Công tác thu bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2005-9/2010: Thực trạng và giải pháp - pdf 11

Download Chuyên đề Công tác thu bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2005-9/2010: Thực trạng và giải pháp miễn phí



Theo công thức thu BHXH thì tổng số thu về sẽ phụ thuộc vào ba yếu tố đó là : Đối tượng tham gia BHXH, tỷ lệ đóng BHXH và mức tiền lương tiền công làm căn cứ đóng BHXH. Trong những năm qua cả ba yếu tố trên đề có sự biến động theo hướng có lợi tao điều kiện để tăng được nguồn thu.
Về đối tượng tham gia BHXH như đã phân tích ở mục 2.2.1 thì trong những năm qua đã tăng lên bởi thế có thêm nhiều người , đơn vị đóng góp hơn dẫn đến số tiền thu BHXH sẽ tăng. Trong điều kiện của nước ta hiện nay thì số người tham gia BHXH là yếu tố quan trọng để tăng thêm nguồn quỹ. Chính vì thế một trong những yêu cầu lớn của công tác thu là làm sao thu hút được nhiều đối tượng tham gia BHXH có như vậy thì mới thu được nhiều bổ xung nguồn quỹ.
Yếu tố thứ hai tác động đến số thu về đó là tỷ lệ đóng. Về mặt này BHXH tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện đúng Luật BHXH tức là đã tiến hành tăng tỷ lệ mức đóng cho cả người lao động và người sử dụng lao động. Đến tại thời điểm này( 2010) người lao động đang đóng với mức là 6% trên mức tiền công tiền lương làm căn cứ đóng BHXH và người sử dụng lao động đang đóng với mức là 16% trên tổng mức tiền lương tiền công của người lao động.
Yếu tố thứ ba là mức tiền lương tiền công đóng BHXH. Mặc dù đây là yếu tố khó xác định vì hiện tại các doanh nghiệp vẫn không kê khai đúng số tiền lương tiền công đóng BHXH nhằm giảm bớt số tiền phải đóng cho BHXH nhưng trong những năm qua BHXH đã thực hiện các biện pháp thanh tra, kiểm tra mức tiền lương, tiền công bởi vậy cũng làm tăng số thu về góp phần vào tăng quỹ.
Cả ba yếu tố trên đã đồng thời tác động làm tăng số tiền thu về được làm tăng quỹ BHXH.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-16255/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

tác thu và cũng đã đạt được những kết quả khả quan. Thực trang công tác thu BHXH ở Thanh Hóa hiện nay thể hiện những mặt sau đây.
2.2. Những mặt đạt được
2.2.1. Đối tượng tham gia BHXH tăng
a) Kết quả đạt được
Đối tượng tham gia BHXH của tỉnh Thanh Hóa trong nhưng năm qua tăng lên đáng kể. Điều này phản ánh nhận thức của người lao động, người sử dụng lao động về BHXH cũng tăng lên, công tác tuyên truyền phổ biến, chỉ đạo hướng dẫn công tác thu tại Thanh Hóa đã có kết quả tốt.
Tổng số người lao động và các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức tham gia BHXH tính đến tháng 9 năm 2010 được thể hiện theo bảng sau:
Bảng 1. Bảng số liệu về tình hình người lao động và doanh nghiệp tham gia BHXH tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2005 – 9/2010
Năm
Số lao động (người)
Tăng so với năm trước (%)
Tăng so với năm gốc (%)
Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức
Tăng sovới năm trước
(%)
Tăng so với năm gốc(%)
2005
96150
-
-
3246
-
-
2006
105970
10.21
10.21
3605
11.06
11.06
2007
120050
13.27
24.86
4128
14.51
27.17
2008
134726
12.22
40.12
4615
11.80
42.17
2009
151470
12.43
57.53
5193
12.52
59.98
9/2010
171751
13.39
78.63
6000
15.54
84.84
( Nguồn BHXH tỉnh Thanh Hóa tháng 9/2010)
Theo bảng số liệu trên ta có thể thấy được rằng tổng số người tham gia BHXH không ngừng tăng nhanh qua các năm, năm sau tăng nhanh hơn năm trước. Cụ thể:
Năm 2006 số người lao động được tham gia BHXH tăng 9820 người tương ứng với 10.21% so với năm 2005. Số doanh nghiệp, cơ quan tổ chức tham gia BHXH cho người lao động trong hai năm cũng tăng lên 359 đơn vị tương ứng với 11.06%
Năm 2007 tổng số người lao động tham gia BHXH tăng 14080 người tương ứng với 13.27% so với năm 2006 và tăng 23900 tương ứng với 24.86% so với năm 2005. Số doanh nghiệp, cơ quan tổ chức tham gia BHXH cho người lao động tăng 523 đơn vị tương ứng với 14.51% so với năm 2006 và tăng 882 đơn vị tương ứng với 27.17% so với năm 2005.
Năm 2008 tổng số lao động tham gia BHXH tăng 14676 người tương ứng với 12.22% so với năm 2007 và tăng 38576 người tương ứng với 40.12% so với năm 2005. Đối với số đơn vị thì tăng 487 đơn vị tương ứng với 11.8% so với năm 2007 và 1369 đơn vị tương ứng với 42.17% so với năm 2005.
Năm 2009 tổng số người tham gia BHXH tăng 16744 người tương ứng với 12.43% so với năm 2008 và tăng 55320 người tương ứng với 57.53% so với năm 2005. Số đơn vị tham gia BHXH cho người lao động cũng tăng 578 nđơn vị tương ứng 12.52% so với năm 2009 và tăng 1947 đơn vị tương ứng với 59.98% so với năm 2005.
Năm 2010 số người tham gia BHXH tăng 20281 người tương ứng với 13.39% so với năm 2009 và tăng 75601 người tương ứng với 78.63% so với năm 2005. đối với số đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH cũng tăng 807 đơn vị tương ứng với 15.54% so với năm 2009 và tăng 2754 đơn vị tương ứng 84.84% so với năm 2005.
Qua phân tích trên một lần nữa có thể khẳng định rằng trong những năm qua đối tượng tham gia BHXH trong đó bao gồm cả người lao động và người sử dụng lao động liên tục tăng qua các năm. Chỉ trong vòng 5 năm từ 2005 đến 2010 mà số người lao động tham gia BHXH đã tăng lên 78.63%, người sử dụng lao động tăng lên 84.84%.
b) Nguyên nhân đạt được kết quả trên
Việc tăng tương đối nhanh như thế này là do sự ra đời của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006. Với việc Luật BHXH ra đời và những văn bản hướng đẫn thi hành luật đã mở rộng hơn về đối tượng tham gia BHXH, có những quy định cụ thể rõ ràng và những chế tài xử phạt vi phạm luật BHXH, Chính vì thế số người và số đơn vị tham gia BHXH đã tăng lên. Mặt khác cũng do trong những năm qua công tác tuyên truyền phổ biến về BHXH của tỉnh Thanh Hóa đã làm tốt tác động tới nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động về BHXH, làm cho họ thấy được những quyền lợi của bản thân khi tham gia BHXH. Hơn nữa công tác thanh tra kiểm tra cũng được tiến hành từ đó phát hiện những đơn vị chưa tham gia BHXH cho người lao động yêu cầu họ tham gia ... Chính vì những lý do trên mà trong thời gian qua đối tượng tham gia BHXH của tỉnh Thanh Hóa không ngừng tăng lên. Đây có thể coi là một thành tích của BHXH tỉnh Thanh Hóa trong việc thực hiện mục tiêu mọi người lao động đề được tham gia BHXH.
2.2.2. Số tiền thu về tăng dẫn đến tăng quỹ BHXH
a) Kết quả đạt được
Trong những năm qua một trong những kết quả đạt được của BHXH tỉnh Thanh Hóa đó là só tiền thu về tăng trong mỗi năm góp phần vào tăng nguồn quỹ BHXH có điều kiện để chi trả chế độ cho các đối tượng đúng đủ kịp thời. Tính đến hết năm 2009 tổng số thu BHXH của BHXH tỉnh Thanh Hóa là 5000 tỷ đồng Nguồn BHXH tỉnh Thanh Hóa năm 2009
. Tình hình thu BHXH bổ xung vào quỹ BHXH của Thanh Hóa trong những năm qua thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2. Bảng số liệu thống kê về tình hình quỹ của BHXH tỉnh Thanh Hóa trong những năm từ 2005 đến 2009
Năm
Tổng quỹ ( tỷ đồng )
Tăng so với năm trước (%)
Tăng so với năm gốc (%)
2005
2889
-
-
2006
3300
14.22
14.22
2007
3723
12.82
28.87
2008
4230
13.61
46.42
2009
5000
18.20
73.07
( Nguồn BHXH tỉnh Thanh Hóa năm 2009)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy được rằng trong những năm từ 2005 đến 2009 tổng số thu về của BHXH không ngừng tăng lên góp phần vào cân đối quỹ BHXH. Cụ thể như sau:
Năm 2006 tăng 411 tỷ đồng tương ứng với 14.22% so với năm 2005.
Năm 2007 tăng 423 tỷ đồng tương ứng với 12.82% so với năm 2006 và tăng 834 tỷ đồng tương ứng với 28.87% so với năm 2005.
Năm 2008 tăng 507 tỷ đồng tương ứng với 13.61% so với năm 2007 và tăng 1441 tỷ đồng tương ứng với 46.42% so với năm 2005.
Năm 2009 tăng 770 tỷ đồng tương ứng với 18.20% so với năm 2008 và tăng 2111 tỷ đồng tương ứng với 73.07% so vowisnawm 2005
b) Nguyên nhân của việc đạt được kết quả trên
Theo công thức thu BHXH thì tổng số thu về sẽ phụ thuộc vào ba yếu tố đó là : Đối tượng tham gia BHXH, tỷ lệ đóng BHXH và mức tiền lương tiền công làm căn cứ đóng BHXH. Trong những năm qua cả ba yếu tố trên đề có sự biến động theo hướng có lợi tao điều kiện để tăng được nguồn thu.
Về đối tượng tham gia BHXH như đã phân tích ở mục 2.2.1 thì trong những năm qua đã tăng lên bởi thế có thêm nhiều người , đơn vị đóng góp hơn dẫn đến số tiền thu BHXH sẽ tăng. Trong điều kiện của nước ta hiện nay thì số người tham gia BHXH là yếu tố quan trọng để tăng thêm nguồn quỹ. Chính vì thế một trong những yêu cầu lớn của công tác thu là làm sao thu hút được nhiều đối tượng tham gia BHXH có như vậy thì mới thu được nhiều bổ xung nguồn quỹ.
Yếu tố thứ hai tác động đến số thu về đó là tỷ lệ đóng. Về mặt này BHXH tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện đúng Luật BHXH tức là đã tiến hành tăng tỷ lệ mức đóng cho cả người lao động và người sử dụng lao động. Đến tại thời điểm này( 2010) người lao động đang đóng với mức là 6% trên mức tiền công tiền lương làm căn cứ đóng BHXH và người sử dụng lao động đang đóng với mức là 16% trên tổng mức tiền lương tiền công của người lao động.
Yếu tố thứ ba là mức tiền lương tiền công đóng BHXH. Mặc dù đây là yếu tố khó xác định vì hiện tại các doanh nghiệp vẫn không kê khai đúng số ti...

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status