Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn - pdf 12

Download Luận văn Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn miễn phí



MỤC LỤC
 
PHẦN I 1
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Đối tượng nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 3
PHẦN 2: 4
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH 4
1.1. Cơ sở lý luận 4
1.1.1. Hiệu quả sản xuất kinh doanh 4
1.1.1.1. Khái niệm 4
1.1.1.2.Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh 5
1.1.1.3. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là một tất yếu khách quan 6
1.1.1.4. Mối quan hệ giữa hiệu quả sản xuất kinh doanh và kết quả sản xuất kinh doanh 7
1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản suất kinh doanh 8
1.1.2.1. Những yếu tố thuộc môi trường vĩ mô 8
1.1.2.2. Những yếu tố thuộc môi trường vi mô 10
1.1.3 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 11
1.1.3.1. Nhóm chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 11
1.1.3.2. Nhóm chỉ tiêu tương đối phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh 11
1.2. Cơ sở thực tiễn 15
1.2.1. Thực trạng xi măng thế giới 15
1.2.2. Thị trường xi măng Việt Nam hiện nay 15
1.2.2.1. Thị trường xi măng Việt Nam từ năm 1991 đến cuối năm 1996 15
1.2.2.2. Thị trường xi măng Việt Nam từ 1997 đến nay 16
CHƯƠNG II 17
TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN 17
2.1. Khái quát về Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn 17
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 17
a. Giới thiệu về Công ty 17
b. Lịch sử hình thành 17
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn 19
2.1.2.1. Chức năng 19
2.1.2.2. Nhiệm vụ 19
2.1.3. Đặc điểm cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty 19
2.1.4. Đặc điểm sản xuất và quy trình sản xuất của Công ty 22
2.1.4.1. Đặc điểm sản xuất và sản phẩm 22
2.1.4.2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất 23
2.2. Nguồn lực cơ bản của Công ty 24
2.2.1. Tình hình lao động của Công ty 24
2.2.2 Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty 28
2.2.3 Tình hình tài chính của Công ty 30
2.3 Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 34
2.3.1 Các yếu tố môi trường vĩ mô 34
2.3.2 Những yếu tố thuộc môi trường vi mô 36
CHƯƠNG 3 38
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN QUA 3 NĂM 2007 – 2009 38
3.1. Tình hình sản lượng tiêu thụ của Công ty qua 3 năm (2007- 2009) 38
3.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 40
3.2.1. Phân tích doanh thu 40
3.2.1.1. Phân tích doanh thu 40
3.2.1.2. Phân tích các nhân tố giá bán và khối lượng tiêu thụ đến doanh thu tiêu thụ của Công ty 48
3.2.2. Phân tích tình hình chi phí của Công ty 50
3.2.3. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 53
3.3. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty 56
3.3.1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn 56
3.3.1.1. Hiệu quả sử dụng vốn cố định 56
3.3.1.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 61
3.3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng lao động 64
3.3.3. Phân tích một số hiệu quả kinh doanh khác của Công ty 68
CHƯƠNG IV 72
ĐỊNH HƯỚNG TRONG THỜI GIAN TỚI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 72
4.1 Mục tiêu phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới 72
4.1.1 Cơ sở xây dựng định hướng 72
4.1.2. Định hướng phát triển của Công ty đến năm 2015 và những mục tiêu trong năm 2010 74
4.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty 75
4.2.1 Phát huy hiệu quả sử dụng nguồn lực lao động 75
4.2.2 Tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả nguồn vốn kinh doanh 77
4.2.3 Sử dụng tiết kiệm chi phí 78
4.2.4 Giải pháp thành lập bộ phận chuyên trách Công tác Marketing 79
4.2.5 Biện pháp về bảo vệ môi trường 80
PHẦN III 81
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 81
1. Kết luận 81
2. Kiến nghị 82
2.1. Kiến nghị đối với Nhà nước 82
2.2. Kiến nghị đối với Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam 83
2.3. Kiến nghị đối với Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn 83
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-28875/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

lường các thông số kỹ thuật, quản lý và theo dõi sổ sách kế toán, hệ thống phân phối và tiêu thụ sản phẩm của Công ty; đồng thời là phương tiện để giao dịch thương mại, bán hàng và tiếp xúc với khách hàng, tạo cho doanh nghiệp giảm thời gian và chi phí.
* Yếu tố môi trường tự nhiên
Vị trí của Công ty nằm gần núi đá vôi, đất sét có trữ lượng dồi dào với chất lượng tốt và ổn định. Đây là hai nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất xi măng chất lượng cao. Nằm gần quốc lộ 1A, có đường sắt vào nhà máy nên rất thuận lợi cho việc vận chuyển xi măng đến các nơi tiêu thụ tạo điều kiện thuận lợi để Công ty mở rộng thị trường tiêu thụ.
* Yếu tố xã hội
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu về xây dựng nhà ở, công trình vui chơi giải trí tăng cao. Bên cạnh đó, các biện pháp kích cầu của chính phủ như: đầu tư phát triển hệ thống giao thông đường bộ bằng bê tông xi măng nhất là hệ thống đường cao tốc, đường ven biên giới, đường giao thông nông thôn …điều đó kéo theo nhu cầu về sản phẩm xi măng cũng tăng theo. Đây là cơ hội đối với CTCP xi măng Bỉm Sơn. Tuy nhiên, chính nó cũng đặt ra thách thức trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
* Môi trường cạnh tranh
Khi nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, thuế nhập khẩu xi măng giảm chỉ còn 0 - 5%, cùng với việc mở cửa hoàn toàn cho các nhà đầu tư nước ngoài, sự ổn định về chính trị, dân cư đông đúc đã tạo nên sức cuốn hút mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, hiện nay, ngành xi măng Việt nam đang trong giai đoạn xây dựng và phát triển mạnh mẽ về công tác đầu tư như nhiều trạm nghiền mới ra đời, xây dựng thêm nhiều dây chuyền mới của các Ngành, địa phương, của các công ty trong VICEM và liên doanh, các lò đứng chuyển đổi sang lò quay…đã tiếp thêm lượng hàng hoá cho thị trường.
Như vậy, CTCP xi măng Bỉm Sơn sẽ phải cạnh tranh trực tiếp với xi măng nhập khẩu từ các quốc gia khác và ngày càng đương đầu với sự cạnh tranh gay gắt không chỉ phải với các Công ty thuộc VICEM, mà còn với các đối tác liên doanh nước ngoài ở Việt Nam, vốn có nhiều kinh nghiệm trong việc tạo ưu thế bằng đầu tư công nghệ tiên tiến hiện đại với chi phí giá thành thấp.
2.3.2 Những yếu tố thuộc môi trường vi mô
* Khách hàng
Khách hàng chủ yếu của CTCP xi măng Bỉm Sơn là khách hàng trong nước và một số ít khách hàng nước ngoài. Các nhà đại lý bao tiêu (nhà phân phối) mua sản phẩm của Công ty để bán lại. Hoạt động bán hàng của Công ty cho các đại lý thực chất là hoạt động mua đứt, bán đoạn. Khách hàng này có quan hệ thường xuyên, lâu dài với Công ty và là người tiêu thụ hoàn toàn khối lượng sản phẩm của Công ty từ năm 2007 đến nay.
* Đối thủ cạnh tranh
Đối với ngành sản xuất vật liệu xây dựng nói chung và ngành sản xuất xi măng nói riêng, thị trường tiêu thụ sản phẩm ngày càng bị thu hẹp bởi có nhiều đối thủ cạnh tranh mới xuất hiện. Trên thị trường Việt Nam hiện nay có rất nhiều nhãn hiệu xi măng, kể cả các nhãn hiệu xi măng của Công ty nhà nước và của các liên doanh nước ngoài. Có thể kể đến một số nhãn hiệu xi măng cạnh tranh với nhãn hiệu xi măng Bỉm Sơn như sau: các nhãn hiệu xi măng VICEM như: xi măng Hoàng Thạch, xi măng Hải Phòng, xi măng Hoàng Mai, xi măng Tam Điệp...; các nhãn hiệu xi măng liên doanh ở việt Nam như: xi măng Nghi Sơn, xi măng Phúc Sơn, xi măng Chinfon...
* Các nhà cung ứng
Nhà cung ứng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của Công ty, vì chất lượng và giá cả ổn định của các yếu tố đầu vào sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Sự ổn định và uy tín của nhà cung ứng sẽ là yếu tố đảm bảo tiến độ sản xuất kinh doanh của Công ty diễn ra đúng kế hoạch. Ngoài nguyên liệu chính là đất sét và đá vôi Công ty có thể tự khai thác được thì các nguyên liệu đầu vào khác để sản xuất Clinker như than cám, thạch cao, đá bazan, vỏ bao, điện…Công ty đã thực hiện hình thức đấu thầu, lựa chọn nhà cung cấp. Các nhà cung cấp nguyên liệu chính cho Công ty như: Công ty vật liệu xây dựng và xây lắp số 5 cung cấp phụ gia, đá bazan; Công ty Cổ phần vật liệu chất đốt Thanh Hoá cung cấp than cám; Công ty cổ phần bao bì Thanh Hoá cung cấp vỏ bao; Công ty dịch vụ vận tải Đường Sắt cung cấp thạch cao; Công ty đá Đồng Giao cung cấp đá; Công ty cổ phần bao bì Bỉm Sơn, Công ty cổ phần bao bì Bút Sơn cung cấp bao bì; Công ty xi măng Hoàng Mai, Công ty xi măng Hải Phòng cung cấp clinker...(Có thể xem thêm danh sách các nhà cung cấp các mặt chính cho Công ty ở phụ lục 7)
CHƯƠNG 3
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN QUA 3 NĂM 2007 – 2009
3.1 Tình hình sản lượng tiêu thụ của Công ty qua 3 năm (2007- 2009)
Với chính sách chất lượng nhất quán, sản phẩm xi măng với nhãn hiệu “Con Voi” của Công ty đã và đang có uy tín với người tiêu dùng trên thị trường 30 năm qua. Như vậy, sản lượng sản phẩm tiêu thụ của Công ty luôn giữ được ổn định, giành được vị thế vững chắc trên thị trường.
Qua bảng 4 cho thấy, sản lượng tiêu thụ của Công ty qua qua 3 năm đều không ngừng tăng lên. Năm 2007, tổng sản lượng tiêu thụ của Công ty đạt 2.296.717 tấn, đến năm 2008 tăng lên 2.564.448 tấn, tăng về số tuyệt đối là 267.731 tấn và về tương đối tăng là 11,66%. Năm 2007, Công ty đã thực hiện chuyển đổi mô hình kinh doanh từ hệ thống bán hàng thông qua các chi nhánh (đại lý hưởng hoa hồng) sang mô hình đại lý bao tiêu sản phẩm (nhà phân phối) nhưng tình hình tiêu thụ xi măng cũng không bị ảnh hưởng do việc chuyển đổi này, mà năm 2008 sản lượng tiêu thụ vẫn tăng lên, chứng tỏ bước chuyển đổi mô hình kinh doanh của Công ty là hợp lý, phù hợp với nhu cầu thực tế. Và sang năm 2009 sản lượng tiêu thụ của Công ty tiếp tục tăng, tăng 56.097 tấn hay tăng 2,19% so với năm 2008 và đạt 2.620.544 tấn. Như vậy, tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty trong những năm gần đây là rất tốt.
So sánh năm 2008 so với năm 2007, sản lượng tiêu thụ của Công ty tăng lên, sở dĩ như vậy là do tất cả các sản lượng mặt hàng tiêu thụ của Công ty đều tăng lên. Trong đó, sản phẩm xi măng rời PCB 40 tăng mạnh nhất, tăng 112.527 tấn hay tăng 380%. Tiếp đó, là sự tăng lên của sản phẩm xi măng bao PCB 40, tăng 79.527 tấn hay tăng 194,27%.
So sánh năm 2009 với năm 2008, sự tăng lên của sản lượng tiêu thụ chủ yếu là do sản phẩm xi măng bao PCB 30 tăng mạnh, tăng 188.604 tấn hay tăng 8,42%. Tuy nhiên, cũng do sự giảm sút mạnh của xi măng rời PCB 40, giảm 99.371 tấn hay giảm 69,91% nên năm 2009 sản lượng tiêu thụ của Công ty chỉ tăng nhẹ.
Trong những năm tới Công ty cần tiếp tục duy trì và nâng cao hơn nữa mức sản lượng tiêu thụ.
BẢNG 4: TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2007 – 2009
ĐVT: Tấn
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
So sánh
2008/2007
2009/2008
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Tổng
2.296.717
100
2.564.448
100
2.620.544
100
267.731
11,66
56.097
2,19
1.Xi măng bao PCB30
2.207.986
96,14
2.239.298
87,32
2.427.902
92,6...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status