Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2000-2015 - pdf 11

Download Đề tài Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài miễn phí



FDI là nguồn bổ sung vốn cho quá trình phát triển khi mà nguồn trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu, đối với ngành nông nghiệp nó lại có vai trò quan trọng hơn khi do đặc điểm của ngành nông nghiệp mà nguồn vốn vào ngành này lại càng trở nên ít ỏi.
Đầu tư của Nhà nước cho nông nghiệp giai đoạn 2003-2007 bằng 8,7% tổng vốn đầu tư Nhà nước; năm 2008 giảm xuống 6,4% và năm 2009 còn 6,2%; trong lúc giá trị sản phẩm nông nghiệp chiếm gần 21% GDP. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp càng thấp hơn nữa, xấp xỉ 0,6% tổng vốn FDI ở năm 2009. Tính cả 5 năm từ 2006 đến 2010, tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm của ngành nông nghiệp đạt 3,3%, giảm so với 5 năm trước có mức bình quân 3,5%. Hiện nay, tỷ trọng vốn đầu tư nước ngoài vào trong ngành nông nghiệp là chưa cao nhưng vẫn là nguồn lớn hỗ trợ cho nông nghiệp nước nhà.

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI là một trong cách tạo vốn có hiệu quả đối với các nước đang phát triển. FDI được coi như là một trong các “cú hích” quan trọng đặc biệt khi các nước này gặp phải những khó khăn trong quá trình phát triển về vốn, công nghệ, các kinh nghiệm và những kiến thức trong quản lý. Chính vì vậy, trong các chính sách phát triển của mình, các nước đang phát triển đều tạo ra môi trường thu hút thuận lợi. Việt Nam cũng là một trong những nước như thế. Trong những năm vừa qua chúng ta đã lien tục ban hành những chính sách nhằm thu hút FDI và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên trong thời gian qua, FDI mới chỉ tập trung chủ yếu đối với một số ngành công nghiệp, dịch vụ, còn đối với nông nghiệp, vốn FDI có tăng trong những năm gần đây nhưng còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số vốn FDI vào nền kinh tế, chưa xứng với tiềm năng phát triển của ngành trong nền kinh tế. Trong khi đó, GDP do nông nghiệp tạo ra vẫn giữ vị trí hàng đầu, trên 50% giá trị xuất khẩu là nông sản, 80% dân số sống ở nông thôn, nguồn sống chính dựa vào nông nghiệp. Vậy thực trạng của tình hình thu hút FDI vào ngành nông nghiệp Việt Nam trong thời gian qua như thế nào? Nguyên nhân chính của vấn đề này là gì? Và chúng ta cần làm thế nào để thu hút một cách có hiệu quả vốn FDI trong Nông nghiệp? Điều này đã và đang trở thành một vấn đề hết sức quan trọng và đang được rất nhiều người quan tâm. Xuất phát từ thực trạng của FDI trong nông nghiệp và tính cấp thiết của vấn đề này, trong bài viết này em xin trình bày những hiểu biết của mình về em “Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2000 -2015”. Do sự hiểu biết còn hạn chế nên bài nghiên cứu của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô để bài nghiên cứu của em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!




Chương I
Những vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Nông nghiệp Việt Nam.

1.1 . Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
1.1.1 Khái niệm:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một loại hình di chuyển vốn quốc tế, trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn. Sự ra đời và phát triển của đầu tư trực tiếp nước ngoài là kết quả tất yếu của quá trình quốc tế hóa và phân công lao động quốc tế.
Trên thực tế có nhiều cách nhìn nhận khác nhau về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF, FDI được định nghĩa là “một khoản đầu tư với những quan hệ lâu dài, theo đó một tổ chức trong một nền kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác”. Các nhà kinh tế quốc tế định nghĩa “ đầu tư trực tiếp nước ngoài là người sở hữu tại nước này mua hay kiểm soát một thực thể kinh tế của nước khác. Đó là một khoản tiền mà nhà đầu tư trả cho một thực thể kinh tế của nước ngoài để có ảnh hưởng quyết định đổi với thực thể kinh tế ấy hay tăng thêm quyền kiểm soát trong thực thể kinh tế ấy”. Theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ban hành năm 1987 và đựơc bổ sung hoàn thiện sau 4 lần sửa đổi (1989, 1992, 1996, 2000) “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc các tổ chức và cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hay bất kỳ tài sản nào được chính phủ Việt Nam chấp nhận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hay thành lập doanh nghiệp liên doanh hay doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài”, còn theo Luật đầu tư 2005 thì “FDI là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hay bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này”, trong đó nhà đầu tư nước ngoài được hiểu là tổ chức kinh tế, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
Từ những khái niệm trên có thể hiểu một cách khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau: “đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại một quốc gia là việc nhà đầu tư ở một nước khác đưa vốn bằng tiền hay bất kì tài sản nào vào quốc gia đó để có được quyền sở hữu và quản lý hay quyền kiểm soát một thực thể kinh tế tại quốc gia đó, với mục tiên tối đa hoá lợi ích của mình”.
1.1.2. Đặc điểm của FDI
Về bản chất, đầu tư trực tiếp nước ngoài có các đặc điểm sau:
- FDI là hình thức đầu tư bằng vốn của tư nhân do các chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Hình thức này không có những ràng buộc về chính trị cũng như không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế của nước tiếp nhận vốn FDI. Mặt khác, quyền lợi của các nhà đầu tư nước ngoài đi liền với dự án đầu tư, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp quyết định mức lợi nhuận của nhà đầu tư. Do đó, nhà đầu tư phải tìm hiểu các điều kiện môi trường và dự kiến lỗ lãi trước khi tiến hành đầu tư, chỉ khi chắc chắn hoạt động kinh doanh tại nước nhận đầu tư sẽ cho kết quả tốt nhà đầu tư nước ngoài mới thực hiện đầu tư. Vì vậy, FDI thường mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, tính khả thi và hiệu quả kinh tế nghiêng về bên nào hơn, nhà đầu tư hay nước nhận đầu tư, phụ thuộc vào lĩnh vực đầu tư.
- Tỷ lệ đóng góp của các bên trong vốn điều lệ hay vốn pháp định sẽ quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, đồng thời lợi nhuận và rủi ro cũng được phân chia dựa vào tỷ lệ này. Theo Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam, trong doanh nghiệp liên doanh, các bên chỉ định người của mình tham gia vào Hội đồng quản trị theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp vào vốn pháp định liên doanh. Như vậy, tùy vào hình thức chủ thể được thành lập theo giấy phép đầu tư, nhà đầu tư phía nước ngoài có thể trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động đầu tư nếu là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hay tham gia điều hành các hoạt động của doanh nghiệp FDI tùy theo tỷ lệ góp vốn trong doanh nghiệp liên doanh.
- Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, nước chủ nhà có thể tiếp nhận được công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, bí quyết kinh doanh, học hỏi được kinh nghiệm quản lý của nước nước đi đầu tư. Đây là mục tiêu mà các hình thức đầu tư khác khó có thể giải quyết được và cũng chính là vấn đề mà các nước tiếp nhận vốn đầu tư, đặc biệt là các nước đang và kém phát triển rất quan tâm.
- Nhà đầu tư nước ngoài có quyền kiểm soát hoạt động đầu tư. Nó thể hiện quyền sở hữu đối tượng đầu tư và quyền ra các quyết định quan trọng. Cho nên, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp quyết định mức lợi nhuận của nhà đầu tư. Sau khi trừ đi các khoản đóng góp theo quy định của nước chủ nhà, nhà đầu tư nước ngoài nhận được phần lợi nhuận theo tỷ lệ vốn góp trong vốn pháp định.
1.1.3. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.3.1 Hợp đồng hợp tác kinh doanh
Là hình thức đầu tư mà các bên tham gia hợp đồng ký kết thỏa thuận để tiến hành một hay nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước nhận đầu tư trên cơ sở quy định rõ đối tượng, nội dung kinh doanh, nghĩa vụ, trắc nhiệm và phân chia các kết quả kinh doanh cho các bên tham gia.
Đặc trưng của hình thức này:
- Cùng hợp tác kinh doanh trên cơ sở phân chia quyền lợi và nghĩa vụ.
- Không thành lập pháp nhân mới.
1.1.3.2 Doanh nghiệp liên doanh
Là doanh nghiệp được thành lập tại nước chủ nhà giữa các bên nước ngoài và nước chủ nhà trong đó các bên cùng đóng góp vốn, cùng kinh doanh và cùng hưởng quyền lợi, nghĩa vụ theo tỷ lệ góp vốn.
Đặc trưng của hình thức này :
- Là dạng công ty TNHH
- Có tư cách pháp nhân theo luật nước chủ nhà
- Mỗi bên thường chịu trách nhiệm với bên kia hay với liên doanh theo tỷ lệ góp vốn
1.1.3.3 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Là doanh nghiệp do các nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại nước chủ nhà và họ tự quản lý, chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả sản xuất kinh doanh.
Hình thức này có các đặc trưng như :
- Là dạng công ty TNHH.
- Có tư cách pháp nhân theo luật nước chủ nhà.
- Sở hữu hoàn tòan nước ngoài.
- Chủ đầu tư nước ngoài tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh.
1.1.3.4 BOT ( xây dựng – vận hành – chuyển giao)
Là văn bản ký kết giữa các nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan có thẩm quyền của nước chủ nhà để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng (kể cả mở rộng, nâng cấp, hiện đại hóa công trình) và kinh doanh trong một thời gian nhất định để thu hồi vốn và có lợi nhuận hợp lý, sau đó chuyển giao không bồi hoàn toàn bộ công trình cho nước chủ nhà.
Đặc trưng của hình thức này :
- Cơ sở pháp lý là hợp đồng.
- Vốn đầu tư của nước ngoài.
- Họat động theo dạng doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hay theo liên doanh.
- Đối tượng hợp đồng thường là các công trình cơ sở hạ tầng.
1.1.3.5. Đầu tư mới, mua lại và sát nhập (M&A)
Đầu tư mới: là việc các chủ đầu tư thực hiện đầu tư ở nước ngoài thông qua việc xây dựng các doanh nghiệp mới. Đây là kênh đầu tư truyền thống của FDI và cũng là kênh chủ yếu để các nhà đầu tư của các nước phát triển đầu tư vào các nước đang phát triển.
Mua lại và sát nhập: là hình thức chủ đầu tư thông qua việc mua lại và sát nhập các doanh nghiệp hiện có. Phần lớn các vụ M&A được thực hiện giữa các TNC lớn và tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp ô tô, dược phẩm, viễn thông và tài chính ở các nước phát triển, các nước NICs và rất phổ biến trong những năm gần đây.
1.1.3.6. Các hình thức FDI theo quy định của luật pháp Việt Nam
Tại Việt Nam, FDI chủ yếu vẫn được thực hiện dưới các hình thức đầu tư mới. Luật Đầu tư được Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 đã công nhận hình thức mua lại và sáp nhập là một hình thức FDI mới, là một điểm bổ sung cho Luật Đầu tư năm 1996. Cụ thể, các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài được quy định tại Việt Nam như sau:
Thứ nhất là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp được đầu tư bằng 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài, thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài do họ thành lập tại nước nhận đầu tư và họ tự quản lý, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân và có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam.
Xu hướng thành lập doanh nghiệp FDI 100% vốn nước ngoài cũng như chuyển đổi từ hình thức khác sang doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đang ngày càng gia tăng.


394anD9yanpp1iS
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status