Bảo hiểm vật chất xe ô tô: Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của nghiệp vụ này tại phòng bảo hiểm Đống Đa công ty bảo hiểm Hà Nội - pdf 11

Download Chuyên đề Bảo hiểm vật chất xe ô tô: Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của nghiệp vụ này tại phòng bảo hiểm Đống Đa công ty bảo hiểm Hà Nội miễn phí



Đối với nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô, hiện nay phần lớn các chủ xe đều chưa nhận thức rõ về ý nghĩa và tầm quan trọng của nghiệp vụ nên chưa nhiệt tình tham gia. Thêm vào đó công ty bảo hiểm Hà Nội đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của nhiều công ty bảo hiểm đóng tại địa bàn Hà Nội như: PTI, PJICO, PVIC, Bảo Minh dẫn đến công ty bảo hiểm đã phải chia sẻ một phần doanh thu từ nghiệp vụ này cho các công ty trên. Hơn nữa, thực tiễn kinh doanh bảo hiểm xuất hiện ngày càng nhiều biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh dưới nhiều hình thức như: quảng cáo thông tin sai sự thật, giảm phí bảo hiểm vô điều kiện, tăng hoa hồng không đúng quy định, khuyến mại bất hợp pháp nhằm lôi kéo tranh giành khách hàng và tạo dư luận xã hội xấu ảnh hưởng đến hoạt động và sự phát triển của thị trường bảo hiểm Trước tình hình đó, bảo hiểm Hà Nội nói chung và phòng bảo hiểm Đống Đa nói riêng đã có nhiều cố gắng nỗ lực khắc phục mọi khó khăn đặc biệt trong khâu khai thác. Trước hết phòng đã cử cán bộ khai thác đến tận từng cơ quan đơn vị vận động họ tham gia bảo hiểm chứ không thụ động ngồi chờ chủ xe đến mua. Chính vì vậy mà doanh thu phí nghiệp vụ không ngừng tăng lên qua các năm và liên tục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu phí của phòng. Từ năm khi mới thành lập đến nay phòng luôn giữ vững vị trí là một trong bốn phòng bảo hiểm khu vực dẫn đầu về doanh thu phí bảo hiểm.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-16213/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

không bảo hiểm phải được gạch chéo không được tẩy xoá. Giấy chứng nhận bảo hiểm được in trên 2 liên: liên 1 in 2 mặt trên giấy dày để cấp cho khách hàng, liên 2 in 1 mặt trên giấy mỏng hơn để lưu.
- Quy tắc bảo hiểm: Quy tắc bảo hiểm là một hợp đồng mở sẵn quy định đầy đủ nội dung phân định quyền lợi và trách nhiệm giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm. Đây là một bộ phận cơ bản của hợp đồng bảo hiểm. Những nội dung trong quy tắc phải được giải thích rõ ràng cho khách hàng đặc biệt là các khách hàng mới tham gia lần đầu.
- Các phụ lục bổ sung: đây là một bộ phận cấu thành của hợp đồng bảo hiểm nhằm đáp ứng yêu cầu của chủ xe chẳng hạn chủ xe yêu cầu điều chỉnh phí bảo hiểm cho phù hợp trước khi ký kết hợp đồng.
III. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM
1. Đứng trên góc độ kinh tế
Đây là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ tính theo doanh thu hay lợi nhuận. Chỉ tiêu này được đo bằng tỷ số giữa doanh thu hay lợi nhuận với tổng chi phí chi ra trong kỳ cho nghiệp vụ.
DNV
CNV
Hd = (1)
CNV
He =
LNV
(2)
Trong đó:
Hd, He - Hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ tính theo doanh thu
D - Doanh thu của nghiệp vụ trong kỳ
L - Lợi nhuận nghiệp vụ trong kỳ
C - Tổng chi phí chi ra cho nghiệp vụ trong kỳ
Chỉ tiêu (1) nói lên cứ một đồng chi phí chi ra trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu còn chỉ tiêu (2) nói lên cứ một đồng chi phí chi ra trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cho đơn vị. Các chỉ tiêu này càng lớn thì càng tốt cho đơn vị vì với chi phí nhất định, đơn vị sẽ có mức doanh thu và lợi nhuận ngày càng tăng.
2. Đứng trên góc độ xã hội
Hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ được thể hiện ở hai chỉ tiêu sau:
KTG
Hx =
CBH
(3)
KBT
Hx =
CBH
(4)
Trong đó:
Hx - Hiệu quả xã hội của nghiệp vụ
CBH - Tổng chi phí cho nghiệp vụ
KTG - Số khách hàng tham gia bảo hiểm trong kỳ
KBT - Số khách hàng được bồi thường trong kỳ
Chỉ tiêu (3) phản ánh cứ một đồng chi phí chi ra trong kỳ đã thu hút được bao nhiêu khách hàng tham gia loại hình bảo hiểm này.
Chỉ tiêu (4) nói lên cùng với đồng chi phí đó đã góp phần giải quyết và khắc phục hậu quả cho bao nhiêu khách hàng gặp rủi ro trong kỳ.
3. Hiệu quả kinh doanh theo khâu công việc
3.1. Khâu khai thác
Hiệu quả khâu khai thác được tính theo công thức sau:
Hiệu quả khai thác bảo hiểm
=
Chi phí khai thác trong kỳ
Kết quả khai thác trong kỳ
Kết quả khai thác trong kỳ có thể là doanh thu phí bảo hiểm, hay cũng có thể là số lượng hợp đồng, số đơn bảo hiểm cấp trong kỳ…còn chi phí khai thác có thể là tổng chi phí trong khâu khai thác.
3.2. Khâu giám định
Hiệu quả giám định bảo hiểm
Kết quả giám định trong kỳ
Chi phí giám định trong kỳ
=
Kết quả giám định có thể là số vụ tai nạn rủi ro đã được giám định hay số khách hàng đã được bồi thường trong kỳ.
3.3. Khâu đề phòng và hạn chế tổn thất:
Hiệu quả đề phòng và hạn chế tổn thất
Lợi nhuận nghiệp vụ bảo hiểm trong kỳ
Chi phí đề phòng và hạn chế tổn thất trong kỳ
=
Kết quả chỉ tiêu nói lên cứ một đồng chi phí đề phòng hạn chế tổn thất chi ra trong kỳ tham gia tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận nghiệp vụ bảo hiểm. Chỉ tiêu này có tác dụng rất lớn trong việc phân tích hiệu quả của một số nghiệp vụ như: bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm toàn diện học sinh... Tuy nhiên khi phân tích phải chú ý đến độ trễ của thời gian vì có những khoản chi ra trong kỳ này nhưng hiệu quả của nghiệp vụ lại phát huy ở kỳ sau.
Trên đây là những lý thuyết chung về nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô, đó cũng là cơ sở lý luận giúp em có thể phân tích phần thực trạng tại đơn vị thực tập trong phần II dưới đây.
PHẦN II
TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE Ô TÔ TẠI PHÒNG BẢO HIỂM ĐỐNG ĐA - CÔNG TY BẢO HIỂM HÀ NỘI
I. VÀI NÉT VỀ CÔNG TY BẢO HIỂM HÀ NỘI VÀ PHÒNG BẢO HIỂM ĐỐNG ĐA
1. Sự hình thành và phát triển của công ty bảo hiểm Hà Nội (Bảo Việt Hà Nội)
Công ty Bảo hiểm Hà Nội được thành lập năm 1980 theo quyết định số1125/QĐ - TCCB ngày 17/11/1980 của Bộ Tài chính và trực thuộc Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam với nhiệm vụ tổ chức hoạt động kinh doanh bảo hiểm thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Những ngày đầu khi mới thành lập với tên gọi “Chi nhánh bảo hiểm Hà Nội”, công ty chỉ có 10 cán bộ với 1 phòng nhỏ làm trụ sở chính chật hẹp chưa ổn định, cơ sở vật chất còn cùng kiệt nàn lạc hậu. Với số lượng cán bộ ít ỏi như vậy nhưng công ty đã phải đảm đương một khối lượng công việc rất lớn bao gồm cả công tác quản lý lẫn kinh doanh trên 4 loại hình bảo hiểm cơ bản: bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu, bảo hiểm tàu biển, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu, bảo hiểm hành khách và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới dưới hình thức tự nguyện. Mặc dù vậy công ty vẫn luôn hoàn thành xuất sắc kế hoạch được Tổng công ty giao phó và không ngừng mở rộng phát triển hoạt động kinh doanh cho đến ngày nay.
Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986), đất nước có những chuyển mình căn bản, nền kinh tế quan liêu bao cấp trước đây được thay thế bằng nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN. Thị trường hàng hoá, thị trường vốn trong nước nói chung và Hà Nội nói riêng cũng trở nên sôi động đặt bảo hiểm thương mại trước yêu cầu mới trong sự nghiệp thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước. Đáp ứng yêu cầu đó, ngày 17/12/1989 Bộ Tài chính đã ra quyết định 27/TCQĐ - TCCB chuyển chi nhánh Bảo hiểm Hà Nội thành công ty Bảo Hiểm Hà Nội (gọi tắt là Bảo Việt Hà Nội). Năm 1996, Bộ trưởng Bộ tài chính ra quyết định về việc thành lập lại Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam.Theo đó Chủ tịch hội đồng quản trị của Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam ban hành quyết định số 32f/QĐ-HĐQT ngày 24/9/1996, phê chuẩn điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty bảo hiểm Hà Nội đầu tư vốn và các dịch vụ khác liên quan đến bảo hiểm theo quy định của pháp luật và phân cấp của công ty. Đến nay Bảo Việt Hà Nội đã trở thành đơn vị kinh tế hùng hậu với trụ sở chính khang trang, với đội ngũ cán bộ bảo hiểm lên tới 150 - 160 người.
Là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, sau 24 năm trưởng thành và phát triển, Bảo Việt Hà Nội đã khẳng định vị thế của mình trên thị trường, trở thành một trong bốn công ty lớn nhất trong tổng số 61 công ty bảo hiểm phi nhân thọ thành viên của Tổng công ty Bảo Hiểm Việt Nam. Sự phát triển kinh tế của đất nước đã tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho thị trường bảo hiểm phát triển nhưng nó cũng buộc các công ty bảo hiểm phải luôn đối mặt với những thử thách mới. Nghị định số 100/CP ban hành ngày 18/12/1993 và Nghị định số 74/CP ban hành ngày 14/06/1997 của Chính phủ về việc cho phép nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia bảo hiểm tại Việt Nam đã phá vỡ thế độc quyền của B...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status