Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành tại chi nhánh công ty cổ phần du lịch dịch vụ dầu khí Hải Phòng - pdf 12

Download Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành tại chi nhánh công ty cổ phần du lịch dịch vụ dầu khí Hải Phòng miễn phí



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LỮ HÀNH, KINH DOANH LỮ HÀNH VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 3
LỮ HÀNH 3
1.1. Một số khái niệm cơ bản về lữ hành và kinh doanh lữ hành. 3
1.1.1 Khái niệm lữ hành. 3
1.1.2 Kinh doanh lữ hành. 3
1.1.3 Phân loại kinh doanh lữ hành. 5
1.1.3.1 Căn cứ vào tính chất của hoạt động để tạo ra sản phẩm. 5
1.1.3.2 Căn cứ vào cách và phạm vi hoạt động. 6
1.1.4 Vai trò của doanh nghiệp lữ hành. 7
1.1.4.1 Đối với khách du lịch. 7
1.1.4.2 Đối với các nhà cung ứng sản phẩm du lịch. 7
1.1.5 Chức năng nhiệm vụ của công ty lữ hành. 8
1.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh lữ hành. 8
1.2.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh. 8
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành. 10
1.2.2.1 Chỉ tiêu kết quả kinh doanh tổng hợp. 11
1.2.2.2 Chỉ tiêu tổng doanh thu từ kinh doanh lữ hành. 11
1.2.2.3 Chỉ tiêu lợi nhuận. 12
1.2.2.4 Chỉ tiêu tổng chi phí kinh doanh lữ hành. 13
1.2.2.5 Chỉ tiêu số lượng khách. 14
1.2.3 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. 15
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh lữ hành. 16
1.3.1 Nhân tố khách quan. 16
1.3.2. Nhân tố chủ quan. 19
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 22
LỮ HÀNH TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ DẦU KHÍ HẢI PHÒNG. 22
2.1 Giới thiệu sơ lược về công ty Cổ phần Du lịch - Dịch vụ Dầu khí Hải Phòng. 22
2.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của công ty. 22
2.1.2 Tên, địa chỉ giao dịch của công ty. 23
2.1.3 Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty. 23
2.1.4 Cơ cấu tổ chức của công ty. 23
2.2 Giới thiệu sơ lược về Chi nhánh công ty Cổ phần Du lịch - Dịch vụ Dầu khí Hải Phòng (Trung tâm du lịch OSC Hải Phòng). 25
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm. 25
2.2.2 Cơ cấu tổ chức của Trung tâm. 26
2.2.3 Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm. 28
2.2.3.1 Chức năng: 28
2.2.3.2 Nhiệm vụ: 28
2.2.4 Đặc điểm kinh doanh của Trung tâm. 28
2.3 Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh lữ hành tại Trung tâm. 29
2.3.1 Điều kiện đón tiếp khách của Trung tâm. 29
2.3.1.1 Vị trí địa lý. 29
2.3.1.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật. 30
2.3.1.3. Cơ cấu lao động của Trung tâm. 30
2.3.2 Cơ cấu khách của Trung tâm. 31
2.3.2.1. Đối tượng khách của Trung tâm: 31
2.3.2.2 Số lượng khách du lịch của Trung tâm. 33
2.3.3. Sản phẩm lữ hành của Trung tâm. 35
2.3.3.1 Chương trình du lịch của Trung tâm. 35
2.3.3.2. Chính sách giá tour hiện nay của Trung tâm. 38
2.3.4 Kết quả kinh doanh của Trung tâm. 40
2.3.4.1 Đánh giá tổng quát. 40
2.3.4.2 Phân tích chỉ tiêu doanh thu của Trung tâm. 41
2.3.4.3 Phân tích chỉ tiêu về lợi nhuận và chi phí của Trung tâm. 42
2.3.4.4 Phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận / doanh thu. 42
2.3.4.5 Phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận / chi phí. 43
2.3.5 Phân tích tình hình các công ty đối thủ cạnh tranh với Trung tâm. 44
2.3.6 Phân tích mối quan hệ với các nhà cung cấp của Trung tâm. 45
2.3.7 Phân tích hoạt động của đội ngũ hướng dẫn viên tại Trung tâm. 45
2.3.8 Quản lý của Trung tâm đối với việc thực hiện chương trình du lịch. 47
2.3.9 Hoạt động quảng cáo của Trung tâm. 47
2.3.10 Chính sách phân phối sản phẩm của Trung tâm. 47
3.1. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của Trung tâm. 47
3.1.1. Thuận lợi. 47
3.1.2. Khó khăn. 47
3.2. Phương hướng và mục tiêu sắp tới của Trung tâm. 47
3.2.1. Phương hướng. 47
3.2.2. Mục tiêu. 47
3.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành tại Chi nhánh công ty Cổ phần Du lịch - Dịch vụ Dầu khí Hải Phòng. 47
3.3.1 Giải pháp về Marketing. 47
3.3.1.1 Giải pháp về chính sách sản phẩm. 47
3.3.1.2 Giải pháp về chính sách giá cả. 47
3.3.1.3 Giải pháp về tiêu thụ sản phẩm. 47
3.3.1.4 Giải pháp về quảng cáo. 47
3.3.2. Giải pháp về nhân sự. 47
3.3.2.1 Giải pháp chung. 47
3.3.2.2 Giải pháp khắc phục tình trạng thiếu hướng dẫn viên. 47
3.3.4. Tăng cường liên kết, liên doanh. 47
3.3.5. Giải pháp về quản lý chi phí. 47
KẾT LUẬN 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-17667/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

tập trung ở khối cán bộ, công nhân viên chức, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thị trường khách này thường tham gia các chương trình du lịch nội địa ngắn ngày và mức chi trả trung bình.
- Thị trường khách quốc tế:
Đối tượng khách này có mức chi trả cao, dài ngày, là một thị trường mà bất cứ công ty lữ hành nào cũng mong muốn. Song theo tình hình chung thì lượng khách quốc tế đến Trung tâm là khách Trung Quốc đại bộ phận là khách có thu nhập trunh bình nhưng ổn định.
Thị trường khách của Trung tâm phục vụ chủ yếu là khách nội địa, còn khách quốc tế chiếm một lượng nhỏ. Trong ba năm gần đây nguồn khách nội địa đến với Trung tâm chủ yếu là khách ở khối cán bộ công nhân viên chức, Việt kiều về nước, học sinh và một số đến từ khối khác như thương nhân.
Bảng số 2: Bảng tình hình các loại khách nội địa đến Trung tâm
Đơn vị tính: lượt khách.
Năm
2006
2007
2008
Tổng số
% tổng số
Tổng số
% tổng số
Tổng số
% tổng số
Công nhân viên chức
12280
81,9
13850
75,9
14300
73,6
Việt kiều
590
3,9
990
5,4
1170
6
Học sinh
1500
10
2200
12,1
2400
12,4
Loại khác
630
4,2
1200
6,6
1550
8
Tổng
15000
100
18240
100
19420
100
(Nguồn: Trung tâm OSC Hải Phòng)
Nhận xét:
Qua bảng trên ta thấy:
Cơ cấu khách nội địa đến với Trung tâm như sau: Đối tượng khách đến từ khối cán bộ công nhân viên chức và đối tượng khách là học sinh chiếm số đông, còn các đối tượng khách là Việt Kiều và khách khác chỉ chiếm một phần nhỏ.
Nguyên nhân là do trong những năm qua Trung tâm chỉ nhắm đến hai đối tượng khách này nên luôn có các chính sách và biện pháp để thu hút như tặng quà, gửi thiệp chúc mừng đến các công ty, doanh nghiệp có mối quan hệ lâu dài với Trung tâm, có sự ưu đãi về giá bán,...nhưng Trung tâm lại chưa chú trọng đến đối tượng khách là Việt kiều, và các đối tượng khách khác. Họ tìm đến Trung tâm chủ yếu là do sự giới thiệu của người khác hay do tình cờ biết đến Trung tâm.
Đối tượng khách là công nhân viên chức: Năm 2007 số lượng khách cán bộ công nhân viên là 13.850 lượt, tăng 1.570 lượt tương ứng tăng 12,8 % và giảm về tỷ trọng là 6,6% trong tổng cơ cấu khách so với năm 2006. Đến năm 2008 lượng khách này là 14.300 lượt, tăng 450 lượt tương ứng tăng 3,3 % nhưng lại giảm về tỷ trọng là 1,7 % trong tổng cơ cấu khách so với năm 2007.
Còn về đối tượng khách là Việt kiều: Số lượng khách này lại có xu hướng tăng nhanh. Năm 2007 số lượng khách là 990 lượt chiếm 6% trong tổng cơ cấu khách, tăng hơn so với năm 2006 là 400 lượt tương ứng tăng 2,1%. Còn đến năm 2008 thì lượng khách đến Trung tâm là 1.170 lượt, chiếm 6% trong tổng cơ cấu khách nội địa đến với Trung tâm tăng hơn so với năm 2007 là 180 lượt và không thay đổi về tỷ trọng.
- Đối tượng khách là học sinh: Đây là đối tượng khách chiếm số lượng nhiều sau đối tượng cán bộ công nhân viên, và đối tượng này có xu hướng tăng dần theo các năm cả về số lượng và tỷ trọng. Năm 2007 có số lượng là 2.200 lượt tương ứng 12,1% tăng hơn so với năm 2006 là 700 lượt cao hơn là 2,1%. Đến năm 2008 có số lượng là 2.400 lượt tương ứng với tỷ lệ 12,4% tăng hơn so với năm 2007 là 200 lượt cao hơn 0,3%.
- Đối tượng khách khác: Đây là đối tượng khách chiếm không nhiều trong cơ cấu khách nhưng đối tượng này lại có xu hướng tăng nhanh trong mấy năm gần đây. Năm 2007 có số lượng là 1.200 lượt tương ứng với tỷ lệ là 6,6% tăng hơn so với năm 2006 là 570 lượt và cao hơn 2,4%. Đến năm 2008 có số lượng khách là 1.550 lượt tương ứng với tỷ lệ là 8 % tăng hơn so với năm 2007 là 350 lượt và cao hơn 1,4%.
Như vậy tất cả các đối tượng khách của Trung tâm đều tăng nhanh ở năm 2007 còn 2008 thì lại chững lại và có xu hướng giảm dần điều này có thể do thời gian này nhiều công ty lữ hành mở và cường độ cạnh tranh nhiều hơn về giá cả cũng như chất lượng chương trình vì vậy số lượng khách đến Trung tâm có xu hướng chững lại.
2.3.2.2 Số lượng khách du lịch của Trung tâm.
Nhìn chung trong ba năm từ năm 2006 - 2008 lượng khách của Trung tâm tăng lên từng năm. Chúng ta có thể theo dõi qua bảng thống kê sau:
Bảng số 3: Bảng số lượt khách phục vụ của Trung tâm.
Đơn vị tính: Lượt khách
Năm
2006
2007
2008
tổng số
% tổng số
tổng số
% tổng số
tổng số
% tổng số
Nội địa
15000
73,2
18240
75,4
19420
74,7
Quốc tế
5500
26,8
5964
24,6
6582
25,3
Tổng số
20500
100
24204
100
26002
100
(Nguồn: Trung tâm OSC Hải Phòng)
Nhận xét:
Trong ba năm 2006, 2007 và 2008 số lượng khách đến với Trung tâm có tăng lên. Năm 2007 Trung tâm phục vụ 24204 lượt khách, tăng 3704 lượt khách tương ứng tăng 18,1 % so với năm 2006. Năm 2008 Trung tâm phục vụ 26002 lượt khách, tăng 1798 lượt tương ứng tăng 7,42 % so với năm 2007.
Thị trường khách chính của Trung tâm là khách nội địa, luôn chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng lượt khách mà Trung tâm đã phục vụ. Cụ thể, năm 2006 khách nội địa chiếm 73,2 % tổng số, năm 2007 là 75,4 % tổng số và năm 2008 là 74,7 % tổng số. Số lượng khách quốc tế không nhiều nhưng tăng lên theo các năm, giúp cho tổng số khách của Trung tâm tăng lên.
Có được kết quả này là do Trung tâm luôn quan tâm đến chính sách sản phẩm, giá cả hay tuyên truyền quảng cáo, quan hệ với khách hàng để thu hút một lượng ổn định khách nội địa đến với Trung tâm. Hơn nữa các điều kiện tự có về hướng dẫn viên, cơ sở vật chất và nhất là vốn kinh doanh của Trung tâm hiện tại rất phù hợp cho việc đón tiếp khách du lịch nội địa, còn khách du lịch quốc tế đến với Trung tâm chủ yếu do công ty lữ hành gửi khách gửi sang hay do khách tự tìm đến với Trung tâm.
Như vậy số lượng khách nội địa và quốc tế đến với Trung tâm vẫn tăng lên từng năm, nhưng tốc độ tăng không đều và có sự chững lại ở năm 2008, nguyên nhân là do Trung tâm gặp phải sự cạnh tranh gay gắt về chính sách giá và sản phẩm của các công ty du lịch khác như công ty Song Nguyễn, công ty Long Huy... Mặt khác do khách du lịch muốn tiêu dùng sản phẩm của các công ty khác để khám phá và so sánh.
2.3.3. Sản phẩm lữ hành của Trung tâm.
2.3.3.1 Chương trình du lịch của Trung tâm.
Với chức năng kinh doanh lữ hành, sản phẩm chính của Trung tâm là các chương trình du lịch trọn gói do Trung tâm xây dựng. Trung tâm tổ chức, bán và thực hiện cả chương trình du lịch nội địa và chương trình du lịch quốc tế.
Chương trình du lịch nội địa: Trung tâm xây dựng chương trình du lịch cho khách nước ngoài đi du lịch Việt Nam hay người Việt Nam đi du lịch trong nước, với các chương trình du lịch khác nhau phụ thuộc vào thời gian, tuyến điểm tham quan và mục đích chuyến đi.
Bảng số 4: Trích một số chương trình du lịch nội địa của Trung tâm:
Mã chương trình
Nội dung chương trình
NĐ 01
Thác Bạc Long Cung - Thủy điện Hòa Bình (2 ngày 1 đêm)
NĐ 07
Lễ hội chùa Hương (2 ngày 1 đêm)
NĐ 16
Lạng Sơn – Bà Chúa Kho – Đền Đô (2 ngày 1 đêm)
NĐ 24
Hạ Long – Tuần Châu – Móng Cái – Đông Hưng (3 ngày 2 đêm)
NĐ 32
Chùa Bái Đính (1 ngày)
NĐ 39
Biển Cửa Lò (3 ngày 2 đêm)
NĐ 46
Huế - Đà Nẵng – Hội An – Mỹ Sơn (6 ngày – xe giường nằm H...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status