Chiến lược xuất khẩu thủ công mỹ nghệ từ dừa công ty TNHH thương mại THANH LONG sang Canada - pdf 12

Download Đề tài Chiến lược xuất khẩu thủ công mỹ nghệ từ dừa công ty TNHH thương mại THANH LONG sang Canada miễn phí



Mục Lục
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Cơ sở hình thành 1
1.2 Giới thiệu sơ lược về công ty 1
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH 2
2.1 MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ 2
2.1.1 Yếu tố chính trị pháp luật 2
2.1.3 Yếu tố văn hóa – xã hội 3
2.1.4 Điều kiện tự nhiên 4
2.1.5 Kỹ thuật công nghệ 4
2.2 MÔI TRƯỜNG VI MÔ 4
2.2.1 Khách hàng 4
2.2.2 Nhà cung cấp 5
2.2.3 Đối thủ cạnh tranh 5
2.2.4 Sản phẩm thay thế 5
2.2.5 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn 5
2.3 MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ 5
2.3.1 Hoạt động đầu vào 5
2.3.2 Hoạt động sản xuất 6
2.3.3 Hoạt động đầu ra 6
2.3.4 Các chỉ số tài chính 6
2.3.5 Marketing và nghiên cứu phát triển 7
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 8
3.1 Sư mệnh 8
3.2 Nhiệm vụ 8
3.3 Mục tiêu chiến lược 8
3.4 Xây dựng các phương án chiến lược 8
3.5 Triển khai các phương án chiến lược 10
3.6 Kiểm tra và đánh giá 10
3.7 Ước lượng doanh thu 10
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-29584/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ty TNHH TM THANH LONG
Trụ sở: Số 50 Đường 30/4 Phường 3, Thị xã Bến Tre, Tỉnh Bến Tre Điện thoại: 075 3833300     Fax: (84-75) 3833300 
Website: www.thanhlongbentre.com
Sản phẩm và thị trường: sản phẩm chủ yếu của công ty làm từ nguyên liệu chủ yếu là dừa. Những mặt hàng mà công ty cung cấp với mẫu mã đa dạng, phong phú kiểu dáng được dung để trang trí, trưng bày, hay làm quà lưu niệm,…
Hình 1 một số sản phẩm trang trí của công ty
Thị trường tiêu thụ: sản phẩm của cong ty đã có mặt tại nhiều quốc gia phát triển của như: Úc, Mỹ, Anh pháp. Sản lượng xuất khẩu hàng năm khoảng hơn 500.000 nghìn sản phẩm mang lại doanh thu trên 1 triệu USD.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
2.1 MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
2.1.1 Yếu tố chính trị pháp luật
Canađa là nước có tình hình chính trị khá ổn định rất thuận lợi cho việc kinh doanh. Măt khác giữa Việt Nam và Canađa có mối quan hệ lâu dài (gần 40 năm) tạo điều kiện cho sự trao đổi hàng hóa giữa hai nước được thong thoáng. Nhất là chính phủ Việt nam luôn ban hành nhiều chính sách khuyến khích xuất khẩu Không tác giả. Không ngày tháng. (trục tuyến). đọc từ
.
Chính phủ Canađa áp dụng mức thuế 7% cho tất cả các hàng hóa và dịch vụ đang bán trên thị trường nước này và chịu thêm mức thuế bán lẻ khoảng từ 6%- 10% tùy theo vùng. Bên cạnh đó các công ty nước ngoài kinh doanh tại Canađa dù trực tiếp hay thông qua các công ty con hay các chi nhánh tại Canada đều phải trả thuế chi nhánh đánh trên mức lợi nhuận sau thuế.
Một quy định đáng chú ý khác là các nhà xuất khẩu Việt Nam cần ghi rõ xuất xứ Việt Nam trên bao bì, nếu không rất có thể lô hàng sẽ bị trả về Không tác giả. Không ngày tháng ( trực tuyến). đọc từwww.vietrade.gov.vn/...canada/688-mot-so-dieu-can-biet-khi-kinh-doanh-tai-canada.html
.
Những quy định về bao gói và vận chuyển: Hàng hóa phải được chứa trong các bao bì kín khí hay hoàn toàn không có khí. Bao bì bằng nhựa thường được dùng kèm với hộp carton, thùng bìa ép sóng hay bao giấy nhiều lớp. Bao kiện thích hợp cho cách làm hàng bằng pa-let thường khá phổ biển vì chúng giảm bớt qui trình làm hàng và hư hỏng cho sản phẩm. Nên có sự nhất quán về cách bao gói và kích cỡ bao bì, trình tự bốc công-ten-nơ, ký mã hiệu vận chuyển trên bao bì chính và số hiệu mặt hàng ở bao bì bên trong. Trên bao bì luôn có một khoảng trống thích hợp để dán nhãn hàng hóa theo đúng yêu cầu của Canađa, mã UPC/PLU cũng phải có trên mọi bao bì. Còn về nhãn mác Nhãn hàng nhập khẩu phải tuân theo tiêu chuẩn của Canađa. Bất kỳ yêu cầu nào về dán nhãn của Canađa bị thiếu thì hàng hóa đó không thể bán trên thị trường. Hàng nhập khẩu có mô tả bằng ngôn ngữ nước ngoài phải có nhãn riêng bằng tiếng Anh và tiếng Pháp. Hình ảnh và minh họa trên nhãn hàng phải đúng như nội dung trong bao hàng. Thông tin chi tiết phải có trên bao bì sản phẩm liên quan đến bản chất sản phẩm, nội dung, trọng lượng, thành phần, chủng loại (nếu áp dụng) và nhà sản xuất sản phẩm. Nhãn hàng phải dễ thấy chữ viết và số phải theo đúng kích cỡ tối thiểu qui định. Những thông tin sau đây nên có bằng tiếng Anh và tiếng Pháp:
Tên và địa chỉ chính của nhà nhập khẩu tại Canađa;
Tên hay mô tả nội dung sản phẩm;
Xuất xứ sản phẩm;
UPC/PLU (mã giá bán lê) và mã vạch;
Số lượng, trọng lượng Không tác. Không ngày tháng. Thị trường hàng thủ công mỹ nghệ tại Cannađa (trực tuyến). đọc từ
.
2.1.2 Yếu tố kinh tế
Canađa là một trong những quốc gia có sự thịnh vượng nhất về kinh tế trên giới, thu nhập bình quân trên đầu người cao. Đây là quốc gia nằm trong top 10 quốc gia thương mại hàng đầu thế giới và là thành viên của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OEDC) và G8. Tính đến tháng 10 năm 2009 thì tỷ lệ thất nghiệp tại Canađa là 8.6%. Theo thông tin công bố thì hiện nay nhu cầu sử dụng sản phẩm TCMN tại thị trường này khoảng 750 triệu- 1 tỷ USD mỗi năm. Mở ra cơ hội lớn cho các nhà kinh doanh xuất khẩu hàng này. Trong nước thì nền kinh tế Việt Nam trên đà phát triển, tỷ giá ngoại tệ đang tăng càng làm cho công ty tăng sản lượng xuất khẩu Không tác. Không ngày tháng. Thị trường hàng thủ công mỹ nghệ tại Cannađa (trực tuyến). đọc từ
.
2.1.3 Yếu tố văn hóa – xã hội
Nước Canada hay bất cứ quốc gia nào trên thế giới đều có những nét văn hóa riêng biệt. Do đó để việc kinh doanh có thể thành công thì cần tìm hiểu thật kỹ văn hóa kinh doanh của quốc gia định kinh doanh để tránh tình trạng vì vô tình làm trái với văn hóa mà dẫn tới việc thất bại trong kinh doanh và đây được xem là một trong những yếu tố rất quan trọng.
Một số nét về văn hóa trong kinh doanh của người Canada
Trang phục: Vẻ  bề ngoài rất quan trọng đối với người Canađa. Đối với nữ, trang phục phù hợp nhất là váy công sở hay những bộ vét truyền thống. Đối với nam giới, trang phục thích hợp nhất là comple và cà vạt. Ở nơi làm việc người Canađa không sử dụng nước hoa hay các sản phẩm đậm mùi hương như dầu gội đầu, keo xịt tóc.
Cử chỉ giao tiếp, chào hỏi: Trong văn hoá kinh doanh của Canađa, bắt tay được sử dụng khi chào hỏi hay giới thiệu. Khi tiếp xúc với người Canađa, bạn cần tỏ ra rất cởi mở và thân thiện. Khi nói chuyện bạn cũng nên nhìn thẳng một cách tự nhiên vào đối phương để thể hiện thái độ chân thành, tôn trọng và sự quan tâm tới điều họ nói. Bạn không được chỉ tay vào một người nào đó, cử chỉ này bị coi là thiếu sự tôn trọng họ. Người Canađa cũng có cử chỉ rất lịch thiệp là giữ cửa cho người vào sau. Thứ tự tên của người Canađa là tên thánh- tên đệm- tên họ. Cũng như văn hóa kinh doanh của các nước khác, bạn cũng cần gọi tên đối tác Canađa một cách kính cẩn thể hiện sự tôn trọng của bạn đối với họ. Thông thường thì cần thêm chức danh vào trước tên họ, hay nếu không thì phải thêm vào cách gọi "ông" hay "bà" vào trước tên họ. Về vấn đề gọi tên bạn cần hết sức lưu ý đối với trường hợp của những người Canađa nói tiếng Pháp. Với những người này, bạn cần thêm cách gọi "ông", "ngài" hay "bà" vào trước tên họ. Đồng thời bạn cũng phải chú ý phát âm đúng các tên. Bạn cũng có thể gọi tên của họ nhưng chỉ khi nào được họ yêu cầu.
Danh thiếp: Canađa có 2 ngôn ngữ chính thống, đó là tiếng Anh và tiếng Pháp, các cơ quan Chính phủ liên bang làm việc với cả 2 ngôn ngữ này. Rất nhiều các tổ chức Canađa đòi hỏi các tài liệu cần có cả tiếng Anh và tiếng Pháp. Chính vì vậy tốt hơn cả là trong danh thiếp của bạn phải in cả bằng tiếng Anh và tiếng Pháp.
Gặp gỡ, đàm phán: Khi tới một cuộc hẹn xã giao, bạn có thể tới muộn, tuy nhiên không được muộn quá 30 phút. Tuy nhiên trong các cuộc hẹn bàn về công việc kinh doanh, yếu tố đúng giờ là yếu tố hàng đầu, mặc dù có thể đối tác Canađa có thể tới muộn. Nếu bạn đến muộn, phải kịp thời điện thoại thông báo cho đối tác của mình biết. Giờ hành chính của cơ quan ở Canađa là từ 9h tới 17h từ thứ 2 đến thứ 6, tuy nhiên thời gian làm việc thực tế thường kéo dài hơn. Thời gian thích hợp để sắp xếp cuộc hẹn là v
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status