Luận án Huy động và sử dụng vốn đầu tư của ngân hàng cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Hưng Yên - pdf 12

Download Luận án Huy động và sử dụng vốn đầu tư của ngân hàng cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Hưng Yên miễn phí



MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC ĐỒ THỊ
MỞ ĐẦU. 1
Chương 1: HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG
VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ . 6
1.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nguồn vốn đầu tưcho chuyển dịch cơ
cấu kinh tế . 6
1.2. Huy động và sử dụng vốn đầu tư của ngân hàng với chuyển dịch cơ
cấu kinh tế . 28
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động và sử dụng vốn đầu tư của
ngân hàng cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế . 49
1.4. Kinh nghiệm từ các nước đông á trong huy động và sử dụng vốn của
ngân hàng cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 57
Chương 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CỦA
NGÂN HÀNG CHO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN . 66
2.1. Cơ cấu kinh tế và vốn đầu tư của tỉnh hưng yên. . 66
2.2. Các ngân hàng trên địa bàn tỉnh hưng yên. 77
2.3. Đánh giá huy động và sử dụng vốn đầu tư của các ngân hàng cho
chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh hưng yên. 83
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP VỀ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ
CỦA NGÂN HÀNG CHO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN .136
3.1. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nhu cầu vốn đầu tư cho
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở hưng yên .136
3.2. Giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư của ngân hàng cho
chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh hưng yên.145
3.3. Các kiến nghị .172
KẾT LUẬN. 180
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ
CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ. 182
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 183
PHỤ LỤC .189


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-29249/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ng tỉnh Hưng Yên đã
thành lập 1265 tổ tiết kiệm và vay vốn ở các thôn, xóm. Thông qua các tổ tiết
kiệm và vay vốn của hội nông dân, Ngân hàng CSXH Hưng Yên đã cho hơn
25 nghìn hộ nông dân vay vốn, với tổng dư nợ hơn 176 tỷ đồng để đầu tư phát
triển kinh tế gia đình.Hội nông dân các xã, phường, thị trấn đã kết hợp cho
vay vốn ưu đãi với chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, giúp nhiều hội viên sử dụng
vốn phục vụ sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, hàng năm có hơn 2000 hộ
thoát cùng kiệt [32].
Năm 2007, các đơn vị đã cho hàng ngàn lượt hộ vay vốn với dư nợ
1.810,9 tỷ đồng, chiếm 30,8 % dư nợ cho vay ngoài nhà nước. Riêng ngân
hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã cho 77.200 hộ vay. Dư nợ cho
dư nợ cho vay bình quân 1 hộ là 7,3 triệu đồng. Tín dụng hộ sản xuất trong
những năm qua được tập trung cho ngành trồng trọt như: Cây đay, dâu tằm,
nhãn, vải, cam, táo... ở các vùng như: Kim Động, Tiên Lữ, Khoái Châu, Văn
Giang hay cho vay trồng cây ngắn ngày như cây đậu tương, lạc và các cây
hoa màu trên đất 2 vụ lúa và đầu tư cho các hộ chăm sóc đàn gia súc hay cải
tạo ao hồ nuôi trồng thuỷ sản. Đối tượng cho vay để chế biến, bảo quản nông
sản hàng hoá, sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan và một số dịch
vụ khác thúc đẩy kinh tế hộ ngày càng phát triển đa dạng, phong phú ngày
càng đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của thị trường, tạo điều kiện tăng thu nhập cho
hộ nông dân và tăng khối lượng sản phẩm cho toàn xã hội đồng thời giúp khôi
phục và phát triển các làng nghề truyền thống. Làng nghề ở Hưng Yên bao
gồm các làng nghề truyền thống và cùng với sự phát triển chung, đến nay đã
hình thành thêm cả những làng nghề mới.
93
- Tài trợ kinh tế trang trại:
Hiện trên địa bàn tỉnh có khoảng 3.000 mô hình kinh tế trang trại, trong
đó số trang trại đủ tiêu chí và đã được ngân hàng cho vay vốn là 507 trang trại
với số tiền trên 100 tỷ đồng. So với tổng số trang trại trên địa bàn thì số lượng
trang trại mà ngân hàng đầu tư vốn còn khiêm tốn do còn nhiều trang trại còn
thiếu các điều kiện như giấy xác nhận đủ các tiêu chí trang trại và giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất.
- Tài trợ cho các doanh nghiệp nông nghiệp cung cấp các đầu vào sản
xuất nông nghiệp và bao tiêu sản phẩm
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cho Công ty lương
thực Hưng Yên vay trên 12 tỷ đồng mỗi năm để thu mua lương thực tạm trữ
và xuất khẩu theo chương trình chỉ định của Chính phủ. Vốn của ngân hàng
đã góp phần thu mua hết lương thực trong dân, giữ được giá lương thực, tạo
điều kiện cho nông dân yên tâm tiếp tục sản xuất và đảm bảo có lương thực
dự trữ góp phần thực hiện mục tiêu an toàn lương thực quốc gia.
Hàng năm, Ngân hàng nông nghiệp Hưng Yên còn cung cấp khối lượng
tín dụng trên 7 tỷ đồng để tạo điều kiện cho các Công ty giống cây trồng kinh
doanh nhập khẩu hàng trăm tấn giống lúa, giống rau màu các loại phục vụ cho
hàng chục ngàn hộ nông dân sản xuất gieo trồng những giống lúa có năng
suất cao góp phần đưa năng suất lúa từ 9 tấn/ ha năm 1997 lên trên 12 tấn
năm 2002, tạo ra nhiều vùng sản xuất và kinh doanh lúa cao sản và đặc sản.
Đồng thời ngân hàng cũng giành trên 5 tỷ đồng mỗi năm để cho vay Công ty
giống vật nuôi để phát triển trại giống lợn hướng nạc, cung cấp giống cho hầu
hết các địa phương trong tỉnh.
Nhờ có vốn vay ngân hàng mà kinh tế nông nghiệp phát triển. Vốn tín
dụng ngân hàng đã giúp sản xuất nông nghiệp tận dụng mọi tiềm năng lao
94
động, đất đai sản xuất nông nghiệp để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, tạo
điều kiện cho các hộ đầu tư chiều sâu, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật
và công nghệ vào sản xuất. Vốn tín dụng ngân hàng đã góp phần quan trọng
trong việc cải tạo hàng ngàn ha đất hoang hoá, đất chua, phèn, đất trồng lúa
một vụ bấp bênh thành đất trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ, đất trồng lúa 2 vụ
chắc chắn. Ngoài việc phục vụ cho phát triển các loại cây trồng, vốn tín dụng
ngân hàng còn đầu tư cho phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, hàng ngàn ha
ruộng trũng được cải tạo thành vùng nuôi cá nước ngọt. Nguồn vốn ngân hàng
cũng đã tham gia vào các chương trình chuyển đổi kinh tế nông nghiệp của
tỉnh như: nuôi bò sữa, nuôi thả cá rô phi đơn tính, chương trình nạc hoá đàn
lợn, sind hoá đàn bò… Nhờ có vốn ngân hàng mà người dân Hưng Yên đưa
diện tích cây ăn quả có giá trị kinh tế cao từ 5.980 ha năm 1998 lên 7024 ha
năm 2007. Mặc dù chương trình nuôi bò sữa thất bại nhưng kết quả đàn bò
tăng từ 21560 con năm 1998 lên 30.530 con, gia cầm tăng từ 5,2 triệu con
năm 1998 lên trên 9 triệu con năm 2007.
Kết quả là bộ mặt kinh tế nông thôn thay đổi tiến bộ, giảm tỷ lệ hộ
cùng kiệt từ 12% năm 1998 xuống còn 5,5% năm 2007, thu nhập trong dân
chúng tăng lên, vốn đầu tư có hiệu quả, giảm tỷ lệ cho vay nặng lãi, hộ vay trả
được nợ ngân hàng đồng thời tạo ra nguồn tiết kiệm ngày càng lớn. Từ đó mà
đời sống tinh thần và dân trí được nâng cao.
Đối với ngành công nghiệp
Ở vào thời điểm 1997, có thể nói công nghiệp Hưng Yên không có gì
đáng kể, giá trị đóng góp tỷ trọng vào GDP của tỉnh chỉ chiếm 20,26% trong
giá trị GDP chỉ là 2.581 tỷ đồng. Vào lúc đó, đặt mục tiêu phát triển công
nghiệp để công nghiệp hoá nền kinh tế tỉnh được coi là làm công nghiệp từ
95
đầu. Bối cảnh đó cho thấy sự khó khăn ban đầu của công nghiệp Hưng Yên
trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa.
Để phát triển công nghiệp, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hưng Yên đã thực hiện
chính sách thu hút đầu tư tỉnh ngoài và đầu tư nước ngoài vào các khu công
nghiệp tập trung với. Kèm theo đó là các cải cách hành chính nhằm giảm thiểu
các thủ tục đăng ký đầu tư. Bắt đầu từ năm 1998 cùng với việc sắp xếp lại các
doanh nghiệp nhà nước theo chỉ thị 500 của thủ tướng chính phủ, Uỷ ban nhân
dân tỉnh đã chủ trương tăng cường hoạt động của các doanh nghiệp công
nghiệp nhà nước của địa phương và trung ương trên địa bàn. Nhưng đồng thời
với chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp cũng thể hiện quan
điểm phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế vào phát triển công nghiệp.
Kết quả của hơn 10 năm đổi mới công nghiệp Hưng Yên có bước phát triển tột
bậc. Vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp bao gồm đầu tư cho các dự án mới
và mở rộng sản xuất công nghiệp đã tăng trưởng mạnh. Các ngân hàng trên địa
bàn cũng góp phần không nhỏ cho công nghiệp tỉnh nhà thực hiện tốt mục tiêu
tăng trưởng mà kế hoạch phát triển kinh tế đã đặt ra. Cụ thể:
Tín dụng ngân hàng góp phần hình thành tài sản vật chất, tăng cường
năng lực sản xuất cho ngành công nghiệp của tỉnh: Trong suốt giai đoạn 1997
- 2007, tín dụng ngân hàng đã góp phần đầu tư hình thành vốn tài sản vật chất
trong phát triển công nghiệp. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng đã đóng vai trò
quan trọng trong đầu tư cho xây dựng cơ bản và hỗ t...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status