Tiểu luận Vấn đề độc quyền ở Việt Nam - pdf 12

Download Tiểu luận Vấn đề độc quyền ở Việt Nam miễn phí



Vấn đề là độc quyền hiện nay ở Việt Nam chủ yếu là độc quyền nhà nước, các công ty tư nhân chưa có khả năng và tiềm lực kinh tế để chiếm vị trí thống lĩnh hay độc quyền trong các ngành kinh tế chính. Bên cạnh đó, cùng với quá trình mở cửa thị trường thông qua việc ký kết và gia nhập các hiệp định thương mại song phương và đa phương, đã và sẽ xuất hiện các công ty đa quốc gia hoạt động tại Việt Nam. Những công ty nầy, với sức mạnh kinh tế của mình, có khả năng tạo lập được vị thế độc quyền và trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp nội địa Việt Nam với tiềm lực hạn chế đang bị loại dần khỏi đời sống kinh tế. Tình trạng loại bỏ đối thủ để chiếm đoạt thị trường thiết lập vị thế độc quyền như có những công ty đem hàng trăm tấn sản phẩm để biếu hay bán phá giá làm cho không một doanh nghiệp trong nước nào có đủ tiềm lực kinh tế để duy trì hoạt động sản xuất bình thường


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-29085/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ệp sản xuất với chi phí thấp hơn những doanh nghiệp khác nhờ vào kinh nghiệm, tính kinh tế của quy mô, v.v. Do đó, những doanh nghiệp lớn có khả năng loại trừ những doanh nghiệp khác ra khỏi ngành bằng cách cắt giảm giá (mà vẫn có thể thu được lợi nhuận), từ đó tạo ra thế độc quyền cho mình.
Một khi vị thế độc quyền được thiết lập, sự gia nhập ngành của các doanh nghiệp khác sẽ rất khó khăn, bởi vì những doanh nghiệp mới thường sản xuất ở mức sản lượng thấp và như vậy phải chịu chi phí (trung bình) cao. Những doanh nghiệp này sẽ dễ dàng bị nhà độc quyền loại khỏi thị trường bằng cách giảm giá. Sự độc quyền hình thành từ con đường cạnh tranh bằng chi phí như vậy được gọi là độc quyền tự nhiên.
1.2. Pháp lý : Nhiều nhà độc quyền được tạo ra từ nguyên nhân pháp lý chứ không phải từ nguyên nhân kinh tế như trên. Chúng ta có thể thấy pháp luật tạo ra sự độc quyền dưới dạng hai hình thức sau:
               1.2.1.Pháp luật bảo hộ bằng phát minh, sáng chế. Bằng phát minh, sáng chế được pháp luật bảo vệ là một trong những nguyên nhân tạo ra độc quyền vì luật bảo hộ bằng sáng chế chỉ cho phép một nhà sản xuất sản xuất mặt hàng vừa được phát minh và do vậy họ trở thành nhà độc quyền.
             1.2.2.Pháp luật bảo hộ những ngành có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.Các ngành công nghiệp công ích như điện, nước, thông tin liên lạc, một số kênh phát thanh, truyền hình, v.v. sẽ được bảo hộ hay độc quyền bởi nhà nước vì chúng có vai trò quan trọng đối với an ninh quốc gia. Những ngành này thường là các ngành có chi phí sản xuất trung bình giảm dần khi quy mô tăng. Do vậy, chính phủ cho rằng chi phí trung bình sẽ càng thấp khi sản lượng gia tăng và nó sẽ đạt mức thấp nhất chỉ khi tổ chức ngành này như là một nhà độc quyền
1.3.Xu thế sáp nhập của các công ty lớn: Trên thế giới hiện nay đang diễn ra xu thế sáp nhập của các công ty lớn. Xu thế này diễn ra do những nguyên nhân sau:
1.3.1.   Áp lực của việc tìm kiếm khách hàng. Việc sáp nhập của các công ty sẽ giúp mở rộng thị trường cho từng công ty. Các công ty, sau khi sáp nhập, sẽ tận dụng được mạng lưới phân phối có sẵn của mình và của cả những công ty trong liên minh để nâng cao thị phần của mình và chiếm lĩnh thị trường. Do vậy, việc sáp nhập có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thu tóm thị trường và hình thành vị thế độc quyền.
1.3.2. Giảm chi phí sản xuất - kinh doanh. Việc sáp nhập sẽ làm mở rộng thị trường của các doanh nghiệp nên có thể làm tăng quy mô sản xuất cho từng doanh nghiệp. Điều này có thể tạo ra tính kinh tế nhờ quy mô của quá trình sản xuất. Do vậy, sự sáp nhập có thể giúp doanh nghiệp sử dụng tài nguyền về nhân lực, tiền của, v.v. có hiệu quả hơn.
1.4.Tình trạng kém phát triển của thị trường: Sự kém phát triển của thị trường sẽ dẫn đến hàng hoá không được lưu thông một cách thông suốt. Do hàng hoá không lưu thông tốt trên thị trường cho nên nhà cung ứng nào có điều kiện cung ứng hàng hoá cho một thị trường nào đó mà các nhà cung ứng khác không thể với tới thì sẽ trở thành độc quyền trên thị trường đó. Đây là hình thức độc quyền có tính cục bộ và xảy ra ở quy mô nhỏ. Sự độc quyền như vậy thường xuất hiện ở những vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hay hải đảo, v.v. .
2.Đường cầu và đường doanh thu biên: Là do người cung ứng duy nhất một hàng hoá nào đó, nhà độc quyền đối diện với đường cầu của thị trường, và đường cầu thị trường có xu hướng dốc xuống từ trái sang phải. Khác với một doanh nghiệp cạnh tranh phải chấp nhận giá thị trường, nhà độc quyền là người định giá. Nhà độc quyền có thể chọn sản xuất tại bất kỳ một mức sản lượng nào trên đường cầu thị trường nhưng phải đánh đổi giữa sản lượng và giá bán sản phẩm. Nhà độc quyền cung ứng càng nhiều thì giá cả sẽ càng giảm. Ta có thể mô tả sự đánh đổi giữa giá và sản lượng của một doanh nghiệp độc quyền ở hình 2.
 Để tối đa hoá lợi nhuận, nhà độc quyền sẽ chọn sản xuất mức sản lượng mà tại đó . Sau đó, nhà độc quyền kiểm tra xem ở mức sản lượng này giá cả (hay doanh thu bình quân) có trang trải được các chi phí hay không. Hình 4 biểu diễn nguyên tắc tối đa hoá lợi nhuận của nhà độc quyền.
Nhà độc quyền sẽ chọn mức sản lượng tối ưu q1, tại đó đường MR cắt đường MC. Với đường cầu D, nhà độc quyền sẽ định mức giá là P1, tương ứng với điểm B, để bán hết sản lượng q1 được sản xuất ra.
3.Chỉ số Lerner:Khác với thị trường cạnh tranh hoàn hảo, nhà độc quyền là người ấn định giá. Sau khi đã quyết định sản xuất q1, nhà độc quyền niêm yết giá P1 vì biết rằng người tiêu dùng sẽ tiêu thụ đúng q1. Chúng ta cũng nên lưu ý rằng trong khi doanh nghiệp cạnh tranh định giá bằng với chi phí biên thì nhà độc quyền định giá cao hơn chi phí biên do giá cả của nhà độc quyền lớn hơn doanh thu biên. Do vậy, để đo lường sức mạnh độc quyền các nhà kinh tế xem xét mức độ chênh lệch giữa giá độc quyền và chi phí biên ở tại mức sản lượng mà nhà độc quyền có lợi nhuận là tối đa. Cụ thể, sức mạnh độc quyền được biểu hiện bằng chỉ số Lerner (tại điểm tương ứng với lợi nhuận tối đa của nhà độc quyền) như sau:  
.
trong đó: L là chỉ số Lerner. Chỉ số Lerner luôn có giá trị nằm giữa 0 và 1. Đối với doanh nghiệp hoạt động trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, ở mức sản lượng tương ứng với lợi nhuận tối đa thì nên . Đối với nhà độc quyền, L luôn dương vì . Nếu L càng lớn, sức mạnh độc quyền càng lớn vì khi đó giá bán càng lớn hơn MC
4.Lợi nhuận độc quyền: Lợi nhuận độc quyền có thể được xem như là phần trả công cho các nhân tố hình thành nên sự độc quyền như: phát minh, sáng chế, vị trí thuận lợi hay sự năng động của nhà độc quyền. Chính vì vậy, một số doanh nghiệp khác sẽ sẵn sàng trả một số tiền để sang nhượng bản quyền các phát minh, sáng chế, v.v. nhằm kiếm được lợi nhuận tiềm năng của vị thế độc quyền. Một khi quyền độc quyền được sang nhượng thấp hơn giá trị thị trường thực tế, người được sang nhượng sẽ được hưởng lợi. Tuy nhiên, vị thế độc quyền không bảo đảm cho doanh nghiệp chắc chắn thu được lợi nhuận. Điều này còn phụ thuộc vào mối quan hệ giữa chi phí trung bình và đường cầu đối với sản phẩm của nhà độc quyền. Hình 4 cho thấy nhà độc quyền có thể thu được lợi nhuận độc quyền khi chọn mức sản lượng tối đa hoá lợi nhuận. Tại mức sản lượng này, đường AC của nhà độc quyền nằm dưới đường cầu. Bây giờ, chúng ta sẽ xem xét trường hợp nhà độc quyền không thể thu được lợi nhuận độc quyền do đường AC nằm trên đường cầu (hình 5).
5.Không có đường cung trong độc quyền: Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, đường cung của doanh nghiệp chính là đường chi phí biên. Tổng hợp đường cung của từng doanh nghiệp ta có đường cung của ngành. Trong độc quyền, cách xây dựng đường cung như trên không thể thực hi
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status