Luận án Cầu về tiền và hệ quả đối với chính sách tiền tệ ở Việt Nam - pdf 12

Download Luận án Cầu về tiền và hệ quả đối với chính sách tiền tệ ở Việt Nam miễn phí



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮVIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀNGHIÊN CỨU CẦU TIỀN VÀ HỆQUẢ
ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ.
1.1. TỔNG QUAN VỀLÝ THUYẾT CẦU TIỀN.
1.2. TỔNG QUAN VỀNGHIÊN CỨU CẦU TIỀN ỞMỘT SỐNƯỚC TRÊN
THẾGIỚI.
1.3. HỆQUẢCỦA NGHIÊN CỨU CẦU TIỀN ĐỐI VỚI CSTT.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀCHÍNH SÁCH TIỀN TỆ, CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ỞVIỆT NAM.
2.1. THỰC TRẠNG VỀCHÍNH SÁCH TIỀN TỆTỪNĂM 1990 ĐẾN NAY.
2.2. MỘT SỐNHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CSTT ỞVIỆT NAM.
CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU CẦU TIỀN VÀ ƯỚC LƯỢNG HÀM CẦU
TIỀN ỞVIỆT NAM.
3.1. THỰC TRẠNG VỀNGHIÊN CỨU CẦU TIỀN ỞVIỆT NAM.
3.2. ƯỚC LƯỢNG HÀM CẦU TIỀN CHO VIỆT NAM.
CHƯƠNG 4. ỨNG DỤNG KẾT QUẢNGHIÊN CỨU CẦU TIỀN TRONG
HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ỞVIỆT NAM.
4.1. TRONG VIỆC LỰA CHỌN MỤC TIÊU CỦA CSTT.
4.2. TRONG VIỆC LỰA CHỌN CÔNG CỤCỦA CSTT.
4.3. TRONG VIỆC NÂNG CAO ĐIỀU KIỆN THỰC THI CSTT HIỆU QUẢ.
KẾT LUẬN.
NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
PHỤLỤC.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-29138/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

i sự thặng dư CCTT ngày càng tăng trong chế độ tỷ giá
hối đoái thả nổi có quản lý thì vai trò can thiệp vào thị trường ngoại hối nhằm
ổn định tỷ giá hối đoái, cải thiện cán cân thương mại ngày càng trở nên khó
khăn. Cuối năm 2006, đầu năm 2007 lượng vốn nước ngoài chảy vào nền
kinh tế Việt Nam tăng vọt, để ổn định tỷ giá NHNN đã mua vào một lượng
lớn ngoại tệ cho dự trữ ngoại hối quốc gia nhưng áp lực lạm phát đối với nền
kinh tế là không thể tránh khỏi. Với một nền kinh tế có hiện tượng đô la hóa
thì NHNN cần tính toán kỹ mức độ gia tăng tổng phương tiện thanh toán
có xét tới lượng ngoại tệ chảy vào nền kinh tế ngày càng tăng, cũng như việc
thay đổi nhu cầu tiền khi có sự biến động của tỷ giá hối đoái nhằm dự báo
chính xác cầu tiền và đưa ra CSTT hợp lý.
2.2.3. Các nhân tố thuộc về thị trường tài chính
Một trong những nhân tố quyết định tới hiệu quả thực thi CSTT là liên
quan tới mức độ phát triển của các định chế tài chính và thị trường tiền tệ.
Một thị trường tài chính phát triển với các định chế vững mạnh sẽ là những
mắt xích quan trọng trong việc tiếp nhận và phản ứng lại đúng đắn, kịp thời
những quyết định CSTT của NHTW. Do vậy CSTT đưa ra sẽ đạt được tốt
những mục tiêu đã được đặt ra.
Vậy, ở Việt Nam hiện nay các định chế tài chính đã phát triển ở mức độ
nào chúng ta sẽ xem xét ở phần nghiên cứu này. Thị trường tài chính Việt
Nam đến nay sau hơn 10 năm cải cách, hệ thống tài chính các thị trường cấu
thành cơ bản đã được hình thành tương đối đầy đủ mặc dù mức độ phát triển
của từng thị trường cấu thành là không giống nhau.
98
2.2.3.1. Thị trường tiền tệ
Thị trường tiền tệ, theo luật NHNN, là thị trường vốn ngắn hạn, là nơi
mua bán các giấy tờ có giá ngắn hạn (dưới 1 năm). Thị trường tiền tệ bao gồm
thị trường nội tệ liên ngân hàng (được thành lập và đi vào hoạt động năm
1993), thị trường ngoại tệ liên ngân hàng (chính thức đi vào hoạt động từ
tháng 10/1994), thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc (bắt đầu vận hành năm
1995) và nghiệp vụ thị trường mở (chính thức vận hành vào tháng 7/2000).
Chức năng của thị trường tiền tệ là tài trợ vốn ngắn hạn cho doanh nghiệp,
cho ngân sách nhà nước, đảm bảo vốn khả dụng cho các tổ chức tín dụng và
là nơi để cho NHNN thực thi các công cụ của CSTT.
Thị trường tiền tệ diễn ra chủ yếu thông qua hoạt động của hệ thống
ngân hàng, vì các ngân hàng là chủ thể quan trọng nhất trong việc cung cấp và
sử dụng vốn ngắn hạn. Tham gia thị trường tiền tệ ở nước ta hiện nay là hệ
thống các tổ chức tín dụng, gồm có: các NHTM, các công ty tài chính, các
công ty cho thuê tài chính, các quỹ tín dụng nhân dân.
Tiền thân ra đời của hệ thống NHTM Việt Nam là hệ thống NHNN
Việt Nam được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 6/5/1951 với tên gọi
ban đầu là NH Quốc gia Việt Nam. Tổ chức hoạt động ngân hàng mô hình
một cấp, Nhà nước độc quyền quản lý, vừa làm chức năng quản lý nhà nước
vừa trực tiếp kinh doanh tiền tệ tín dụng. Hoạt động ngân hàng đều do sự ấn
định chủ quan của Nhà nước không có một CSTT theo đúng nghĩa. Bộ máy tổ
chức cồng kềnh kém hiệu quả,...
Ngày 26/3/1988 Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành
Quyết định số 53/HĐBT, quyết định tổ chức lại hoạt động của hệ thống Ngân
hàng với mục tiêu tăng cường chức năng quản lý Nhà nước của NHNN, chức
năng kinh doanh tiền tệ- ngân hàng được giao cho các NH chuyên doanh và
được tách khỏi NH nhà nước. Mô hình hai cấp trong hoạt động ngân hàng đó
99
được thể chế hóa sau khi NHNN công bố Pháp lệnh NHNN ngày 24/5/1990.
Hệ thống ngân hàng Việt Nam ngày càng được tách bạch thành hai hệ thống
độc lập và rành bạch về chức năng và nhiệm vụ khi có sự ra đời của Luật
NHNN Việt Nam và Luật tổ chức tín dụng Việt Nam (1/1/1998).
• Hệ thống ngân hàng nhà nước Việt Nam với chức năng là NHTW của
Việt Nam
• Hệ thống các TCTD với chức năng kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân
hàng.
Hiện nay, hệ thống NHTM Việt Nam bao gồm các loại hình hoạt động
như: NHTM nhà nước, NHTM cổ phần, NHTM liên doanh, chi nhánh NHTM
nước ngoài.
Các NHTM nhà nước từ khi ra đời đến nay được hoạt động theo mô
hình tổng công ty, Nhà nước có 100% vốn điều lệ. Các NHTM nhà nước hoạt
động dưới sự điều chỉnh trực tiếp của luật các tổ chức tín dụng, vừa chịu sự
điều chỉnh cả trực tiếp và gián tiếp của Luật DNNN. Cho đến nay, nhóm các
NHTM nhà nước vẫn là nhóm chi phối thị phần huy động vốn và tín dụng của
cả nước (tỷ trọng tín dụng của các NHTM nhà nước năm 2005 chiếm 70,8%
và năm 2006 chiếm 63,49% của cả hệ thống) [18]. Thị phần của các NHTM
nhà nước cao như vậy là do các NHTM nhà nước có mạng lưới rộng phủ khắp
cả nước, có thời gian hoạt động lâu, do tâm lý của người dân chưa quen với
hoạt động của các tổ chức tín dụng khác... Tuy nhiên, mô hình tổ chức truyền
thống chậm đổi mới nên hệ quả là nhân lực quá đông, bộ máy cồng kềnh, hạn
chế năng suất lao động. Vốn tự có của nhóm NHTM NN thấp (bình quân
3680 tỷ đồng), tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng (bình quân 4,39%) thấp nhất,
mức độ rủi ro cao nhất trong các nhóm NHTM, chất lượng tài sản thấp nên
khả năng sinh lời và hiệu quả kinh doanh của nhóm các NHTM nhà nước là
rất thấp, không những thấp hơn so với nhóm NH nước ngoài và NH liên
100
doanh mà còn thấp hơn một số NHTM cổ phần [7]. Do vậy từ nay đến năm
2008 để nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM nhà nước, NHNN Việt
Nam đang và sẽ cổ phần hóa các NHTM nhà nước.
Nhóm các NHTM cổ phần hiện có khoảng 33 ngân hàng. Các ngân
hàng cổ phần có quy mô thị phần nhỏ (tỷ trọng tín dụng cho nền kinh tế năm
2005 và 2006 lần lượt chiếm 14,76% và 21,16% [19]) nhưng tỷ lệ an toàn vốn
bình quân nhóm khoảng 8% cao hơn các NHTM NN, đạt tỷ lệ an toàn tối
thiểu theo thông lệ quốc tế. Hiện tại số vốn tự có của các NHTM cổ phần
không lớn (năm 2005 chỉ có hai NHTM cổ phần Sài Gòn Thương tín và
NHTM cổ phần Á Châu là có số vốn tự có trên 1000 tỷ đồng) nên hạn chế khả
năng cung ứng vốn, đầu tư tài chính và đầu tư phát triển công nghệ. Tuy các
NHTM cổ phần có nhiều cố gắng trong việc mở rộng thị phần song các
NHTM cổ phần thường trong tình trạng thiếu nguồn và họ phải tăng lãi suất
huy động để cạnh tranh với các NHTM nhà nước. Ngày 22/11/2006, Chính
Phủ ban hành Nghị định 141/2006/NĐ-CP về ban hành danh mục mức vốn
pháp định của các tổ chức tín dụng. Theo Nghị định đó thì các NHTM cổ
phần đã được cấp phép và hoạt động phải đảm bảo vốn điều lệ thực góp tối
thiểu chậm nhất vào ngày 31/12/2008 là 1000 tỷ. Nghị định đó tạo điều kiện
cho các NHTM cổ phần tăng vốn hoạt động và tăng dần khả năng cạnh tranh
khi Việt Nam đã nằm trong WTO.
Hiện nay ở Việt Nam có 4 ngân hàng liên doanh. Vốn tự có của các NH
liên doanh bình quân gần 350 tỷ đồng....
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status