Hoàn thiện công tác lập dự án tại công ty TSQ Việt Nam - pdf 12

Download Chuyên đề Hoàn thiện công tác lập dự án tại công ty TSQ Việt Nam miễn phí



MỤC LỤC
CÁC DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI CÔNG TY TSQ VIỆT NAM 3
1.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TSQ VIỆT NAM 3
1.1.1 Giới thiệu về công ty TSQ Việt Nam 3
1.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 3
1.1.1.2 Ngành nghề kinh doanh chính của công ty 4
1.1.1.3 Mô hình hoạt động chính của công ty 4
1.1.1.4 Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiêm vụ của các phòng ban trong công ty 5
1.1.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác lập dự án tại công ty TSQ Việt Nam 9
1.1.2.1 Kết quả hoạt động đầu tư kinh doanh của công ty trong ba năm qua 9
1.1.2.2. Tính tất yếu khách quan của công tác lập dự án tại công ty 11
1.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI CÔNG TY TSQ VIỆT NAM 13
1.2.1. Quy trình lập dự án đầu tại công ty TSQ Việt Nam 13
1.2.2 Các nội dung cần phân tích trong quá trình lập dự án đầu tư 21
1.2.2.1. Sự cần thiết phải đầu tư 21
1.2.2.2. Nghiên cứu thị trường 22
1.2.2.3. Phân tích kỹ thuật 24
1.2.2.4. Phân tích tài chính 30
1.2.2.5. Phân tích khía cạnh xã hôi 33
1.2.3. Phương pháp sử dụng trong quá trình lập dự án đầu tư 34
1.2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin 34
1.2.3.2. Phương pháp dự báo 35
1.2.3.3. Phương pháp cộng chi phí 36
1.2.3.4. Phương pháp phân tích độ nhạy 36
1.2.4. Ví dụ về một dự án cụ thể _ Dự án “ Toà tháp thiên niên kỷ” 37
1.2.5. Đánh giá công tác lập dự án tại công ty TSQ Việt Nam 58
1.2.5.1. Đánh giá công tác lập dự án "Toà tháp thiên niên kỷ"
1.2.5.2. Đánh giá công tác lập dự án của công ty TSQ Việt Nam 60
CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI CÔNG TY TSQ VIỆT NAM 67
2.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TSQ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015 67
2.1.1. Định hướng phát triển của công ty: 67
2.1.2. Định hướng đầu tư của công ty: 69
2.2. CÁC DỰ ÁN TƯƠNG LAI CỦA CÔNG TY 69
2.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI CÔNG TY TSQ VIỆT NAM 71
2.3.1. Các giải pháp thực hiện đảm bảo định hướng kế hoạch của công ty: 71
2.3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty TSQ Việt Nam 75
2.3.2.1. Hoàn thiện quy trình lập dự án tại Công ty: 75
2.3.2.2. Giải pháp cho từng nội dung lập dự án 77
2.3.2.3. Giải pháp hoàn thiện phương pháp sử dụng trong công tác lập dư án. 80
KẾT LUẬN. 81
DANH MỤC THAM KHẢO 82
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-30078/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

áo cáo, văn bản, quy định của Nhà nước; các phương tiện thông tin đại chúng (đài, bào, internet…); các số liệu thống kê theo định kỳ của các cơ quan thống kê, Bộ, Ngành. Phương pháp này đơn giản, chi phí ít tốn kém hay thậm chí không mất chi phí nhưng độ tinh cậy của tài liệu không cao.
Ngoài ra người ta có thể tiến hành thu thập thông tin, tài liệu thông qua các phương pháp: Phương pháp quan sát, phương pháp điều tra bằng website…
Chất lượng các nguồn thông tin thu thập trên phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: trình độ chuyên môn của cán bộ điều tra, đối tượng tham gia trả lời, các phương tiện phục vụ công tác điều tra… Yêu cầu đặt ra đối với các tài liệu, thông tin thu thập được là phải có tính hệ thông, độ dài thời gian đủ lớn và đảm bảo độ chính xác.
Đối với những nguồn thông tin được xác định là quan trọng thì nên áp dụng phương pháp đăng ký trực tiếp. Các thông tin, số liệu sau khi thu thập sẽ được xử lý, chọn lọc làm cơ sở cho việc tính toán, phân tích trong quá trình lập dự án.
1.2.3.2. Phương pháp dự báo
Lập dự án là lập kế hoạch cho tương lai. Chính vì thế phương pháp dự báo là một trong những phương pháp quan trọng, không thể thiếu trong quá trình lập dự án tại công ty TSQ Việt Nam. Nó giúp cho việc đưa ra các quyết định đầu tư được chính xác và hiệu quả hơn.
Các nội dung dự báo mà ban soạn thảo dự án của công ty sử dụng bao gồm: Dự báo nguồn lực đầu vào của dự án; Dự báo kết quả đầu ra của dự án. Cụ thể: Dự báo giá cả, cung cầu đầu vào và đầu ra của dự án; Dự báo doanh thu và chi phí trong suốt quá trình thực hiện và vận hành dự án sau này. Qua đó, xác định nguồn vốn mà dự án cần có để có thể thực hiện, thi công.
Phương pháp dự báo có thể được áp dụng trong nhiều khâu, nhiều nội dung của quá trình soạn thảo. Nhưng quan trọng nhất là dự báo trong khâu phân tích thị trường( dự báo thị phần sản phẩm). Đây là yếu tố quyết định tới lựa chọn mục tiêu và quy mô tối ưu của dự án. Phụ thuộc vào khối lượng thông tin thu thập được mà ta có thể sử dụng nhiều phương pháp dự báo khác nhau:
Phương pháp dự báo bình quân số học
Phương pháp dự báo bằng hàm hồi quy tương quan.
●Phương pháp dự báo bình quân số học
Qn = Q0 + q*n
Trong đó: Qn : Số lượng sản phẩm cầu dự báo tại năm n trong tương lai.
Q0 : Số lượng sản phẩm tại năm tính toán(năm gốc)
q : Lượng tăng bình quân số học hàng năm
n : Số năm dự báo
● Phương pháp hồi quy tương quan
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng lớn đến cầu thị trường về sản phẩm của dự án. Đối với công ty TSQ Việt Nam, các nhân tố ở đây thường là: thu nhập của người dân, giá cả của hàng hóa, thị hiếu người tiêu dùng.
- Lựa chọn mô hình: tính hệ số tương quan, đánh giá sai số của dự án.
- Tiến hành dự báo. Nếu kết quả không được chấp nhận phải lựa chon lại mô hình và tiến hành phân tích lại từ đầu.
1.2.3.3. Phương pháp cộng chi phí
Nội dung của phương pháp cộng chi phí là căn cứ vào các khoản chi phí dự tính theo từng bộ phận cấu thành tổng mức đầu tư rồi tổng hợp thành tổng mức đầu tư. Chính vì vậy, phương pháp cộng chi phí được sử dụng để xác định tổng mức đầu tư trong nội dung phân tích tài chính dự án.
Phương pháp này xác định được cụ thể từng khoản mục vốn cũng như cơ cấu sử dụng vốn của dự án nhưng tốn kém về mặt thời gian vì phải xác định chi tiết các khoản mục.
1.2.3.4. Phương pháp phân tích độ nhạy
Đây cũng là một trong những phương pháp được cán bộ công ty sử dụng thường xuyên trong quá trình lập dự án. Nó giúp ta phân tích được các chỉ tiêu khác nhau khi đứng trên nhiều quan điểm, phương diện khác nhau. Chính vì thế mà các quyết định đưa ra cũng trở nên khách quan và toàn diện hơn. Phương pháp này chủ yếu được áp dụng trong phân tích hiệu quả tài chính và tính toán các chỉ tiêu an toàn cho dự án.
Bản chất của phân tích độ nhạy là xác định các mối quan hệ động giữa các nhân tố tham gia trong hoạt động đầu tư. Từ đó xác định nhân tố nào tác động nhiều nhất tới kết quả và hiệu quả của dự án, để có thể đưa ra các biện pháp quản lý phù hợp. Chính vì vậy nên phương pháp phân tích độ nhạy là phương pháp không thể thiếu để đánh giá độ an toàn và tính khả thi của dự án và phương pháp này được dùng trong phân tích tài chính của dự án.
- Bước 1: Xác định các biến số chủ yếu: Sự biến động của giá cả đầu vào và đầu ra; sự chậm trễ trong quá trình thực hiện dự án; chi phí vượt quá định mức.
- Bước 2: Cho những biến số này tăng hay giảm từ 10% tới 20%.
- Bước 3: Đánh giá lại các yếu tố chi phí, lợi ích và hiệu quả của dự án. Từ đó lựa chọn có nên thực hiện dự án hay không.
1.2.4. Ví dụ về một dự án cụ thể _ Dự án “ Toà tháp thiên niên kỷ”
Tuy mới đi vào hoạt động được khoảng 3 năm nhưng công ty TSQ đang đồng thời thực hiện một số dự án quy mô lớn trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trong chuyên đề của mình, em xin nêu ra một dự án cụ thể:” Dụ án Toà tháp thiên niên kỷ”. Dự án nằm trên trục đường quốc lộ 6( giao với đường Chu Văn An), Thuộc trung tâm thành phố Hà Đông; công trình thể hiện sự vươn lên mạnh mẽ của thành phố trẻ Hà Đông trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế. Công trình Tháp thiên niên kỷ do các công ty kiến trúc nước ngoài thiết kế, mang phong cách Châu Âu, được quy hoạch đồng bộ, hiện đại và là một công trình phục vụ cho các nhu cầu khác nhau của khách hàng như trung tâm thương mại, dịch vụ tổng hợp( y tê, nhà trẻ, nhà hàng, tổ hợp giải trí), văn phòng cho thuê... Sau đây là những nội dung của dự án được xây dựng:
Giới thiệu
- Tên dự án:
Quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu toà tháp thiên niên kỷ Hà Tây (HA TAY MILLENNIUM) tại phường Yết Kiêu–thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây.
- Chủ đầu tư lập dự án:
Công ty TSQ Việt Nam
- Đơn vị lập dự án:
Công ty TNHH Archipel
Sự cần thiết lập quy hoạch
Thị xã Hà đông là cửa ngõ phía Đông bắc của tỉnh Hà tây, tiếp giáp quận Thanh xuân thành phố Hà Nội, có vị trí quan trọng trên tuyến quốc lộ 6A. Được công nhận là thành phố năm 2006, Hà đông đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Công cuộc xây dựng môi trường kinh tế xã hội đời sống văn minh hiện đại là một trong những mục tiêu hàng đầu trong các chính sách phát triển của Hà đông nói riêng và tỉnh Hà tây nói chung. Quá trình nâng cấp và cải tạo đô thị cho phù hợp với vị thế mới của Thành phố diễn ra mạnh mẽ, trong đó việc xây dựng hình ảnh kiến trúc-cảnh quan đô thị hiện đại đang thu hút sự quan tâm sâu sắc của các cấp chính quyền và nhân dân địa phương.
Các công trình kiến trúc đô thị ở khu vực trung tâm thành phố như nhà triển lãm, thư viện được xây dựng từ những năm 1970 hiện nay không còn đáp ứng được về tính chất, sự đa dạng trong chức năng và quy mô phục vụ cho nhu cầu mới của thành phố. Hình thức kiến trúc và chất lượng của các công trình này đã xuống cấp,...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status