Thị trường bảo hiểm nông nghiệp và một số giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam - pdf 11

Download Đề tài Thị trường bảo hiểm nông nghiệp và một số giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam miễn phí



Mục lục
Danh mục từ viết tắt
Danh mục hình và bảng biểu
Lời mở đầu
Chương I: Khái quát về thị trường bảo hiểm nông nghiệp . 3
I. Vài nét về thị trường . 3
1. Khái niệm. . 3
2. Yếu tố cấu thành thị trường . 4
3. Đặc điểm . 4
II. Quy luật điều tiết thị trường: . 5
1. Quy luật giá trị: . 5
2. Quy luật cung cầu: . 5
3. Quy luật giá cả: . 5
4. Quy luật cạnh tranh: . 6
III. Thị trường bảo hiểm . 6
1. Khái niệm . 6
2. Đặc trưng cơ bản. . 7
3. Phân loại thị trường bảo hiểm: . 10
4. Một số quy luật chung của thị trường bảo hiểm: . 12
IV. Thị trường bảo hiểm nông nghiệp . 13
1. Vài nét về thị trường bảo hiểm nông nghiệp. 13
2. Việc triển khai bảo hiểm nông nghiệp ở các quốc gia trên thế giới . 13
Chương II: Thực trạng thị trường bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam . 20
I. Cơ sở phát triển . 20
1. Dân số quốc gia . 20
2. Điều kiện tự nhiên các vùng miền . 21
2.1 Miền Bắc . 21
2.1.1 Đồng bằng sông Hồng. 21
2.1.2 Vùng Tây Bắc . 21
2.1.3 Vùng Đông Bắc . 22
2.2 Miền Trung . 22
2.2.1 Vùng Bắc Trung Bộ . 22
2.2.2 Vùng duyên hải Nam Trung Bộ . 23
2.3 Miền Nam . 24
2.3.1 Vùng Tây Nguyên . 24
2.3.2 Vùng Đông Nam Bộ . 24
2.3.3 Vùng đồng bằng sông Cửu Long . 24
3. Đặc điểm ngành nghề sản xuất . 25
3.1 Trồng trọt . 25
3.1.1 Cây lương thực . 25
3.1.2 Cây công nghiệp . 27
3.2 Chăn nuôi . 31
3.2.1 Ngành chăn nuôi Việt Nam trong thời gian qua . 31
3.2.2 Lợi thế ngành chăn nuôi ở Việt Nam . 33
3.2.3 Các ngành chăn nuôi chính . 33
3.2.4 Những thách thức và rủi ro của ngành chăn nuôi . 34
3.2.5 Những bất cập khác . 35
4. Các cơ sở phát triển khác . 35
II. Diễn biến tình hình thị trường bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam . 36
1. Vài nét về thị trường. . 36
2. Các yếu tố cấu thành thị trường. . 37
2.1 Khả năng cung cấp dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp của các công ty bảo
hiểm. . 37
2.1.1 Tổng công ty BH Việt Nam . 37
2.1.2 Công ty Groupama . 39
2.1.3 Tổng công ty cổ phần Bảo Minh . 41
2.1.4 Công ty cổ phần BH Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Việt Nam . 41
2.1.5 Tổ chức phi chính phủ GRET (Groupe de Recherche et d’Échanges
Technologiques) . 43
2.2 Nhu cầu thị trường với bảo hiểm nông nghiệp . 44
2.2.1 Nhu cầu của người nông dân . 44
2.2.2 Nhận thức của Hiệp hội bảo hiểm và các Cơ quan Nhà nước . 45
2.3 Mức phí bảo hiểm và các loại hình dịch vụ của bảo hiểm nông nghiệp . 46
2.3.1 Mức phí chưa phù hợp . 46
2.3.2 Sản phẩm chưa đa dạng, phong phú . 47
3. Tình hình thực hiện thí điếm và nghiên cứu triển khai bảo hiểm nông
nghiệp . 47
3.1 Mô hình bảo hiểm chỉ số . 47
3.1.1 Những lợi thế của BH theo chỉ số . 48
3.1.2 Nhược điểm của BH chỉ số . 49
3.1.3 Các dự án triển khai trong thời gian qua . 50
3.2 Bảo hiểm tín dụng nông nghiệp . 51
3.2.1 Trách nhiệm của ABIC . 52
3.2.2 Phí BH . 52
3.2.3 Phương án cụ thể . 53
4. Đánh giá các hoạt động trên thị trường bảo hiểm nông nghiệp Việt nam. . 53
4.1 Những thất bại trong quá trình triển khai . 53
4.2 Kết quả hoạt động bảo hiểm nông nghiệp của Việt Nam . 55
4.3 Nguyên nhân bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam chưa phát triển . 56
4.3.1 Sản phẩm nông nghiệp chịu nhiều yếu tố rủi ro . 56
4.3.2 Quản lý rủi ro trong hoạt động bảo hiểm nông nghiệp ở Việt nam còn
hạn chế. . 58
4.3.3 Thị trường tái bảo hiểm chưa phát triển mạnh . 59
4.3.4 Trình độ và nhận thức người dân chưa cao . 60
4.3.5 Chưa có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước . 63
Chương III: Giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp Việt
Nam . 66
I. Định hướng phát triển TT BH nông nghiệp ở Việt Nam . 66
1. Quan điểm của Nhà nước . 66
2. Định hướng phát triển TT. 67
II. Giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam . 68
1. Giải pháp về phía Nhà nước . 68
2. Giải pháp về phía hiệp hội bảo hiểm. . 71
3. Giải pháp về phía doanh nghiệp bảo hiểm . 72
4. Giải pháp về phía người nông dân . 73
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-16212/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long (nhất là ở Bến Tre, Cà Mau) và ở
duyên hải Nam Trung Bộ.
- Cây điều mới được trồng phổ biến trong một số năm gần đây, nhưng có triển vọng
lớn để xuất khẩu. Điều được trồng nhiều nhất ở khu vực Đông Nam Bộ.
* Các vùng chuyên canh cây công nghiệp
Trong quá trình phát triển nền nông nghiệp hàng hoá, các vùng chuyên canh cây công
nghiệp đã và đang hình thành ở những vùng có điều kiện tự nhiên đặc biệt thuận lợi
cho một số cây công nghiệp có giá trị. Việc hình thành các vùng chuyên canh đã và sẽ
thu hút nhiều lao động trẻ, khoẻ, góp phần phân bố lại dân cư và lao động giữa các
vùng.
Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm và hàng năm lớn nhất
nước ta. Ở đây có nhiều điều kiện thuận lợi : đất đai của vùng phần lớn là đồng bằng
cao, đất xám bằng phẳng kề liền với vùng đồi badan lượn sóng, nguồn nhân lực khá dồi
dào, nhiều cơ sở chế biến sản phẩm cây công nghiệp, có các chương trình hợp tác đầu
30
30
tư với nước ngoài để phát triển cây chức năng. Các cây trồng chính trong vùng là cao
su, cà phê, điều, đậu tương, lạc, mía, thuốc lá. Riêng cây cao su, Đông Nam Bộ chiếm
gần 70% diện tích, gần 90% sản lượng cả nước, tập trung chủ yếu ở Bình Phước, Bình
Dương và Đồng Nai.
Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ hai nhờ có diện tích đất
badan lớn nhất cả nước và có khí hậu phân hoá theo độ cao. Các sản phẩm chính của
vùng là cà phê, cao su, hồ tiêu, chè, dâu tằm. Riêng về cà phê, Tây Nguyên chiếm gần
80% diện tích và gần 90% sản lượng của cả nước. Hiện nay, trong vùng đang phát triển
một số cây công nghiệp khác như ca cao, bông, điều…
Ở trung du và miền núi phía Bắc, các vùng chuyên canh chè tạo thành một dải trên hầu
khắp các vùng đồi trung du (ở Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Thái Nguyên) và một
số cao nguyên (ở Hà Giang, Nghĩa Lộ, Sơn La); lạc và thuốc lá trồng ở vùng đất bạc
màu của Lạng Sơn, Bắc Giang; hồi trồng ở Lạng Sơn, Cao Bằng.
Ở Bắc Trung Bộ có các vùng chuyên canh với quy mô không lớn lắm (trồng lạc, cà
phê, cao su).
Ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và duyên hải miền Trung chủ yếu
là các vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng năm.
31
31
Bảng 2: Diện tích các loại cây trồng phân theo nhóm cây ( 2000-2007)
Đơn vị: nghìn ha
Năm
Trong đó
Tổng số
Cây hàng năm Cây lâu năm
Tổng số
Trong đó
Tổng
số
Trong đó
Cây lương
thực có
hạt
Cây CN
hàng
năm
Cây CN
lâu năm
Cây ăn
quả
2000 12644.3 10540.3 8399.1 778.1 2104.0 1451.3 565.0
2001 12507.0 10352.2 8224.7 786.0 2154.8 1475.8 609.6
2002 12831.4 10595.9 8322.5 845.8 2235.5 1491.5 677.5
2003 12983.3 10680.1 8366.7 835.0 2303.2 1510.8 724.5
2004 13184.5 10817.8 8437.8 857.1 2366.7 1554.3 746.8
2005 13287.0 10818.8 8383.4 861.5 2468.2 1633.6 767.4
2006 13409.8 10868.2 8359.7 841.7 2541.6 1708.6 771.4
2007 13495.2 10862.7 8270.2 845.8 2632.5 1796.6 775.5
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
3.2 Chăn nuôi
Việt Nam là một nước nông nghiệp có nhiều tiềm năng ở châu Á và thế giới. Việt Nam
đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo, cà phê, hạt điều, cao su và đứng đầu thế giới về
xuất khẩu hồ tiêu. Dù ngành chăn nuôi chưa đóng góp nhiều ngoại tệ và chưa thực sự
nổi bật nhưng không phải vì thế nó không có những lợi thế trong quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế. Để chăn nuôi thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, rất cần
phải nhìn thẳng vào sự thật và đổi mới thực sự nhận thức chung về vấn đề này.
3.2.1 Ngành chăn nuôi Việt Nam trong thời gian qua
32
32
Kinh tế phát triển, nhu cầu thực phẩm của người tiêu dùng ngày càng tăng, song sản
phẩm chăn nuôi vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Do chưa thực sự
có cách tiếp cận mới, chăn nuôi truyền thống vẫn chiếm tỷ lệ cao, với những đặc điểm
nổi bật là nhỏ lẻ, phân tán, số lượng không tập trung đủ lớn để trở thành sản phẩm hàng
hóa, không đồng nhất về chất lượng, chưa chú trọng đến tính kế hoạch TT và hạch toán
về hiệu quả kinh tế. cách chăn nuôi này tuy có nhiều nhược điểm, nhưng là
nguồn thu nhập tối cần thiết nâng cao mức sống của người nghèo. Theo tính toán của
các chuyên gia, thu nhập từ chăn nuôi chiếm 70% thu nhập của người cùng kiệt hiện nay.
Nhu cầu về thực phẩm ở các thành phố lớn như Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh khá lớn, chưa
kể nhu cầu thực phẩm của 70 triệu dân ở các vùng khác nhau trong cả nước. Rõ ràng,
nếu không chuyển đổi cách sản xuất chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa,
ứng dụng công nghệ cao, sẽ không đáp ứng được nhu cầu thực phẩm thịt, sữa, trứng có
chất lượng và an toàn vệ sinh phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu...
Những năm gần đây, nhiều chính sách của Đảng và Chính phủ về phát triển kinh tế,
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, chuyển đổi cơ cấu
cây trồng vật nuôi, đã đi vào thực tiễn cuộc sống, góp phần thúc đẩy quá trình phát
triển ngành chăn nuôi. Một cách sản xuất mới - sản xuất theo hướng hàng hóa
bền vững - trong ngành chăn nuôi đang từng bước hình thành.
Thep báo cáo kết quả Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn và thủy sản cuối năm
2006, cả nước có 17.721 trang trại (chưa kể những trang trại chuyên chăn nuôi thỏ, lợn
rừng, nhím và các loại động vật sống trong nước ngoài cá), trong đó có 7.475 trang trại
chăn nuôi lợn, 2.837 trang trại chăn nuôi gia cầm, 6.405 trang trại chăn nuôi bò (có
2.011 trang trại chăn nuôi bò sữa), 247 trang trại chăn nuôi trâu, 757 trang trại chăn
nuôi dê. Chăn nuôi trang trại đang trên đà phát triển mạnh, nhưng không phải vì vậy
mà không có những vấn đề đang đặt ra. Số liệu tổng kết cho thấy, chăn nuôi nhỏ lẻ đáp
ứng đến 60% nhu cầu tiêu dùng trong nước, đồng thời là nguồn thu nhập đáng kể của
các hộ nông dân cá thể. Chăn nuôi thực sự đang là một trong những cách quan
trọng góp phần thực hiện xóa đói, giảm cùng kiệt trong nông thôn. Tuy nhiên, làm thế nào
33
33
để người chăn nuôi tiếp cận được nguồn vốn, ứng dụng tốt nhất các thành tựu của khoa
học - công nghệ, góp phần phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đang là vấn đề có nhiều bức xúc.
3.2.2 Lợi thế ngành chăn nuôi ở Việt Nam
Nhà nông phấn khởi khi có Quyết định số 225/1999/QĐ-TTg ngày 10-12-1999 và
Quyết định số 17/2006/QĐ-TTg ngày 29-01-2007 của Thủ tướng Chính phủ về
Chương trình giống cây trồng, giống vật nuôi và giống cây lâm nghiệp đến năm 2010.
Hàng loạt các trang trại chăn nuôi bò sữa, lợn hàng hóa, dê, gà thả vườn, vịt, ngan... đã
phát triển mạnh mẽ. Hệ thống khuyến nông từ Trung ương đến địa phương đã từng
bước phổ biến rộng rãi tiến bộ mới về giống, kỹ thuật, nhờ đó các tiến bộ kỹ thuật về
chuồng trại theo quy trình công nghệ mới, con giống mới cho chăn nuôi đã được người
dân áp dụng, hàng triệu nông hộ thoát đói, giảm nghèo.
Theo Quyết định phê duyệt của Chính phủ về định hướng phát triển chăn nuôi đến
2020, “chăn nuôi sẽ được thay đ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status