Đặc điểm nguồn khách và các biện pháp tăng cường thu hút khách của khách sạn nhà hát Thăng Long - pdf 12

Download Chuyên đề Đặc điểm nguồn khách và các biện pháp tăng cường thu hút khách của khách sạn nhà hát Thăng Long miễn phí



Duy chỉ có năm 2003 lượng khách có giảm hơn so với các năm,theo thống kê của khách sạn thì năm 2003 khách đến với khách sạn là10795. Nhưng đó cũng là tình trạng chung của các khách sạn khác cũng như đó là tình trạng chung cho du lịch các nước Đông Nam Á và Trung Quốc do dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp. Điều đó chứng tỏ các điều kiện khách quan ảnh hưởng trực tiếp đến khách du lịch.
Từ năm 2004 cho đến nay có những thời điểm khách sạn gặp khó khăn do các điều kiện khách quan: như dịch cúm gia cầm, nhưng với sự chỉ đạo xuyên suốt từ ban lãnh đạo, sự có gắng của các nhân viên, khách sạn đã tạo được niềm tin đối với khách đến với khách sạn mà còn thu hút thêm các khách mới thể hiện qua các năm 2004, 2005, 2006.
Như năm 2004 tổng lượt khách đến khách sạn là 12976, năm 2005 tổng lượt khách đến với khách sạn là 13597, đặc biệt năm 2006 lượng khách đến với khách sạn là 14327.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-17546/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

Khách liên hệ trực tiếp với khách sạn, chủ yếu là khách lẻ
Kênh 2 (kênh ngắn gián tiếp) Khách đến khách sạn thông qua các hãng lữ hành, các đại lý du lịch, các hãng hàng không thường là khách đi theo chương trình du lịch
Kênh 3 (kênh ngắn gián tiếp )Khách đến khách sạn thông qua văn phòng đại diện, chi nhánh, bạn hàng của nước ngoài thường là khách quốc tế và thương gia.
Kênh 4(kênh gián tiếp )Khách đến khách sạn thông qua trung gian là tổ chức hay cơ quan nhà nước, chủ yếu là khách công vụ.
Kênh 5(kênh dài )Khách đến khách sạn thông qua các hãng lữ hành, các đại lý du lịch, các hãng hàng không
Hầu hết các kênh phân phối trong kinh doanh khách sạn đều được thực hiện thông qua các công ty lữ hành. Thông qua các kênh phân phối nhà sản xuất tiêu thụ được nhiều sản phẩm, có thêm nhiều khách hàng và thị trường mới, bởi vì thông qua các công ty, đại lý lữ hành khác nhau của công ty để bán hàng.
1.3.2.5 Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền quảng cáo và xúc tiến bán hàng
Quảng cáo:
Là việc sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền về sản phẩm hay cho người trung gian hay cho người tiêu dùng cuối cùng trong một thời gian và không gian cụ thể. Để việc quảng cáo có chất lượng cao thì nó phải đạt được các yêu cầu như: lượng thông tin cao, hợp lý, đảm bảo tính pháp lý, tính nghệ thuật, phù hợp với kinh phí quảng cáo. Mục đích của quảng cáo là gây dựng được hình ảnh về sản phẩm và dịch vụ của khách sạn trong khách hàng, gây được ấn tượng cho họ và kích thích họ mua sản phẩm của khách sạn mình.
+ Quảng cáo là phương tiện đắc lực cho cạnh tranh bán hàng. Đảm bảo được hiệu quả trong quảng cáo cần thiết lập một chính sách quảng cáo, sau đây là các bước để thiết lập một chính sách quảng cáo:
- Xác định mục tiêu: mục tiêu của quảng cáo là để tăng sự nhận biết về mẫu, nhãn sản phẩm, tăng sự hồi tưởng của khách hàng về sản phẩm gây được ấn tượng mạnh của sản phẩm đối với khách hàng kích thích họ mua hàng.
- Xác định chương trình quảng cáo: khi xác định chương trình quảng cáo thì doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu thị trường nghiên cứu sản phẩm, xem xét các phương tiện truyền tin.
- Xác định chi phí: ngân sách dành cho quảng cáo thường được xác định theo khả năng tài chính của doanh nghiệp. Đối với sản phẩm mới và thị trường mới thì chi phí quảng cáo nhiều hơn và quảng cáo nhiều hơn.
- cách tiến hành: quảng cáo hàng ngày, liên tục quảng cáo định kỳ, phương tiện quảng cáo có thể là các phương tiện thông tin đại chúng hay các ấn phẩm quảng cáo.
Xúc tiến bán hàng:
Là biện pháp tiếp tục để tác động vào tâm lý khách hàng, nắm bắt được nhu cầu và phản ứng của khách hàng về các dịch vụ của công ty. Và có thể thu hút được khách hàng nhiều hơn.
Hình thức xúc tiến bán có thể là các phần thưởng, quảng cáo tại chỗ, mua sắm thông qua hội nghị khách hàng, hội chợ triển lãm.
1.3.2.6 Mở rộng mối quan hệ với các tổ chức liên quan.
Đây là một hình thức cũng không kém phần quan trọng trong việc lôi kéo khách tới khách sạn. Việc quan hệ với các đơn vị hành chính, kinh tế, pháp luật sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khách sạn giải quyết các thủ tục nhanh gọn, đỡ tốn kếm thời giân tiền bạc. Hầu hết các cơ sở đều có mối quân hệ với các tổ chức kinh tế, đại lý du lịch, các hãng gửi khách... các mối quan hệ đó thường được thực hiện qua các hợp đòng gửi khách dài hạn.
Thông qua các mối quan hệ này thì khách sạn sẽ có nhiều khách ổn định, song để cho mối quan hệ này giữa khách sạn với các tổ chức trung gian được lâu dài, bền vững thì phải có một chính sách khuyến khích những người gửi khách. Có thể nói biện pháp mà mọi cơ sở áp dụng là tiền hoa hồng. Mỗi cơ sở áp dụng được tỷ lệ khách nhau: 5%, 10% hay 15%... Mối quan hệ giữa người gửi khách và khách sạn còn phụ thuộc chất lượng sản phẩm của cơ sở, giá cả các hàng hoá và dịch vụ
CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM NGUỒN KHÁCH VÀ CÁC BIỆN PHÁP THU HÚT CỦA KHÁCH SẠN NHÀ HÁT THĂNG LONG
2.1 Tìm hiểu khái quát về khách sạn Nhà hát Thăng Long.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển.
Khách sạn Nhà hát Thăng Long trước đây là khách sạn Thuỷ Tiên nằm ở số 1C đường Tông Đản quận Hoàn Kiếm thành phố Hà Nội.
Khách sạn Thăng Long được xây dựng và chính thức đi vào hoạt động nhân dịp 40 năm ngày giải phóng thủ đô 10/10/1994 và có tên là khách sạn Thủy Tiên với tiêu chuẩn 3 sao và thuộc sự quản lý của công ty Hoàng Long. Qua quá trình hoạt động và trưởng thành khách sạn đã đạt nhiều tiến bộ và vượt qua nhiều thử thách khách sạn đã và đang từng bước chiếm được cảm tình đối với các khách du lịch.
Khách sạn Thủy Tiên chính thức là đơn vị thuộc Tổng Công ty Du lịch Hà Nội từ ngày 09/11/2004, đơn vị được tự hào được giao nhiệm vụ điều hành du lịch của Thủ đô Hà Nội.
Trong xu hướng hội nhập của Việt Nam và đặc biệt là sự kiện Việt Nam đăng cai hội nghị cấp cao APEC và sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức WTO Khách sạn đã có những bước chuyển biết rõ nét để đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của khách, để tiếp cận gần hơn các tiêu chuẩn phục vụ khách của thế giới. Do đó tháng 6/2006 Khách sạn Thủy Tiên đã được nâng cấp, tu sửa mua sắm trang thiết bị và đổi tên thành Khách sạn Nhà hát Thăng Long và trực thuộc tổng công ty du lịch Hà Nội.
Khách sạn Nhà hát Thăng Long tuy mới đổi tên nhưng với truyền thống của mình đang từng ngày xây dựng được một tập thể vững mạng, khẳng định được thương hiệu của mình trong thị trường trong nước và quốc tế, luôn là sự lựa chọn cho khách du lịch trong và ngoài nước.
2.1.2 Loại hình doanh nghiệp
Khách sạn Nhà hát Thăng Long trực thuộc Tổng Công ty Du lịch Hà Nội và có 100% vốn của nhà nước. Vì vậy đây là doanh nghiệp có vốn của nhà nước.
2.1.3 Chức năng và hoạt động chính của khách sạn .
Khách sạn Nhà hát Thăng Long cũng như các khách sạn khác lên có chức năng và hoạt động là:
-Hoạt động kinh doanh về buồng, phòng ngủ bao gồm:
-Hoạt động kinh doanh ăn uống, tiệc…
-Hoạt động kinh doanh các hội nghị, hội thảo
-Nhận đặt chỗ nếu như khách có nhu cầu.
2.1.4 Sản phẩm của khách sạn.
+ Khách sạn chủ yếu hoạt động kinh doanh lưu trú vì thế sản phẩm của khách sạn Nhà hát Thăng Long đa dạng và phong phú bao gồm 62 buồng phòng và được phân loại cụ thể là:
Số TT
Loại phòng
Số lượng phòng
Giá tối thiểu (USD)
1
Suite
4
80
2
Opera Suite
6
60
3
Innova Delux
10
40
4
Innova Superior
35
35
5
Juonior Superior
7
25
“Nguồn Khách sạn Nhà hát Thăng Long”
Ngoài ra khách sạn còn có các sản phẩm khác là:
+ Giặt là, sấy, hấp… nếu khách có nhu cầu.
+ Ăn ngủ tại phòng
+ Là đại lý cho các công ty lữ hành.
+ Bán vé máy bay và cung cấp thông tin các chuyến bay cho các khách có nhu cầu.
+Nhận vận chuyển đưa đón khách đến các điểm du lịch, ra sân bay…mọi nơi, mọi lúc với phương châm “ Khách hành là thượng đế”.
+Vật lý tri liệu.
+ Phục vụ các món ăn Âu, Á…đặc biệt là các món ăn mang đậm nét cổ truy
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status