Tiểu luận Cấu trúc thị trường tài chính và thực trạng ở Việt Nam - pdf 12

Download Tiểu luận Cấu trúc thị trường tài chính và thực trạng ở Việt Nam miễn phí



Trong những năm qua, cùng với quá trình cải cách kinh tế, TTTC Việt Nam
đã có những bước phát triển nhất định. Trước hết, các thị trường cấu thành cơ bản
của TTTC đã được hình thành và từng bước hoàn thiện. Nhiều loại hình định chế
trung gian tài chính được thành lập. Đặc biệt, thị trường chứng khoán đã được thiết
lập và có những đóng góp ban đầu trong việc huy động các nguồn vốn dài hạn cho
nền kinh tế.
Thứ hai, trong hơn những năm gần đây, hệ thống ngân hàng đã được cơ cấu lại
nhằm giảm thiểu những yếu kém của hệ thống và những sai lệch trong chính sách
tín dụng. Hoạt động tín dụng đã được đổi mới theo hướng các tổ chức
tín dụng có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quyết định cho vay, lựa chọn
khách hàng và biện pháp đảm bảo tiền vay trên nguyên tắc thương mại, đảm bảo
an toàn và hiệu quả.
Thứ ba, các nguyên tắc quản lý tài chính tiên tiến và chuẩn mực quốc tế về
tính minh bạch, kế toán, kiểm toán, giám sát. đã và đang từng bước được thể chế
hoá và ứng dụng rộng rãi hơn trong thực tế. Các thể chế về quản trị doanh nghiệp
(kể cả ngân hàng) cũng được hoàn thiện một bước, nhất là đối với các công ty
niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Cuối cùng, khung pháp luật của TTTC đang ngày càng phù hợp hơn với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Chính sách tín dụng ngày càng đối xử bình đẳng hơn đối với các doanh nghiệp tư nhân và có vốn đầu tư nước ngoài. Các định chế tài chính nước ngoài ngày càng được phép mở rộng phạm vi, lĩnh vực hoạt động kinh doanh của mình
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-28087/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

Thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán quyền sử dụng các nguồn tài chính thông qua những cách giao dịch và công cụ tài chính nhất định. Thị trường tài chính là tổng hòa các quan hệ cung cầu về vốn trong nền kinh tế.
Cấu trúc thị trường tài chính: hiện nay có 3 cách chia phổ biến:
Theo công cụ tài chính trên thị trường:
- Thị trường nợ
- Thị trường vốn cổ phần
Theo sự luân chuyển các nguồn tài chính:
- Thị trường sơ cấp
- Thị trường thứ cấp
Theo thời gian sử dụng nguồn tài chính huy động được:
- Thị trường tiền tệ
- Thị trường vốn
I. Cấu trúc thị trường tài chính.
1.1.Thị trường nợ và thị trường vốn cổ phần
1.1.1Thị trường nợ.
Phương pháp chung nhất mà các công ty sử dụng để vay vốn trên thị trường tài chính là đưa ra một công cụ vay nợ ( trái khoán hay một món vay thế chấp).
Công cụ vay nợ (debt instrument) Sự thỏa thuận mang tính hợp đồng, trong đó người đi vay thanh toán cho người nắm giữ công cụ nợ một khoản tiền lãi cố định, và hoàn trả tiền vốn vào cuối kỳ hạn.
Kỳ hạn thanh toán : + < 1 năm: công cụ nợ ngắn hạn.
+ >= 1 năm: công cụ nợ trung và dài hạn.
Thị trường nợ: Thị trường diễn ra việc mua bán các công cụ nợ.
1.1.2.Thị trường vốn cổ phần.
Công cụ vốn (equity instrument) là loại công cụ mà buộc người phát hành phải trả cho người nắm giữ nó một số tiền dựa vào kết quả đầu tư (nếu có) sau khi đã thực hiện xong các nghĩa vụ đối với công cụ nợ. Công cụ vốn thường thấy nhất là cổ phiểu phổ thông ( cổ phiếu thường).
Người nắm giữ cổ phiếu :
+ Sở hữu một phần tài sản của công ty.
+ Có quyền được chia lợi nhuận từ thu nhập ròng của công ty.
Sở hữu công cụ nợ
Sỡ hữu cổ phiếu
-Được xem như là chủ nợ của công ty, được thanh toán trước các cổ đông công ty.
-Hưởng phần lãi cố định, và được hoàn trả vốn vào cuối kì hạn, không được hưởng trên phần lợi nhuận của công ty.
-Chỉ nhận được tiền lãi sau khi công ty trả đã thanh toán cho chủ nợ
-Cổ đông được hưởng lợi ích trực tiếp do lợi nhuận hay là do tài sản của công ty tăng lên.
1.2. Thị trường cấp một và thị trường cấp hai( thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp).
1.2.1Thị trường sơ cấp ( primary market )
Đây là nơi mua bán những chứng khoán đang phát hành hay chứng khoán mới. Vì thế, trong thực tế người ta còn gọi thị trường phát hành chứng khoán.
Đặc điểm
+ Thị trường chứng khoán sơ cấp là thị trường hoạt động không liên tục, nó chỉ hoạt động khi có đợt phát hành chứng khoán mới.
+ Tham gia vào thị trường chứng khoán sơ cấp chủ yếu là các nhà phát hành, các nhà đầu tư và các nhà bảo lãnh (trường hợp phát hành chứng khoán theo cách bảo lãnh phát hành).
+ Tiền bán chứng khoán trên thị trường sơ cấp thuộc về các nhà phát hành, do đó hoạt động ở thị trường này đã làm tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế.
+ Nguồn vốn chủ yếu của thị trường này là nguồn tiền tiết kiệm của công chúng cũng như một số tổ chức phi tài chính.
((Việc phát hành lần đầu tiên chứng khoán ra công chúng là giai đoạn khó khăn nhất, vì nếu không đạt được kết quả thì chứng khoán phát hành sẽ không tiêu thụ được và làm mất uy tín của đơn vị phát hành. Không phải nhà phát hành nào cũng có đủ điều kiện để thực hiện tốt việc phát hành nên trên thị trường sơ cấp xuất hiện tổ chức trung gian giữa nhà phát hành và người đầu tư, đó thường là ngân hàng.
Nhà phát hành sẽ thu được vốn mới chỉ khi những chứng khoán của nó được bán lần đầu tiên trên thị trường sơ cấp. Sau đó, việc mua bán các chứng khoán này trên thị trường chứng khoán thứ cấp sẽ không làm ảnh hưởng đến số vốn của người phát hành))
Chức năng:
Hoạt động của thị trường sơ cấp tạo ra một kênh huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế. Ở thị trường sơ cấp, người phát hành nhận được tiền từ việc bán chứng khoán. Qua hoạt động này ở thị trường sơ cấp, các nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư, trong các tổ chức kinh tế, xã hội được chuyển thành vốn đầu tư cho người phát hành chứng khoán. Thị trường sơ cấp là một kênh phân bổ vốn có hiệu quả. Chính vì vậy, thị trường sơ cấp không những đóng vai trò tập hợp các nguồn vốn mà còn là công cụ hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế
1.2.2Thị trường thứ cấp(secondary market):
Đây là nơi mua bán các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp.
Đặc điểm
- Thị trường có tính chất cạnh tranh hoàn hảo.
- Thị trường có tính liên tục.
- Khối lượng và nhịp độ giao dịch lớn gấp nhiều lần so với thị trường chứng khoán sơ cấp.
- Hoạt động chủ yếu của thị trường chứng khoán thứ cấp là các nhà đầu tư thực hiện chuyển giao quyền sở hữu chứng khoán và tiền cho nhau.
Chức năng:
- Tạo điều kiện dễ dàng để bán những công cụ tài chính nhằm thu tiền mặt, tức là tạo cho các công cụ tài chính tăng tính thanh khoản tức là được ưa chuộng hơn và dễ bán hơn. Thị trường thứ cấp không tạo ra thêm các nguồn lực tài chính cho nền kinh tế, nhưng đây lại là một thị trường tạo ra tính linh hoạt cho nền kinh tế.
- Xác định giá chứng khoán hợp lý trên cơ sở đấu giá tự do. Giá hợp lý trên thị trường thứ cấp ảnh hưởng đến giá phát hành chứng khoán trên thị trường sơ cấp. Giá chứng khoán ở thị trường thứ cấp càng cao thì giá công ty phát hành nhận được sẽ càng cao => tổng vốn đầu tư cao hơn
Cách thức tổ chức thị trường thứ cấp
a. Thị trường tập trung
Là thị trường có địa điểm giao dịch hiện hữu, thường được gọi là Sở giao dịch hay Sàn giao dịch. Thị trường tập trung còn được gọi là thị trường chính thức.
Muốn tham gia vào thị trường tập trung này cần đăng ký làm thành viên, và các chứng khoán muốn được giao dịch trên thị trường cũng cần được đăng ký chính thức tại Sở giao dịch. Các giao dịch tại Sàn giao dịch được thực hiện thông qua một chủ thể đặc biệt chuyên hoạt động tại thị trường này, đó là người môi giới chứng khoán. Ví dụ điển hình trên thế giới: thị trường giao dịch chứng khoán Mỹ và NewYork là nơi dành cho cổ phiếu.
b. Thị trường trao tay (OTC – Over the Counter)
Là thị trường vốn không có địa điểm giao dịch hiện hữu, mọi hoạt động giao dịch đều được thực hiện thông qua mạng máy tính. Do đó, thị trường này còn được gọi là thị trường không chính thức.
Với việc không cần tập trung và không cần đăng ký chính thức, số lượng thành viên của thị trường OTC khá đông đảo, và do đó các giao dịch được thực hiện thông qua thị trường này cũng lớn hơn rất nhiều so với các giao dịch được thực hiện thông qua thị trường chính thức.
Mối quan hệ giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp
Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó thị trường sơ cấp là thị trường cơ sở, là tiền đề để cho thị trường thứ cấp hoạt động; thị trường thứ cấp là động lực. Nếu không có thị trường sơ cấp thì...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status