Chiến lược nâng cao khả năng cạnh tranh của Xí nghiệp Xây lắp điện- Công ty Điện lực 1 - pdf 12

Download Luận văn Chiến lược nâng cao khả năng cạnh tranh của Xí nghiệp Xây lắp điện- Công ty Điện lực 1 miễn phí



MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 3
1. Tính cấp thiết của đề tài 3
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
4. Phương pháp nghiên cứu 4
5. Những đóng góp của luận văn 4
6. Kết cấu luận văn 4
PHẦN THỨ NHẤT: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH 5
I. Cơ sở lý luận về chiến lược phát triển kinh doanh 5
1.1. Khái niệm về chiến lược kinh doanh 5
1.2. Vì sao phải xây dựng chiến lược 6
1.3. Phân loại chiến lược 7
1.4. Các căn cứ để xây dựng chiến lược 8
1.5. Quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh 9
II. Khái quát chung về cạnh tranh và chiến lược cạnh tranh 32
2.1. Thực chất, mục tiêu, nội dung của chiến lược cạnh tranh 32
2.2. Các mục tiêu chủ yếu 32
2.3. Nội dung chủ yếu của chiến lược cạnh tranh 32
2.4. Phương pháp xây dựng chiến lược cạnh tranh 32
PHẦN THỨ HAI: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NGÀNH XÂY LẮP ĐIỆN VÀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA XÍ NGHIỆP XÂY LẮP ĐIỆN -CÔNG TY ĐIỆN LỰC 1 35
I. Giới thiệu chung 35
2.1. Tình hình hoạt động và tổ chức của ngành Xây lắp điện 35
2.2. Đặc điểm sản phẩm xây lắp điện 36
2.3. Những thành tựu của ngành xây lắp 38
II. Thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp xây lắp điện 39
2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 41
2.3. Khả năng cạnh tranh của Xí nghiệp Xây lắp điện trong những năm gần đây 47
III. Một số đánh giá tổng hợp về môi trường kinh doanh và nội bộ Xí nghiệp xây lắp điện 56
IV. Những tồn tại và phương hướng giải quyết 60
4.1. Những tồn tại 60
4.2 Phương hướng giải quyết 61
4.3. Những yếu tố nảy sinh cần được nghiên cứu 61
PHẦN THỨ BA: ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA XÍ NGHIỆP XÂY LẮP ĐIỆN – CÔNG TY ĐIỆN LỰC 1 63
I. Những căn cứ để xây dựng chiến lược cạnh tranh của Xí nghiệp xây lắp điện. 63
1.1. Căn cứ vào nhu cầu phát triển lưới điện 63
1.2. Công cụ sử dụng để xây dựng chiến lược cạnh tranh của Xí nghiệp Xây lắp điện 64
1.3. Xác định các giải pháp chiến lược cạnh tranh chính từ việc phân tích ma trận vị trí chiến lược và ma trận SWOT 64
II. Sử dụng ma trận vị trí chiến lược để xác định chiến lược bộ phận của Xí nghiệp Xây lắp điện 79
III. Các giải pháp chính hỗ trợ cho chiến lược cạnh tranh của Xí nghiệp Xây lắp điện 80
3.1. Chiến lược đa dạng hoá sản phẩm 80
3.2. Chiến lược nâng cao khả năng đấu thầu 91
3.3. Chiến lược thương mại và tiếp cận thị trường
IV. Một số kiến nghị 110
KẾT LUẬN 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO 115
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-29595/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

, nắm rất chắc về sự biến động giá cả vật liệu trong khu vực và có mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương. Chính vì vậy, họ được sự ủng hộ rất lớn của chính quyền địa phương trong việc tham gia đấu thầu xây lắp các dự án thuộc khu vực này.
Tuy nhiên các công ty địa phương có những hạn chế khiến cho họ gặp khó khăn khi độc lập tham gia đấu thầu các dự án lớn, đặc biệt các dự án đấu thầu quốc tế. Những hạn chế đó là tài chính, trang thiết bị, máy móc, kinh nghiệm…
c. Những khách hàng
Như đã được đề cập đến trong phần chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động chính, khách hàng của Xí nghiệp xây lắp điện là những nhà đầu tư cụ thể là Nhà nước và thay mặt của Nhà nước.
Vì Xí nghiệp Xây lắp điện là doanh nghiệp trực thuộc Công ty Điện lực 1 nên có sự ưu đãi trong đấu thầu và được nhận các công trình do các Điện lực trực thuộc quản lý. Quan trọng hơn cả là việc hoàn thành tiến độ và chất lượng các công trình trọng điểm có ý nghĩa đối với Nhà nước như: Đường dây 35kV Pa Háng – Sầm Nưa, Xây dựng đường dây và TBA 110kV Tiên Sơn – Bắc Ninh, Xây dựng đường dây và trạm 110kV Núi Một – Thanh Hoá…nhờ vậy Xí nghiệp đã tạo được uy tín và gây được sự chú ý của Nhà nước và các ban ngành.
d. Nhà cung cấp
Chi phí trực tiếp của công trình bao gồm chi phí vật liệu, máy và nhân công trong đó chi phí vật liệu và máy thi công chiếm tỷ lệ cao nhất. Do đó, những nhà cung cấp có ảnh hưởng lớn đến việc cạnh tranh đấu thầu của Xí nghiệp. Vì khối lượng vốn đầu tư lớn, hầu hết các công trình khi thi công xong đều không được quyết toán dứt điểm, thường xuyên chậm trễ. Không chỉ riêng Xí nghiệp mà cả các Công ty khác cũng đều phải nợ (chiếm dụng) cả vốn lưu động và cố định do đó những nhà cho thuê vốn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nhờ vào mối quan hệ thường xuyên lâu dài, hiện nay Xí nghiệp đã có những ngân hàng cho vay vốn lớn, có thể đảm bảo tài chính kịp thời khi cần thiết. Những nhà cho vay vốn chính của Xí nghiệp bao gồm:
- Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
- Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam
2.3.2.2. Những nhân tố bên trong
a. Nguồn nhân lực và tổ chức quản lý doanh nghiệp
Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Xây lắp, trình độ tay nghề, kinh nghiệm của người lao động liên quan đến việc thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh. Cụ thể, nó tác động đến tiến độ, biện pháp thi công và chất lượng công trình.
Với tổng số lao động của Xí nghiệp là 435 người trong đó:
Lao động gián tiếp: 127 người chiếm 29,2% bao gồm Đại học và trên Đại học chiếm 22,5%; trung cấp, cao đẳng chiếm 6,7%. Lực lượng này hầu hết được đào tạo chính quy với tuổi đời trung bình là 37 tuổi.
Lao động trực tiếp: 308 người chiếm 70,8% ( thợ bậc ≤ 3 chiếm 41,5%, thợ bậc > 3 chiếm 29,3%). Do yêu cầu và tính chát công việc nên hầu hết số lao động tuyển chọn vào Xí nghiệp đã được đào tạo qua các trường công nhân kỹ thuật, chủ yếu tại Trường công nhân kỹ thuật của Công ty. Hiện nay Xí nghiệp có đội ngũ thợ bậc cao lãnh nghề, có nhiều kinh nghiệm đủ khả năng triển khai và thực hiện tốt những công việc đòi hỏi phải có trình độ kỹ thuật cao, công nghệ tiên tiến.
Tuy nhiên , với nhiều dự án thi công tại những địa bàn phức tạp, thiết bị máy móc không thể tập kết đến công trường, phải sử dụng nhiều nhân công, Xí nghiệp thường phải thuê lao động nông nhàn tại địa phương nơi có dự án thi công. Điều này có tính hai mặt:
- Mặt lợi: Giảm được chi phí chuyển quân, chuyển máy, chi phí lán trại, giá thuê nhân công thấp, các thủ tục hành chính (tạm trú…) đơn giản bởi chính họ là người bản xứ.
- Mặt bất lợi: Do không được qua các trường lớp đào tạo, trình độ tay nghề của đội ngũ lao động này thấp, tính chủ động trong công việc không cao và ý thức tổ chức kỷ luật kém làm ảnh hưởng tới chất lượng công trình, tiến độ thi công, tổn hại đến uy tín của Tổng Công ty.
b. Tài chính
Năng lực tài chính ảnh hưởng đến tất cả mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp và ảnh hưởng trực tiếp đến những quyết đoán về kỹ thuật, khả năng tự chủ về tài chính, sách lược cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên trên thực tế, tình hình tài chính của Xí nghiệp không được khả quan cụ thể do nguồn vốn lưu động hạn chế, mỗi khi cần tiền để tập trung vào sản xuất (những công trình yêu cầu thời gian hoàn thành và vốn đầu tư lớn).
c. Máy móc thiết bị, công nghệ thi công
Do đặc tính của sản phẩm cũng như quá trình sản xuất sản phẩm quy định, khả năng về trang thiết bị công nghệ là nhân tố tin cậy cho việc thực hiện những giải pháp kỹ thuật để tham gia vào đấu thầu. Nếu như các điều kiện về kỹ thuật cuỉa công trình không được thảo mãn, chủ đầu tư sẽ không đánh giá được tiêu chuẩn khác dẫn đến sự thất bại trong đấu thầu. Trên thực tế, do nguồn vồn hạn hẹp nên Xí nghiệp chưa có điều kiện đầu tư vào việc mua sắm trang thiết bị mới phục vụ sản xuất, hầu hết các thiết bị máy móc đều đã cũ và lạc hậu nên các đơn vị trực tiếp sản xuất đều phải đi thuê từ các công ty khác.
d. Hoạt động quảng cáo
Hoạt động quảng cáo về danh tiếng của doanh nghiệp có vai trò hết sức quan trọng nhằm tạo ra uy tín đối với chủ đầu tư về các mặt kinh nghiệm của doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh, năng lực của doanh nghiệp ( con người, tài chính, thiết bị…)
Thực tế hiện nay, các doanh nghiệp xây lắp và Xí nghiệp xây lắp điện chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động này. Việc quảng cáo danh tiếng của Xí nghiệp chỉ đơn thuần qua hồ sơ năng lực để tham gia dự thầu chứ không mang tính chiến lược mặc dù danh tiếng của Xí nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh khác được xếp vào hạng cao thể hiện qua những ưu thế về năng lực đã phân tích ở phần trên.
2.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Xí nghiệp Xây lắp Điện
Trong công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, thị trường xây lắp tại Việt Nam nói chung và miền Bắc nói riêng được đánh gía là mảnh đất khá màu mỡ cho các nhà đầu tư. Đó là lý do để các doanh nghiệp cho dù không chuyên về lĩnh vực Xây lắp điện tập trung mở rộng ngành nghề và thâm nhập vào thị trường này.
Ngoài các đơn vị xây lắp trực thuộc Tổng Công ty lớn như: Tổng Công ty lắp máy Việt Nam (LILAMA), Tổng Công ty xây dựng Sông Đà, Tổng Công ty cơ khí xây dựng (KOMA)… các đơn vị xây lắp trực thuộc Điện lực Tỉnh, Thành phố còn có các Công ty cổ phần xây lắp thuộc nhiều thành phần kinh tế khác đã làm cho cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở lên gay gắt.
Cùng với sự mở cửa của nền kinh tế trong tiến trình hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và thế giới, dần dần các doanh nghiệp xây lắp trong nước sẽ không còn giữ vai trò độc quyền nữa. Do đó để có thể đảm bảo giành thắng lợi trong cạnh tranh, các doanh nghiệp buộc phải đặc biệt quan tâm nghiên c...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status