Chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng thương mại - pdf 12

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Lời mở đầu. . 1
Nội dung
Phần 1: Tổng quan về chính sách tiền tệ của NHTW. 2
1. Khái niệm. . 2
2. Các công cụ của chính sách tiền tệ. . 2
Phần 2: Chính sách tiền tệ của NHTW ảnh hưởng đến hoạt động của NHTM 4
Phần 3: Một số điểm cần lưu ý khi điều hành chính sách tiền tệ. 18
Kết luận. . . 23
LỜI MỞ ĐẦU
Chính sách tiền tệ luôn là nhu cầu để ổn định kinh tế vi mô với hạt nhân là ổn định tiền tệ, tạo lập nền tảng cho sự phát triển chung. Mặt khác, nền kinh tế thị trường bản chất là một nền kinh tế tiền tệ. Do đó việc ổn định đồng tiền nền Tài Chính Quốc Gia mạnh là cơ sở đầu tiền cho việc kiềm chế lạm phát, và ổn định nền kinh tế.













Phần 1: Tổng quan về chính sách tiền tệ của NHTW
1. Khái niệm :
Chính sách tiền tệ là quá trình quản lý hỗ trợ đồng tiền của chính phủ hay ngân hàng trung ương để đạt được những mục đích đặc biệt- như kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt được toàn dụng lao động hay tăng trưởng kinh tế. Chính sách lưu thông tiền tệ bao gồm việc thay đổi các loại lãi suất nhất định, có thể trực tiếp hay gián tiếp thông qua các nghiệp vụ thị trường mở; qui định mức dự trữ bắt buộc; hay trao đổi trên thị trường ngoại hối.
2. Các công cụ của chính sách tiền tệ :
2.1 Công cụ tái cấp vốn: là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Trung ương đối với các Ngân hàng thương mại. Khi cấp 1 khoản tín dụng cho Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Trung ương đã tăng lượng tiền cung ứng đồng thời tạo cơ sở cho Ngân hàng thương mại tạo bút tệ và khai thông khả năng thanh toán của họ.
2.2 Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc: là tỷ lệ giữa số lượng phương tiện cần vô hiệu hóa trên tổng số tiền gửi huy động, nhằm điều chỉnh khả năng thanh toan (cho vay) của các Ngân hàng thương mại.
2.3 Công cụ nghiệp vụ thị trường mở: là hoạt động Ngân hàng Trung ương mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, điều hòa cung cầu về giấy tờ có giá, gây ảnh hưởng đến khối lượng dự trữ của các Ngân hàng thương mại, từ đó tác động đến khả năng cung ứng tín dụng của các Ngân hàng thương mại dẫn đến làm tăng hay giảm khối lượng tiền tệ.
2.4 Công cụ lãi suất tín dụng: đây được xem là công cụ gián tiếp trong thực hiện chính sách tiền tệ bởi vì sự thay đổi lãi suất không trực tiếp làm tăng thêm hay giảm bớt lượng tiền trong lưu thông, mà có thể làm kích thích hay kìm hãm sản xuất. Nó là 1 công cụ rất lợi hại. Cơ chế điều hành lãi suất được hiểu là tổng thể những chủ trương chính sách và giải pháp cụ thể của Ngân hàng Trung ương nhằm điều tiết lãi suất trên thị trường tiền tệ, tín dụng trong từng thời kỳ nhất định.
2.5 Công cụ hạn mức tín dụng: là 1 công cụ can thiệp trực tiếp mang tính hành chính của Ngân hàng Trung ương để khống chế mức tăng khối lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng. Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà Ngân hàng Trung ương buộc các Ngân hàng thương mại phải chấp hành khi cấp tín dụng cho nền kinh tế.
2.6 Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Nó vừa phản ánh sức mua của đồng nội tệ, vừa là biểu hiên quan hệ cung cầu ngoại hối. Tỷ giá hối đoái là công cụ, là đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ, tác động mạnh đến xuất nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước. Chính sách tỷ giá tác động một cách nhạy bén đến tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, tình trạng tài chính, tiện tệ, cán cân thanh toán quốc tế, thu hút vốn dầu tư, dự trữ của đất nước. Về thực chất tỷ giá không phải là công cụ của chính sách tiền tệ vì tỷ giá không làm thay đổi lượng tiền tệ trong lưu thông. Tuy nhiên ở nhiều nước, đặc biệt là các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi coi tỷ giá là công cụ hỗ trợ quan trọng cho chính sách tiền tệ.





Phần 2: Chính sách tiền tệ của NHTW ảnh hưởng đến hoạt động của NHTM
Giai đoạn từ 1998 đến 2007, để đạt mục tiêu tăng trưởng – mục tiêu được xếp hàng đầu trong nhiều năm liền, chính sách tiền tệ đã được nới lỏng liên tục theo hướng: lãi suất ổn định (từ 01/12/2005 – 01/02/2008, lãi suất cơ bản luôn giữ ở mức 8,25%/năm), tỷ giá cũng ổn định nhưng tín dụng thì mở rộng. Trong thời gian 10 năm, từ năm 1998 đến hết năm 2007, bình quân tốc độ tăng trưởng tín dụng hàng năm khoảng 25%, riêng năm 2007, con số này đạt kỷ lục (cao nhất trong 10 năm) là 37,8%. Bên cạnh họat động tín dụng, tiền còn được đưa vào lưu thông qua đường chi tiêu ngân sách, thu mua ngoại tệ… Vì vậy, đã đẩy tổng phương tiện thanh toán mỗi năm tăng thêm hơn ¼ số tiền của năm trước (từ 1996 đến hết năm 2007 tổng phương tiện thanh toán tăng thêm bình quân năm là 26,2%, riêng năm 2007 con số này là 37%) trong khi bình quân mỗi năm GDP chỉ tăng lên khoảng 7,2% (GDP từ 1997 đến hết năm 2007 tăng bình quân năm là: 7,2%). Suốt khoảng thời gian dài, khoảng cách giữa tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và tốc độ tăng GDP luôn ở mức trên dưới 20%, mà trong đó, tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán luôn ở biên độ cao hơn so với GDP. Qua đó cho thấy, cũng trong suốt thời gian ấy, rất nhiều tiền đã được đưa vào lưu thông nhưng đã không tạo ra một lượng GDP tương ứng. Mà có lẽ thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán trong những năm qua đã trở thành kênh dẫn cho lượng tiền đó và vì thế, cho đến khi hai thị trường này bị thắt lại, lượng tiền thừa thực sự phát huy tác dụng – nếu không lạm phát mới là hiện tượng lạ (thị trường bất động sản bắt đầu phát triển từ những năm 1997, 1998 và mạnh mẽ nhất vào năm 2007. Còn thị trường chứng khoán mới có sức hút tiền trong khoảng 3 năm gần đây). (Xem biểu đồ)
Biều đồ: Tốc độ tăng cung tiền và GDP của 3 nước, lấy mốc năm 2004 bằng 100%, cung tiền đo bằng M2

Nguồn: Website của NHNN
Trong khoảng thời gian 2 năm rưỡi (tính từ đầu năm 2005 cho đến hết tháng 6/2007), GDP của Việt Nam tăng 22%, còn mức cung tiền lên đến 110%. Trong cùng một khoảng thời gian, GDP của Trung Quốc tăng 29%, nhưng mức cung tiền chỉ tăng 50%. Chênh lệch này ở Thái Lan hầu như không đáng kể.
Năm 2008 kinh tế thế giới diễn biến hết sức phức tạp và biến động nhanh chóng. Trong những tháng đầu năm, hầu hết các nền kinh tế thế giới phải tập trung đưa ra các giải pháp mạnh mẽ để chống lạm phát do “cơn bão giá “ lan rộng trên toàn cầu. Giá dầu thô liên tục tăng cao, đến trung tuần tháng 7-2008 lên tới đỉnh điểm là 147 USD/thùng; giá gạo có thời điểm lên tới 1.200 USD/tấn; giá vàng lên tới trên 950 USD/ounce. Các mức giá đó cao nhất trong hàng chục năm qua trên thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, USD mất giá mạnh so với các loại ngoại tệ chủ chốt khác, có thời điểm 1 EURO đổi được hơn 1,62 USD. Trước bối cảnh đó NHTW hàng loạt nước phải thực hiện thắt chặt tiền tệ, tăng cao lãi suất chỉ đạo, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
Tuy nhiên kinh tế thế giới đã và đang biến đổi hết sức nhanh chóng vượt ra ngoài dự báo của NHTW, các định chế tài chính, các nhà khoa học kinh tế nổi tiếng, cũng như cả giới đầu cơ. Cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ khủng tín dụng thứ cấp nhà ở tại Mỹ đã nhanh chóng lan ra toàn cầu. Tính đến nay có gần 20 Ngân hàng và định chế tài chính Mỹ bị đổ vỡ, nhiều ngân hàng khác tại châu Âu cũng bị quốc hữu hoá, sáp nhập, bị thôn tính, bị thua lõ nặng. Giá dầu mỏ sụt giảm với tốc độ “ khủng khiếp, đến đầu tháng 12-2008 cuống chỉ còn 40 USD/thùng, giá vàng cũng giảm nhanh, đồng USD mạnh lên so với các loại ngoại tệ mạnh khác trên thị trường quốc tế. Giá gạo và một số mặt hàng lương thực khác giảm hơn 2/3. Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ và nhiều quốc gia khác gia tăng, sức mua giảm. Thương mại thế giới giảm tới 10%, mức giảm thấp nhất trong gần 20 năm qua. Thị trường chứng khoán sụt giảm thê thảm, hàng nghìn tỷ USD bị bốc hơi.


x70e3JTOODVdrYV
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status