Tiểu luận Xu thế FDI thế giới 3 năm gần đây - pdf 12

Download Tiểu luận Xu thế FDI thế giới 3 năm gần đây miễn phí



Mục Lục Trang
I. XU THẾ FDI THẾ GIỚI 3 NĂM GẦN ĐÂY 1
1. Tổng quan tình hình FDI toàn cầu 2
2. Mua lại và sát nhập (M&A) khẳng định là hình thức chủ yếu của FDI trong giai đoạn hiện nay. 7
3. Sức mạnh chi phối dòng chảy FDI toàn cầu của các TNCs ( Công ty xuyên quốc gia) 10
4. Sự nổi lên của các quỹ SWFs như một hình thức mới trong các hình thức đầu tư trực tiếp. 16
5. Dù vẫn tồn tại các rào cản nhưng nhìn chung các chính sách đều được sửa đổi nhằm thu hút FDI. 19
6. Thực tế cụ thể dòng vốn FDI ở các khu vực trên thế giới 3 năm vừa qua. 21
7. Đối diện chướng ngại vật mang tên Khủng Hoảng Kinh Tế Thế Giới 2008, các kịch bản có thế xảy ra cho bộ mặt FDI toàn cầu trong những năm tiếp theo. 32
II. VIỆT NAM NÊN ỨNG XỬ NHƯ NÀO ĐỂ DUY TRÌ THU HÚT FDI TRONG TÌNH HÌNH KINH TẾ THẾ GIỚI BẤT ỔN HIỆN NAY. 34
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-29591/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

loại quỹ này có thể xuất phát từ nguồn vốn ban đầu, hay có thể là từ các tài khoản tiền gửi nước ngoài, vàng, SDRs và IMF cùng với các tài sản quốc gia khác như: quỹ hưu trí, quỹ dự trữ dầu, hay các tập đoàn công nghiệp và tài chính do các ngân hàng trung ương và các cơ quan quản lý tiền tệ kiểm soát. Đây là những tài sản thuộc chủ quyền của một quốc gia và có thể được chuyển sang dự trữ dưới các dạng ngoại tệ mạnh như đồng đô la Mỹ, đồng Yên Nhật hay đồng Euro.
Hình thức của những khoản đầu tư được chấp nhận sinh ra từ quỹ SWF rất khác nhau ở mỗi nước; những quốc gia đang bị quan ngại về tính lỏng sẽ giới hạn những khoản đầu tư đối với những công cụ nợ công chúng có tính lỏng cao.
Một số quốc gia đã tạo ra các quỹ SWF để đa dạng hóa dòng thu nhập của họ. Ví dụ, các nước thuộc Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) trông cậy vào những khoản xuất khẩu dầu lửa để mang lại của cải cho đất nước. Vì vậy, họ sử dụng một khoản tương đối trong quỹ SWF để đầu tư vào những dạng khác của tài sản đó là những tài sản có thể làm chức năng của những tấm chắn bảo vệ khỏi những rủi ro liên quan đến dầu lửa.
Lượng tiền trong các quỹ SWF là rất lớn. Vào tháng 5 năm 2007, quỹ của các nước UAE đã trị giá trên 875 tỉ đôla. Các quốc gia có quỹ SWF lớn nhất là UAE (ADIA Abu Dhabi Investment Authority), Singapore (GIC Government of Singapore Investment Corporation), Nauy, Ả rập Saudi, Kuwait, Trung Quốc (CIC China Investment Company Ltd), Nga, Singapore (Temasek Holdings), Mỹ (APFC Alaska Permanent Fund).
b. Sự nổi lên của các quỹ SWFs:
Được tích lũy lại từ các khoản dự trữ trong những năm gần đây, các quỹ SWFs ( kiểm soát khoảng 5 nghìn tỷ USD ) có khả năng chia sẻ rủi ro và mang về khoản thu mong muốn cao hơn so với các quỹ truyền thống khác được quản lý bởi các nhà chức trách tiền tệ. Mặc dù đã được hình thành từ những năm 1950 nhưng các quỹ SWFs mới chỉ thu hút được sự quan tâm trên phạm vi thế giới trong vài năm trở lại đây khi tham gia vào một vài vi vụ mua lại và sát nhập xuyên quốc gia quy mô lớn và hỗ trợ vốn cho các tổ chức tài chính của các nước phát triển khi khó khăn.
Tuy SWFs đầu tư dưới hình thức FDI vẫn còn tương đối nhỏ nhưng đã có sự tăng lên trong những năm gần đây ( xem bảng 2). Trong năm 2007, chỉ có 0.2% tổng lượng vốn của các quỹ này là liên quan đến FDI. Tuy nhiên, trong số 39 tỷ USD đầu tư ra nước ngoài của quỹ này trong suốt hơn 20 năm qua, thì có đến hơn 31 tỷ USD là được thực hiện trong vòng 3 năm lại đây. Các hoạt động gần đây của các quỹ SWFs đã được đẩy nhanh bằng việc tích lũy khoản dữ trự một cách nhanh chóng nhờ vào thặng dư thương mại, thay đổi cơ bản các nguyên tắc kinh tế thế giới và mở ra những cơ hội đầu tư mới tại các công ty mà nền tảng tài chính còn chưa đủ mạnh.
Có đến 75% FDI của các quỹ này là đầu tư vào các nước phát triển trong khi đầu tư và các nước Châu Phi và Châu Mỹ Latinh còn hết sức nhỏ giọt. Lĩnh vực đầu tư chủ yếu là dịch vụ và dịch vụ thương mại.Trong giai đoạn 2006-2007 đầu tư của SWFs vào ngành ngân hàng đã được chú trọng bởi tính ổn định của nó trên thị trường tài chính. Tuy nhiên, các quỹ này cũng đã gây ra một số phản ứng tiêu cực từ phía công chúng thể hiện qua những lời kêu gọi buộc phải hạn chế hoạt động đầu tư của quỹ đặc biệt là với vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia. Các tổ chức quốc tế như quỹ tiền tệ quốc tế IMF và Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển OECD đang trong quá trình thiết lập những nguyên tắc và hướng dẫn chung liên quan đến các hoạt động đầu tư nước ngoài trực tiếp của SWFs.
5. Dù vẫn tồn tại các rào cản nhưng nhìn chung các chính sách đều được sửa đổi nhằm thu hút FDI.
Xét trên góc độ chính sách thu hút FDI, cạnh tranh thu hút FDI giữa các nước gia tăng với các biện pháp chính sách được sử dụng như tăng cường mục tiêu hoá đối với dòng vốn FDI, tăng cường xúc tiến đầu tư, các khuyến khích đầu tư, tự do hóa đối với dòng vốn FDI.
Trong năm 2006, có 147 thay đổi trong các chính sách về môi trường đầu tư của các nước nhận đầu tư nhằm thu hút FDI (bảng 5). Trong số đó có 74% là các nước đang phát triển. Ví dụ ở Ai Cập, Ghana, Singapore là các biện pháp giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thực hiện các biện pháp xúc tiến như ở Braxin và Ấn Độ. Nhiều nước khác, các chính sách tự do hóa của một số ngành công nghiệp cũng được thay đổi để thu hút FDI, như trong ngành dịch vụ (Italia), truyền thông (Botswana, Cape Verde), ngân hàng (CHDCND Lào, Mali), năng lượng (Albania, Bungari).
Mặc dù vẫn tồn tại những lo ngại về sự bảo hộ của các chính sách đầu tư, xu hướng chung của các quốc gia là cải thiện môi trường đầu tư, gia tăng các ưu đãi nhằm thu hút FDI. Xu hướng này tiếp tục được khẳng định trong năm 2007 với trên 100 thay đổi trong chính sách của các nước. Trong số đó có 74 thay đổi trong chính sách của các nước nhằm thu hút FDI.
Số các hiệp định về thỏa thuận đầu tư quốc tế (IIAs) tiếp tục tăng nhanh, đến cuối năm 2007 số các thỏa thuận đã lên tới con số 5600. Trong đó, số các hiệp ước đầu tư song phương (BITs) là 2608, 2730 hiệp định chống đánh thuế hai lần (DTTs), 254 hiệp định về tự do hóa thương mại (FTAs) cùng với các thỏa thuận hợp tác đầu tư trong tương lai. Các hiệp định ưu đãi thương mại về các điều khoản xúc tiến đầu tư đã tăng lên gấp đôi trong vòng 5 năm qua. Các nước đang phát triển đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đầu tư quốc tế với cả hai vai trò là nước chủ đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư.
Tuy nhiên, các thay đổi nhằm hạn chế FDI cũng đang tăng lên trong vòng vài năm trở lại đây.
Trong một vài ngành công nghiệp, các biện pháp nhằm hạn chế sở hữu nước ngoài hay bảo hộ quyền sở hữu của các công ty nhà nước cũng tăng lên. Các chính sách này được thực hiện chủ yếu trong các ngành công nghiệp khai khoáng và các ngành công nghiệp có tầm quan trọng chiến lược. Điển hình ở một số nước: ở Algeria, các hãng dầu mỏ của nhà nước phải nắm trong tay ít nhất 51% cổ phần. Ở Bolivia, bằng các hợp đồng mới các TNCs phải chuyển quyền sở hữu dầu mỏ cho các công ty nhà nước. Trong khi đó ở liên bang Nga, đầu tư nước ngoài bị hạn chế trong các ngành mũi nhọn như công nghiệp vũ khí và công nghiệp khai khoáng, chỉ với một số cổ phần nhất định các nhà đầu tư nước ngoài được phép nắm giữ. Quốc hữu hóa trong các ngành năng lượng và truyền thông đang được đẩy mạnh tại Venezuela.
Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế hiện nay, đầu tư nước ngoài toàn cầu khó tránh khỏi xu hướng chung này. Các chính phủ cần có các biện pháp chống lại xu hướng bảo hộ đang có nguy cơ gia tăng trong môi trường đầu tư quốc tế. Dòng vốn FDI đang đứng trước nguy cơ sụt giảm nghiêm trọng trong các dự án ngắn hạn và trung hạn. Đối với nhiều nước, điều này sẽ tác động mạnh đến tăng trưởng kinh tế.
Một chiều hướng đang được nhắc tới là nhiều quốc gia trên thế giới đang tìm cách hạn chế FDI. Những nước này đã thông qua ho...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status