Một số giải pháp trong chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010- 2015 đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá - pdf 12

Download Đề tài Một số giải pháp trong chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010- 2015 đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá miễn phí



MỤC LỤC
 
DANH MỤC BẢNG BIỂU iii
DANH MỤC HÌNH VẼ iv
LỜI MỞ ĐẦU v
CHƯƠNG I: TÍNH TẤT YẾU VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HÓA 1
I. Khái niệm và nội dung của chuyển dịch cơ cấu lao động 1
1. Khái niệm chung 1
2.Nội dung và các tiêu chí đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành 8
II. Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành theo hướng CNH-HĐH 14
1. Quá trình CNH-HĐH hóa và những yêu cầu đặt ra cho việc chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành 14
2. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành trong quá trình CNH-HĐH. 15
III. Các yếu tố tác động tới quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành 18
1. Nhóm nhân tố về kinh tế xã hội 18
2. Nhóm nhân tố phát triển nguồn nhân lực 21
3. Hệ thống chính sách 23
IV. Kinh nghiệm của một số nước 23
1. Chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn Hàn Quốc 23
2. Chuyển dịch cơ cấu lao động ở Nhật 25
3. Bài học chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành cho các địa phương ở Việt Nam. 26
 
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2001- 2008 28
I. Khái quát chung về tình hình phát triển KTXH tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2001-2008 28
1. Giới thiệu chung về tỉnh Phú Thọ 28
2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001-2008 trong bối cảnh CNH-HĐH của tỉnh Phú Thọ. 34
II. Tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn 2001 – 2008 38
1. Thực trạng chuyển dịch theo ba nhóm ngành 38
2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động trong nội bộ ngành: 49
3. Đánh giá thực trạng và xu thế CDCCLĐ theo ngành 56
III. Đánh giá các nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động tỉnh Phú Thọ. 58
1. Đánh giá các nhân tố tác động 58
2. Nguyên nhân của những hạn chế trên 61
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA TỈNH GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA CNH -HĐH 66
I. Quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của tỉnh đến năm 2015 66
1. Quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội 66
2. Định hướng CDCCLĐ theo ngành kinh tế của tỉnh 68
II. Các giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển dịch lao động theo -ngành của tỉnh đến năm 2020 73
1. Nhóm giải pháp về kinh tế xã hội 73
2. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lực 75
3.Tăng cường hoạt động xuất khẩu lao động 78
KẾT LUẬN vii
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO viii
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-30096/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

huỷ sản tương đối lớn có khả năng thâm canh cao. Khả năng thâm canh tăng vụ đối với nông nghiệp lớn,năng suất cây trồng vật nuôi có thể tăng 1.4- 1.6 lần về mở rộng diện tích có thể tăng them được 59.000 ha so với hiện nay.
b. Tiềm năng về khoáng sản
Khoáng sản tuy không giàu nhưng có khoáng sản trữ lượng lớn, chất lượng tốt như: cao lanh, pensnpat, đá vôi, nước khoáng nóng sẽ là lợi thế để Phú Thọ phát triển mạnh công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, công nghiệp giấy… Trữ lượng của các khoáng sản này vẫn còn khá lớn, khả năng khai thác thuận lợi. Theo kết quả điều tra năm 2007 toàn tỉnh có 215 mỏ và điểm quặng trong đó có 20 mỏ lớn, 50 mỏ nhỏ, và 143 điểm quặng.
c. Tiềm năng về tài nguyên rừng
Tiềm năng về tài nguyên rừng phong phú ước trữ lượng có khoảng 3.5 triệu m3 gỗ cây đứng và triển vọngcòn có khả năng tăng hơn nhiều so với hiện nay. Tính đến cuối năm 2005 toàn tỉnh có 146.530,2 ha rừng tự nhiên và 101.326,8 ha rừng trồng. Nghề rừng đã thu hút 5 vạn lao động và đang dần dần lấy lại vị trí quan trọng trong nền kinh tế tỉnh.
d. Tài nguyên du lịch
Là vùng đất cổ, kinh đô xưa của Nhà nước Văn Lang, Phú Thọ nổi tiếng là nơi có nhiều di tích lịch sử, văn hóa đặc sắc từ thời đại Hùng Vương; với nhiều cảnh quan thiên nhiên phong phú, hấp dẫn, nhiều danh lam thắng cảnh có giá trị, vì vậy rất thuận lợi cho phát triển du lịch mang đậm bản sắc truyền thống, cội nguồn và sinh thái.
Tiềm năng về tài nguyên du lịch phong phú đa dạng với 150 di tích đựơc xếp hạng, nhiều khu du lịch nổi tiếng như quần thể Đền Hùng, đền Mẫu Âu Cơ….chưa khai thác được nhiều , khả năng phát huy còn khá lớn.
e. Tài nguyên lao động
Tiềm năng về nguồn lao động tại chỗ rất dồi dào, lực lượng lao động trẻ, khoẻ, có trình độ văn hóa cao, số người qua đào tạo nghề đạt tỷ lệ cao so với các tỉnh miền núi, lại cần cù, chịu khó, có ý chí vươn lên, nếu phát huy tốt tiềm năng này sẽ là động lực quan trọng để phát triển kinh tế xã hội.
1.2. Điều kiện KTXH
1.2.1. Dân cư và nguồn lực.
Quá trình dân số có liên quan chặt chẽ. chịu ảnh hưởng và tác động đến quá trình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn vừa qua do thực hiện chương trình dân số, các chính sách về kế hoạch hoá gia đình tốc độ tăng dân số của tỉnh có xu hướng giảm.
Bảng 2.1: Thực trạng phát triển dân số qua các năm
Chỉ tiêu
Đơn vị
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
DSTB
1000
1,275.5
1,288.0
1,296.0
1,312.2
1,326.8
1,339.5
1,348.8
TLTTN
%
1,7
1,2
1,15
1,01
1,01
1,02
0,01
TLTCH
%
0,3
0,2
0,1
0,10
0,10
0.10
0,10
Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ đến 2020
Là một tỉnh miền núi, Phú Thọ là nơi cư trú của các dân tộc khác nhau như: Kinh, Mường, Thái, Dao…Theo thống kê trên địa bàn tỉnh có 21 dân tộc cư trú trong đó đông nhất là người Kinh và người Mường. Dân số trên địa bàn tỉnh có xu hướng ngày càng tăng, nếu như dân số trung bình năm 2001 là 1.275.500 người thì năm 2007 đã tăng lên đến 1.348.800 người. Nhưng tốc độ tăng có xu hướng chậm dần do tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và tăng dân số cơ học đã giảm bình quân mỗi năm khoảng 0.11%. Sở dĩ có được kết quả trên là do thực hiện thành công các chương trình kế hoạch hoá gia đình trên địa bàn tỉnh trong những năm vừa qua.
Trình độ học vấn của dân cư Phú Thọ hiện nay vào loại khá so với cả nước, số người chưa biết chữ chỉ chiếm 0.5% so với tổng số dân toàn tỉnh, so với cả nước thì tỷ lệ này là 3.5%. Trên địa bàn tỉnh có 1 trường đại học, 2 trường cao đẳng 7 trường trung học chuyên nghiệp và các trung tâm dạy nghề.
Về chất lượng nguồn lực: toàn tỉnh có 12.469 người có trình độ đại học, 142 người đạt trình độ thạc sĩ, 43 người có trình độ tiến sĩ( Năm 2005). Số lao động đã qua đào tạo đạt 28% trong đó có 19% là lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật( Năm 2007).
1.2.2. Cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật
a. Hạ tầng giao thông vận tải
Hạt tầng giao thông vận tải Phú Thọ đã bám sát và thực hiện được cơ bản các mục tiêu của quy hoạch 2000- 2010, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, tạo điều kiện cho các ngành phát triển. Mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh đã được cải thiện một bước đáng kể, với tổng chiều dài 10.483km đường bộ, 262km đường sông và 100km đường sắt, 100% số xã có đường ôtô vào đến trung tâm xã. Mạng lưới giao thông của tỉnh phân bố tương đối đều và hợp lý, thuận tiện cho việc lưu thông hàng hóa, hành khách nội ngoại tỉnh. Tuy nhiên chất lượng đường bộ còn thấp, công trình thoát nước chưa đồng bộ,chưa đáp ứng được tốc độ lưư thông cao và phương tiện vận tải lớn
c. Hạ tầng thủy lợi
Bằng các nguồn vốn đầu tư nên đến nay hệ thống thuỷ lợi của tỉnh phát triển khá, đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp và phong chống lũ lụt. Ước đến năm đã nâng cấp được 146 công trình mới, triển khai xây dựng 23 công trình thuỷ lợi vùng đồi kiên cố hoá được 517 km kênh mương, tăng thêm năng lực tưới khoảng 5560 ha, chiếm 61.62% diện tích cây trồng trong đó lúa đạt 87.6% diện tích. Hệ thống đê kè được gia cố và cơ bản đáp ứng yêu cầu phòng chống lũ lụt
d. Hạ tầng dịch vụ
Mạng lưới thương mại và dịch vụ tổng hợp đã phát triển rộng khắp đến các huyện, thị, thành và các xã trong tỉnh:
- Hạ tầng du lịch toàn tỉnh có 69 cơ sở lưu trú với 1083 phòng trong đó có 13 khách sạn được xếp sao, 72 cơ sở dịch vụ ăn uống, 7 bể bơi, 7 sân tennis, 78 phòng massage.
- Hạ tầng thương mại: Năm 2005 toàn tỉnh có 219 cửa hang bán lẻ, 200 hộ đại lý, 191 chợ, 24.150 cơ sở kinh doanh sản xuất thương mại
d. Hạ tầng đô thị và các khu công nghiệp
Hạ tầng đô thị thành phố Việt Trì đã đầu tư phát triển khá về hệ thống giao thông nội thành, cấp điện, cấp thoát nước… Hạ tầng thị xã Phú Thọ và các thị trấn huyện cũng được đầu tư nhưng chưa đồng bộ.
Hạ tầng khu công nghiệp Thụy Vân đã cơ bản hoàn thành các hạng mục đầu tư giai đoạn 2. Khu công nghiệp Bạch Hạc, Đồng Lạc đã được triển khai. Khu công nghiệp Trung Hà đã hoàn thành chuẩn bị đầu tư và đang quy hoạch chi tiết. Các dự án phát triển cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp khác như cụm công nghiệp làng nghề Lâm Thao, Đoan Hùng… đang triển khai tích cực.
2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001-2008 trong bối cảnh CNH-HĐH của tỉnh Phú Thọ.
2.1. Đánh giá tổng quát việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế xã hội
Trong thời gian vừa qua kinh tế Phú Thọ có sự tăng trưởng khá, tốc độ ổn định ở mức cao. Giai đoạn 2001- 2005 tốc độ tăng GDP bình quân đầu người đạt 9.65% cao hơn giai đoạn 1997- 2000 là 1.63%. Cao hơn 1,34 lần so với cả nước và 1,9 lần so với vùng núi trung du miền Bắc. Năm 2007 tốc độ tăng trưởng đạt 10.8%. Năm 2008 là năm nền kinh tế của tỉnh có phần khởi sắc tốc độ tăng trưởng khá cao trong điều kiện khó khăn của nền kinh tế trong nước cũng như biến động phức tạp của kinh tế thế giới. Tốc độ tăng trư...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status