Các phương thức phát hành cổ phiếu và liên hệ thực tiễn tại Việt Nam - pdf 12

Download Đề tài Các cách phát hành cổ phiếu và liên hệ thực tiễn tại Việt Nam miễn phí



Mục lục.
 
Chương I. Lý luận chung về phát hành cổ phiếu. TRANG
I. Khái niệm và cách phát hành cổ phiếu. 3
II. Bảo lãnh phát hành chứng khoán. 4
III. Phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng(IPO). 6
IV. Niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, 9 giao dịch trên sàn OTC.
 
Chương II. Thực tiễn phát hành cổ phiếu ở Việt Nam. 13
I. Phát hành, giao dịch cổ phiếu trên sàn TP. HỒ CHÍ MINH 13 (sàn HOSE; chỉ số VN-INDEX).
II. Phát hành, giao dịch cổ phiếu trên sàn HÀ NỘI 20 (sàn HNX; chỉ số HNX-INDEX).
III. Phát hành, giao dịch cổ phiếu trên sàn UPCOM 21 (thị trường phi tập trung OTC; chỉ số UPCOM-INDEX).
 
Chương III. Doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng được 24 lợi ích của việc phát hành cổ phiếu.
I. Quy mô của thị trường chứng khoán Việt Nam. 25
II. Việc huy động vốn kém và tính thanh khoản thấp 27 của các cổ phiếu của các doanh nghiệp Việt Nam.
III. Đầu tư chứng khoán theo đám đông, đầu tư kiểu 29 “lướt sóng” của các nhà đầu tư Việt Nam.
IV. Sự tan vỡ của các doanh nghiệp cổ phần. 30
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-16627/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

iao dịch trên thị trường OTC của Hoa Kỳ. Trong khi đó cộng hết số lượng CK niêm yết tại 6 sở giao dịch của nước này thì cũng chỉ có trên dưới 4.500 loại CK.  
1.3. Thị trường thứ ba.
  Thị trường thứ ba (third market - OTC-listed) là thị trường giao dịch các CK đã niêm yết tại sở giao dịch nhưng theo cơ chế OTC. Thị trường này được lập ra do yêu cầu của các nhà đầu tư là tổ chức cần mua bán với số lượng lớn, có thể gọi là "mua sỉ" CK niêm yết (exchange-listed), thông qua thương lượng. Các thương vụ được thu xếp bởi các công ty CK là nhà tạo giá của thị trường OTC, các công ty này phải đăng ký và được phép mua bán lô lớn CK niêm yết. Thông thường thì tất cả các CK niêm yết đều có thể được mua bán theo cách này, nhưng luôn luôn bị ràng buộc phải thông tin công khai trên hệ thống thông tin chính thức trong thời gian rất ngắn, ở Mỹ là trong vòng 90 giây sau khi thực hiện.  
1.4. Thị trường thứ tư.
  Để tạo thuận lợi cho các tổ chức tài chính chuyên nghiệp có điều kiện trực tiếp mua bán CK cho tổ chức của mình, các thị trường lớn có lập ra một mạng giao dịch nội bộ gọi là "instinet" phục vụ cho việc giao dịch các khối lượng lớn CK giữa họ với nhau. Cả loại CK niêm yết trên sàn hay loại mua bán OTC đều có thể đem ra giao dịch. Các tổ chức tham gia vào mạng này thường là các ngân hàng, các quỹ hỗ tương đầu tư, các thay mặt quản lý quỹ hưu trí, và nhiều tổ chức khác tuỳ theo quy định... vì họ liên hệ với nhau trực tiếp mua bán qua lại nên không cần đến các nhà môi giới. Tuy nhiên, bản thân hệ thống instinet sẽ đăng ký với UBCKNN để được đóng vai trò như một công ty môi giới và kinh doanh CK (Broker - Dealer). Các điều kiện về mua bán, xác nhận và thông tin sẽ được quy định cụ thể bởi luật lệ CK và công ty CK đóng vai trò điều phối này.
Việt nam một thị trường chứng khoán mới được hình thành việc chưa phát triển đầy đủ các thị trường giao dịch cũng là điều dễ hiểu. Hiện tại, chúng ta mới đang manh nha phát triển 2 thị trường giao dịch chính là thị trường sàn giao dịch và thị trường phi tập trung.
2. Sàn giao dịch chứng khoán..
2.1. niêm yết chứng khoán.
Để một chứng khoán có thể được giao dịch trên sàn chứng khoán, nó phải được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán đó. Niêm yết chứng khoán là việc đưa các chứng khoán có đủ tiêu chuẩn vào đăng ký và giao dịch tại thị trường giao dịch tập trung (Trung tâm Giao dịch Chứng khoán, Sở Giao dịch Chứng khoán). Hay nói cách khác, để có thể được niêm yết tại một Sở giao dịch chứng khoán nào đó thì công ty xin niêm yết phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn do Sở đó đặt ra. Mỗi Sở giao dịch chứng khoán có những điều kiện đặt ra khác nhau để đảm bảo cho sự hoạt động an toàn đồng thời phù hợp với mục đích hoạt động của Sở giao dịch đó.
mục tiêu của việc niêm yết:
- Thiết lập quan hệ hợp đồng giữa SGDCK với tổ chức phát hành có chứng khóan niêm yết, từ đó quy định trách nhiệm và nghĩa vụ cua tổ chức phát hành trong việc bổ sung thông tin, đảm bảo tính trung thực, công khai và công bằng.
- Nhằm mục định hỗ trợ thị trường hoạt động ổn định, xây dựng lòng tin của công chúng đối với thị trường chứng khoán bằng cách lựa chọn các chứng khoán có chất lượng cao để giao dịch.
- Cung cấp cho nhà đầu tư những thông tin về tổ chức phát hành.
- giúp cho việc xác định giá chứng khoán được công bằng trên thị trường đấu giá.
2.2. phân loại niêm yết chứng khoán.
- niêm yết lần đầu: là việc cho phép chứng khoán của tổ chúc phát hành được đắng kỳ niêm yết giao dịch lần đầu tiên sau khi phát hành ra công chúng(IPO) khi tổ chức đó đáp ứng được tiêu chuẩn niêm yết.
- niêm yết bổ sung: là quá trình chấp thuận SGDCK cho một công ty niêm yết có niêm yết các cổ phiếu mới phát hành với mục định tăng vay hay mục đích khác như sáp nhập, chi trả cổ tức…………
- thay đổi niêm yết: phát sinh khi công ty niêm yết hay đổi tên chứng khoán giao dịch, khối lượng, mệnh giá hay tổng giá trị chứng khoán được niêm yết của minh.
- niêm yết lại: là việc cho phép một công ty phát hành được tiếp tục niêm yết lại chứng khoán trước đây đã bị hủy bỏ niêm yết vì các lý do không đáp ứng.
- niêm yết cửa sau: là trường hợp một tổ chức niêm yết chính thực sáp nhập liên kết hay tham gia vào hiệp hội với một tổ chức, nhóm không niêm yết và kết quả là các tổ chức không niêm yết đó lấy được quyền kiểm soát tổ chức niêm yết.
- niêm yết toàn phần và niêm yết từng phần:
+ niêm yết toàn phần là việc niêm yết tất cả các cố phiếu sau khi đã phát hành ra công chúng trên một SGDCK trong nước hay nước ngoài.
+ niêm yết tứng phần là việc niêm yết một phần trong tổng số chứng khoán đã phát hành ra công chúng của lần phát hành đó, phần còn lại chưa hay không được niêm yết.
2.3. Quy trình niêm yết chứng khoán.
Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký niêm yết lên SGDCK. Bước 2: SGDCK tiến hành thẩm định sơ bộ hồ sơ.
Bước 3: Nộp đơn xin phép niêm yết chính thức lên SGDCK.
Bước 4: SGDCK tiến hành kiểm tra niêm yết.
Bước 5: SGDCK phê chuẩn niêm yết.
Bước 6: Khai trương niêm yết.
2.4. đặc điểm giao dịch trên sàn.
- Cơ chế giá cả: thị trường niêm yết hoạt động trên cơ sở đấu giá từ hai phía (double-auction).
- Vai trò chủ đạo thị trường: đối với sàn giao dịch đó là các chuyên gia trên sàn, họ chịu trách nhiệm phải duy trì thị trường ổn định và phải liên tục chào giá các chứng khoán mà họ đảm nhận.
- Giao dịch bên ngoài thị trường chính: theo quy luật, các nhà kinh doanh chứng khoán không được mua dự trữ riêng cho mình, hay kinh doanh như tư cách chủ nhân (principal) đối với các chứng khoán đã được niêm yết, ngoại trừ khi họ đã tham gia vào cơ chế giao dịch của thị trường thứ 3.
3. Thị trường phi tập trung OTC.
3.1. Khái niệm.
Thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC) là loại TTCK xuất hiện sớm nhất trong lịch sử hình thành và phát triển của TTCK. thị trường được mang tên OTC co nghĩa là thị trường qua quầy. điều này xuất phát từ đặc thù của thị trường là các giao dịch mua bán trên thị trường được thực hiện trực tiếp tại các quầy của các ngân hàng hay các công ty chứng khoán mà không phải thông qua các trung gian môi giới để đưa vào đấu giá tập trung.
Như vậy, có thể hiểu, thị truong OTC là TTCK không có trung tâm giao dịch tập trung, đó là một mạng lưới các nhà môi giới và tự doanh CK mua bán với nhau và với các nhà đầu tư, các hoạt động giao dịch của thị trường OTC được diễn ra tại các quầy(sàn giao dịch) của các ngân hàng và công ty chứng khoán.
3.2. Những đặc điểm cơ bản của thị trường OTC
Hình thức tổ chức: về cơ bản thị trường OTC không có địa điểm giao dịch tập trung giữa bên mua và bên bán như đối với thị trường chứng khoán tập trung (Sở Giao dịch Chứng khoán). Tuy nhiên, vì kỹ thuật tin học phát triển và việc sử dụng mạng thông tin dữ liệu trên diện rộng đã làm cho việc giao dịch trên thị trường OTC có tính tập trung cao hơn.
Chứng khoán giao dịch trên thị trường là chứng khoán chưa
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status