Một số giải pháp marketing - mix nhằm thu hút khách du lịch ở Ninh Bình - pdf 12

Download Chuyên đề Một số giải pháp marketing - mix nhằm thu hút khách du lịch ở Ninh Bình miễn phí



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
Chương I: KHÁI QUÁT VÀI NÉT VỀ DU LỊCH CUỐI TUẦN VÀ CÁC YẾU TỐ MARKETING - MIX
1.1 Khái quát về tài nguyên du lịch 6
1.1.1 Khái niệm 6
1.1.2 Phân tích tài nguyên du lịch 6
1.2 Du lịch cuối tuần 7
1.2.1 Khái niệm 7
1.2.2 Phân loại 7
1.2.3 Vai trò, ý nghĩa của du lịch cuối tuần 7
1.2.4 Đặc điểm của du lịch cuối tuần 8
1.2.5 Các nhân tố làm nảy sinh nhu cầu du lịch cuối tuần 8
1.2.6 Các loại hình hoạt động 9
1.3 Các yếu tố Marketing - Mix nhằm thu hút khách du lịch 10
1.3.1 Khái niệm 10
1.3.2 Các yếu tố Marketing - Mix nhằm thu hút khách 11
Chương II: TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CUỐI TUẦN THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH MARKETING - MIX NHẰM THU HÚT KHÁCH
2.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch 16
2.1.1 Vị trí địa lý 16
2.1.2 Đặc điểm và địa hình 16
2.1.3 Một số điểm và khu vực tài nguyên tiêu biểu 17
2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn 19
2.2.1 Các di tich lịch sử, văn hóa 19
2.2.2 Các lễ hội truyền thống 20
2.3 Thực trạng về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và các nguồn lực khách 23
2.3.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật 23
2.3.2 Cơ sở hạ tầng 25
2.3.3 Các nguồn lực về lao động trong du lịch 28
 
 
2.4 Thực trạng, chính sách Marketing - Mix nhằm thu hút khách đến du lịch cuối tuần ở Ninh Bình 30
2.4.1 Thực trạng khai thác phát triển trong vùng du lịch cuối tuần ở Ninh Bình 30
Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING - MIX NHẰM THU HÚT KHÁCH Ở NINH BÌNH
3.1 Quan điểm phát triển 42
3.2 Định hướng phát triển 42
3.3 Định hướng tổ chức không gian du lịch 43
3.4 Những đề xuất để nâng cao chính sách thu hút khách du lịch 44
3.5. Một số giải pháp Marketing - mix nhằm thu hút khách 49
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-17554/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

thời gian
Địa điểm lễ hội
Nội dung
1
Lễ hội CốĐô
Hoa Lư
Các ngày 6 - 10/3 (âm lịch)
NinhHải- HuyệnHoa Lư
Lễ hội truyền thống để suy tôn công lao các anh hùng dân tộc đã xây dựng kinh đô Hoa Lư, lập ra nhà nước Đại Cồ Việt
2
Lễ hội
Đền Thái Vi
Các ngày 14-17/3 (âm lịch)
Huyện Hoa Lư
Nhằm tưởng nhớ công lao các vua đời đầu nhà Trần
3
Lễ hội Chùa Bái Đính
HuyệnGiaViễn
,Ninh Bình
Khởi đầu cho những lễ hội hành hương về vùng đất cố đô Hoa Lư tỉnh Ninh Bình. Mang đậm chất tín ngưỡng tôn giáo của người việt nam.
4
Lễhội nguyễn Công Trứ Các ngày14-16/11(âm lịch)hàng năm
XãQuangThiện,
Kim Sơn,
Ninh Bình
Để ghi nhớ công ơn của Doanh điền Nguyễn Công Trứ, người đã chiêu dân khai hoang lấn biển lập ra huyện Kim Sơn
- Những lễ hội dân gian diễn ra ở khu vực Hoa Lư - Ninh Bình đều gắn với các truyền thuyết lịch sử, nhiều huyền thoại thể hiện đời sống tâm linh của người Việt. Ngày nay những lễ hội đang được khôi phục và phát
triển. Đây là một đặc điểm quan trọng có thể nghiên cứu khai thác phục vụ phát triển du lịch.
- Như vậy, bên cạnh những lợi thế về vị trí, nằm trong không gian du lịch quan trọng với các điểm du lịch cấp quốc giavà quốc tế, thuận lợi về mặt giao thông, du lịch Hoa Lư - Ninh Bình lại mang trong mình những thế mạnh quan trọng về nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú, là điều kiện tốt để phát triển các hoạt động du lịch.
2.3 Thực trạng về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và các nguồn lực khác.
2.3.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật
* Cơ sở lưu trú, ăn uống
- Cơ sở vật chất giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của ngành du lịch. Để đáp ứng nhu cầu lưu trú của du khách, thời gian qua, nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tỉnh Ninh Bình đã mạnh dạn tập trung đầu tư vốn xây dựng cơ sở lưu trú trên địa bàn.
- Hiện nay toàn tỉnh có 108 cơ sở lưu trú với trên 1.680 phòng nghỉ, 2.800 giường. Cụ thể, thành phố Ninh Bình có 52 cơ sở, thị xã Tam Điệp 16 cơ sở, huyện Yên Mô 6 cơ sở, huyện Gia Viễn 6 cơ sở, huyện Hoa Lư 20 cơ sở, huyện Nho Quan 5 cơ sở, huyện Kim Sơn 3 cơ sở. Trong đó 22 cơ sở lưu trú trong tỉnh được công nhận đạt hạng từ 1 - 2 sao, chiếm 20,37% tổng số cơ sở hiện có.
- Cơ sở lưu trú của vùng, ngoài các nhà hàng và nhà nghỉ mới xây dựng có kiến trúc đẹp, phù hợp với cảnh quan, số còn lại xây dựng đã lâu phòng cũ cần cải tạo lại. Các cơ sở lưu trú có quy mô nhỏ còn thiếu tính chuyên nghiệp, không nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên phục vụ. Bên cạnh đó các cơ sở lưu trú du lịch có thứ hạng cao, đặc biệt là 4-5 sao còn ít và hầu hết tập trung ở các tỉnh, thành phố lớn, dẫn đến tình trạng thiếu buồng, phòng có chất lượng cao ở các tỉnh, thành phố trung tâm du lịch lớn vào mùa du lịch cao điểm
Bảng 2. Cơ cấu cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2005-2009
Đơn vị
2005
2006
2007
2008
2009
Cơ sở lưu trú
Cơ sở
76
222
244
290
315
-Số lượng phòng
Phòng
883
1277
1407
1680
1820
-Số lượng giường
Giường
1600
3300
3600
4100
4300
Phân theo loại hình
Cơ sở
Khách Sạn
 Cơ sở
38
47
57
67
76
Nhà hàng nhà nghỉ
 Cơ sở
30
36
38
48
56
Nguồn: Cục thống kê Ninh Bình
- Hiện trạng các tiện nghi vui chơi, giải trí:
Trong thời gian qua tỉnh Ninh BÌnh đã chú trọng đầu tư phát triển dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch, nhiều khu vui chơi giải trí được hình thành như suối nước nóng kênh gà, hang bụt hiện, hồ đồng chương, các tài nguyên du lịch sông, hồ, suối, thác... là thế mạnh tài nguyên của Ninh Bình.
- Với vị trí và nguồn tài nguyên như của tỉnh Ninh Bình, phương hướng tập trung phát triển các dự án đầu tư xây dựng các khu vui chơi hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế để hướng đến khách du lịch có mức chi tiêu cao là phương hướng phù hợp để khai thác một cách có hiệu quả nguồn tài nguyên, lợi thế vị trí địa lý cũng như chiếm lĩnh thị trường Hà Nội, thị trường khách du lịch quốc tế lớn nhất của khu vực Bắc Bộ.
2.3.2 Cơ sở hạ tầng:
* Giao thông vận tải:
- Du lịch gắn liền với sự di chuyển của con người trên một khoảng cách nhất định. Nó phụ thuộc vào giao thông mạng lưới đường sá và phương tiện giao thông. Một đối tượng có thể có sức hấp dẫn đối với khách du lịch nhưng vẫn không thể khai thác được khi thiếu nhân tố giao thông. Chỉ có thông qua mạng lưới giao thông thuận tiện, nhanh chóng thì du lịch mới trở thành hiện tượng phổ biến trong xã hội.
+ Đường Bộ:
- Ninh Bình là một điểm nút giao thông quan trọng, tất cả các huyện, thành phố, thị xã đều có đường quốc lộ đi qua: Quốc lộ 1A xuyên Việt đi qua các huyện Gia Viễn, Hoa Lư, Yên Mô, Tp Ninh Bình và Tx Tam Điệp với tổng chiều dài gần 40 km; Quốc lộ 10 nối từ Quảng Ninh qua các tỉnh duyên hải Bắc bộ: Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định tới thành phố Ninh Bình đi các huyện Yên Khánh, Kim Sơn; Quốc lộ 12B nối thị xã Tam Điệp, Nho Quan với đường Hồ Chí Minh, tỉnh Hoà Bình và Vĩnh Phúc; Quốc lộ 45 nối Nho Quan với Thanh Hóa. Mạng lưới giao thông tỉnh lộ khá thuận tiện với những tuyến xe buýt nội tỉnh. Hiện đang có 3 dự án đường cao tốc đi qua Ninh Bình được triển khai là: đường cao tốc Ninh Bình - Cầu Giẽ; Ninh Bình - Thanh Hóa và Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh. Bến xe Ninh Bình nằm gần nút giao thông giữa QL1 và QL10 ở Tp Ninh Bình.
+ Đường thuỷ:
Về giao thông đường thủy Ninh Bình có hệ thống sông hồ dày đặc: sông Đáy là sông lớn nhất chảy vào giữa ranh giới Ninh Bình với Hà Nam, Nam Định. Hệ thống sông Hoàng Long chảy nội tỉnh cung cấp tưới tiêu cho các huyện phía Bắc. Sông Càn với nhiều nhánh nhỏ ở các huyện phía Nam, phần hạ lưu chảy giữa ranh giới huyện Kim Sơn với tỉnh Thanh Hóa. Các sông nội tỉnh khác: sông Vạc, sông Vân, sông Bôi, sông Lạng, sông Bến Đang và các hồ lớn như hồ Đồng Thái, hồ Yên Quang, hồ Yên Thắng đem lại nguồn lợi đáng kể về tưới tiêu, giao thông và khai thác thuỷ sản. Cảng Ninh Phúc là cảng sông cấp I quốc gia. Ngoài ra có cảng Ninh Bình, cảng Cầu Yên, cảng Non Nước, cảng Bình Minh và cảng Phát Diệm.
+ Đường sắt:
- Giao thông đường sắt Ninh Bình có trục đô thị Tam Điệp – Ninh Bình nằm trên tuyến đường sắt Bắc-Nam. Trên địa bàn tỉnh có các ga Ninh Bình, ga Cầu Yên, ga Ghềnh và ga Đồng Giao. Theo quy hoạch xây dựng mới, đường sắt cao tốc Bắc Nam đặt ga chính ở Ninh Bình.
* Thông tin liên lạc:
- Ninh Bình được sở thông tin và truyền thông chú trọng đầu tư mạng lưới thông tin trong vùng tương đối hoàn thiện. Hiện trạng phổ cập dịch vụ điện thoại, Internet và nghe - nhìn toàn quốc năm 2010 đạt kết quả tốt. Hoạt động công nghệ thông tin có nhiều chuyển biến tích cực. Các chương trình ứng dụng công nghệ thông tin tiếp tục được triển khai tích cực, góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin liên lạc toàn tỉnh đươc đảm bảo.
* Hệ thống cung cấp nước:
Thực hiện Chiến lược Quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường
nông thôn đến 2020, đến nay, Ninh Bình đã xây dựng mới 31 công trình cấp ước
t
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status