủ đề liên quan tới lĩnh vực môi trường.
Tới Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 3 từ ngày 30/11- 3/12/1999 tại Seatle, Hoa Kỳ,
các Bộ trưởng tiếp tục thảo luận về vấn đề TM&MT trong khuôn khổ phiên thảo luận về các


download
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status