Tiểu luận Chiến lược của Bestbuy - pdf 12

Download Tiểu luận Chiến lược của Bestbuy miễn phí



Best Buy đã thực hiện một số cơ cấu tổ chức để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của công ty. BB thống nhất hai vị trí chủ chốt: Senior Manager, Công ty Trách nhiệm (trong fi scal 2008) và giám đốc cao cấp, công ty Trách nhiệm (trong scal 2009 fi), báo cáo với thứ trưởng cao cấp, chủ tịch công giao, truyền thông và công ty. Nhóm CR chiến lược có trách nhiệm dành riêng cho nhân viên làm việc trên toàn tổ chức tham gia vào các bên liên quan như: truyền thông, báo cáo và đo lường. Công ty trách nhiệm Best Buy có cơ cấu quản trị được hỗ trợ bởi một ban chức năng bởi một số Giám đốc và Phó Chủ tịch- người giám sát các chương trình: Phát minh sáng kiến, bao gồm cả môi trường kinh doanh, Nhà cung cấp đa dạng, Nhân sự, đạo đức kinh doanh, Vận tải,v.vv. Nhóm là có vai trò quan trọng cơ bản để lãnh đạo các vấn đề về hội nhập quóc tế, xác định các thước đo hiệu suất, cài đặt mục tiêu và kết quả đo lường.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-28873/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ung quyền lực đàm phán của các nhà cung cấp này cũng không nhỏ.
Tuy nhiên đối với các nhà phân phối lớn, nắm giữ thị phần cao trong thị trường bán lẻ hàng điện tử gia dụng có tầm ảnh hưởng toàn thế giới và đặc biệt là có hệ thống phân phối khá rộng mà điển hình là tập đoàn Best Buy thì lại khác.Nhà cung cấp nào cũng muốn sản phẩm của mình được trưng bày trong các cửa hàng hay website của các đại gia bán lẻ như trên nên sẽ đưa ra nhiều ưu đãi về giá cả, chất lượng sản phẩm cũng như các chính sách marketing khi đàm phán với họ.
Năng lực thương lượng của người mua:
Trong nền kinh tế vừa thoát khỏi khủng hoảng và việc mua sắm nhà đất giảm xuống khiến người mua dè dặt hơn khi mua hàng điện tử. Do đó, trong thời điểm này năng lực thương lượng của người mua khá cao bắt buộc công ty phải có nhiều chương trình marketing thu hút khách hàng. Đồng thời chi phí chuyển đổi nhà cung cấp thấp cũng làm tăng năng lực thương lượng của người mua.
Bên cạnh đó, công nghệ kĩ thuật hiện đại giúp khách hàng có thể tìm hiểu thông tin về sản phẩm và doanh nghiệp một cách dễ dàng qua các trang web thương mại điện tử, các trang web quảng cáo uy tín trước khi mua sản phẩm. Do đó khách hàng có sự so sánh giữa các nhà cung cấp khiến họ có yêu cầu cao hơn khi lựa chọn người bán.
Áp lực từ các sản phẩm thay thế:
Hiện nay, các hình thức bán hàng hiện đại như bán hàng qua internet, bán hàng qua truyền hình… đang rất phát triển và có khả năng thay thế cao cho hình thức bán hàng truyền thống, bán hàng qua cửa hàng. Do đó các doanh nghiệp phải chú trọng phát triển cả hai loại hình bán hàng truyền thống và các hình thức thương mại điện tử. Mặc dù khả năng thay thế là khá cao nhưng hình thức bán hàng qua cửa hàng đã tồn tại từ rất lâu và đã hình thành nên thói quan mua sắm trực tiếp của người tiêu dùng nên khả năng thương mại điện tử thay thế hoàn toàn cho các cửa hàng bán lẻ là điều còn lâu lắm.
Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành:
Cấu trúc cạnh tranh:
Ngành bán lẻ nói chung: Phần lớn thị phần cuả ngành đang nằm trong tay các đại gia như: Wal-Mart, Publix, Target, Best Buy… (theo báo cáo và điều tra thì ở các nước phát triển như Mỹ 85% doanh số bán lẻ nằm trong tay các tập đoàn, công ty lớn).
Trong đó phải nói đến nhiều nhất là Wal-Mart: Công ty này không chỉ là nhà bán lẻ lớn nhất nước Mỹ mà còn là công ty lớn nhất lịch sử thế giới trong nửa thập niên qua.Wal-Mart hiện thời có khoảng 4.000 siêu thị và cửa hàng trong nước Mỹ.
Ngành bán lẻ hàng điện tử gia dụng nói riêng: nắm phần lớn thị phần của thị trường bán lẻ hàng điện tử gia dụng là Best Buy, tiếp đến là Circuit City Stores Inc., tuy nhiên công ty này đã phá sản bởi không trụ nổi qua cuộc khủng hoảng lịch sử năm 2008.
Các điều kiện nhu cầu: 2004- 2008 nhu cầu của người dân Mỹ, Canada và nhiều nước trên thế giới vẫn tăng trưởng đều đặn từ 1.9%-11%. Nhưng do tình hình tài chính của thế giới, đặc biệt là ở Mỹ từ năm 2008 đến nay không khả quan nên sức mua của khách hàng giảm mạnh. Có nhiều nguyên nhân khiến sức mua của người tiêu dùng Mỹ giảm mạnh trong năm 2008, trong đó kinh tế phát triển chậm lại làm cho việc kiếm tiền trở nên khó khăn hơn và làm tăng tỷ lệ thất nghiệp, trong khi giá nhiên liệu và giá lương thực lại tăng vọt. Mặc dù chính phủ Mỹ đã sử dụng các biện pháp để kích cầu trở lại như: hoàn thuế nhưng cũng không mấy khả quan lắm vì người tiêu dùng vẫn tập trung nhiều hơn vào các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm và nhiên liệu.
Rào cản rời ngành: Đối với ngành bán lẻ thì rào cản rời ngành được đánh giá là cao, nếu rời ngành họ sẽ phải bỏ đi một khối lượng tài sản lớn đồng thời cũng phải chi trả các chi phí cố định, các khoản vay và chi phí nhân công khác. Sự suy thoái của ngành kinh tế mang tính chất quyết đinh ảnh hưởng đến sự tồn tại của họ. Một khi thị trường nằm trong tay các đại gia, nhu cầu ngày càng sụt giảm làm cho họ không thể cạnh tranh và dù muốn cũng không thể sống sót nổi.
àNhững diễn biến nói trên thể hiện mức độ cạnh tranh rất gay gắt và khốc liệt của các đối thủ trong ngành bán lẻ, công ty nào có chiến lược cạnh tranh linh hoạt và đúng đắn thì sẽ tồn tại và chiến thắng.
Sức hấp dẫn của ngành:
Thị trường đồ điện tử gia dụng thế giới tiếp tục tăng trưởng mạnh, vượt qua sự suy thoái của kinh tế toàn cầu trong thời gian vừa qua. Trong khi thị trường bán lẻ Mỹ và thế giới có phần ảm đạm thì ngành bán lẻ điện tử gia dụng vẫn trụ vững thể hiện ở doanh số tiêu thụ của máy tính cá nhân và điện thoại di động tiếp tục tăng vững. Hơn nữa, một số mặt hàng như tivi, máy tính xách tay, điện thoại thông minh… còn chứng kiến tốc độ tăng trưởng vũ bão. Doanh thu của ngành kinh doanh hàng điện tử gia dụng toàn cầu sẽ tăng gần 10% mỗi năm trong năm nay và năm tới để đạt khoảng 700 tỷ USD vào năm 2009.
Do vậy có thể thấy được rằng ngành bán lẻ điện tử gia dụng vẫn đang tăng trưởng hấp dẫn và sẽ thu hút khá nhiều đối thủ cạnh tranh tiềm tàng có thể gia nhập ngành.
Các lực lượng dẫn dắt sự thay đổi của ngành :
• Các thay đổi về người mua sản phẩm và cách thức sử dụng chúng: cùng với nhu cầu ngày càng đa dạng, tinh tế và thay đổi nhanh chóng do ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới, bên cạnh đó tốc độ phát triển công nghệ rất cao , đặc biệt là trong nghành điện tử , các sản phẩm luôn đứng trước nguy cơ lỗi thời , một sản phẩm mới ra đời có thể thay thế cho nhiều sản phẩm khác , điều này có thể làm cho người tiêu dùng hướng đến các sản phẩm điện tử tích hợp nhiều chức năng , tất cả những điều đó làm cho sự cạnh tranh trong ngành ngày càng gay gắt đòi hỏi công ty phải có các chiến lược kinh doanh linh hoạt và hiệu quả hơn, tìm cách giảm chi phí, tăng chất lượng sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng.
• Các thay đổi về chi phí: sự phát triển của công nghệ thông tin, các kỹ thuật quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả, các phương tiện vận tải… đã làm cho các công ty kiểm soát được mức tồn kho hợp lý, không gian và thời gian vận chuyển được rút ngắn, chất lượng phục vụ khách hàng cải thiện đáng kể. Bên cạnh đó sự phát triển của internet làm cho kinh doanh thương mại phát triển mạnh mẽ, các công ty kinh doanh trong nghành này giảm đáng kể được chi phí bán hàng và chi phí tồn kho… Tất cả những yếu tố này giúp cho các công ty đạt được hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh của mình và cung cấp cho khách hàng các sản phẩm với giá thấp và dịch vụ hoàn hảo .
• Sự thâm nhập hay rời ngành của các hãng lớn : Sự sụp đổ của tập đoàn bán lẻ Kmart và Cicruit đã làm thay đổi cấu trúc cạnh tranh và làm cho các công ty trong nghành lao vào tranh giành khách hàng .
• Toàn cầu hóa: Toàn cầu hóa gia tăng áp lực cạnh tranh lên các công ty, tạo ra các cơ hội và các đe dọa đòi hỏi các công ty phải có chiến lược linh hoạt và phù hợp với thị tường toàn cầu.
NGUỒN GỐC CỦA LỢI THẾ CẠNH TRANH:
Các nguồn lực:
Nguồn lực hữu hình:
Nguồn tài chính:
Doanh...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status