Phát triển dịch vụ Logistics ở Chi nhánh Miền Bắc Công ty cổ phần Hàng Hải Sài Gòn - pdf 12

Download Chuyên đề miễn phí



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU. 5
Chương 1 Những cơ sở phát triển dịch vụ Logistics ở chi nhánh Miền Bắc Công ty cổ phần Hàng Hải Sài Gòn. 7
1.1.Lý luận chung về dịch vụ Logistics. 7
1.1.1.Đặc điểm của dịch vụ Logistics. 7
1.1.1.1.Khái niệm về dịch vụ Logistics. 7
1.1.1.2.Đặc điểm của dịch vụ Logistics. 13
1.1.1.3.Vai trò của dịch vụ Logistics. 15
1.1.2.Phân loại dịch vụ Logistics. 18
1.1.3.Ý nghĩa của dịch vụ Logistics. 20
1.1.3.1. Dịch vụ logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp 20
1.1.3.2. Dịch vụ logistics có tác dụng tiết kiệm và giảm chi phí trong hoạt động lưu thông phân phối 21
1.1.3.3. Dịch vụ logistics góp phần gia tăng giá trị kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải giao nhận 21
1.1.3.4. Logistics phát triển góp phần mở rộng thị trường trong buôn bán quốc tế. 22
1.1.3.5. Dịch vụ logistics phát triển góp phần giảm chi phí, hoàn thiện và tiêu chuẩn hóa chứng từ trong kinh doanh quốc tế 22
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam. 23
1.2.1.Điều kiện địa lý 23
1.2.2. Cơ sở hạ tầng 24
1.2.3. Môi trường pháp lý 27
1.2.4. Tình hình phát triển vận tải đa cách tại Việt Nam 28
1.2.5. Tình hình phát triển công nghệ thông tin và thương mại điện tử ở Việt Nam 30
1.2.6. Thực trạng nguồn nhân lực phục vụ Logistics 31
1.3.Xu hướng phát triển dịch vụ Logistics trên thế giới. 32
1.4.Khái quát về dịch vụ Logistics ở Việt Nam. 34
1.4.1.Thực trạng dịch vụ Logistics ở Việt Nam. 34
1.4.2.Lợi thế và hạn chế của dịch vụ Logistics khi Việt Nam gia nhập WTO. 40

Chương 2 Thực trạng dịch vụ Logistics của Chi nhánh Miền Bắc Công ty cổ phần Hàng Hải Sài Gòn. 43
2.1.Đặc điểm của Chi nhánh Miền Bắc Công ty cổ phần Hàng Hải Sài Gòn 43
2.1.1.Tổng quát về Công ty cổ phần Hàng Hải Sài Gòn. 43
2.1.2.Giới thiệu về Chi nhánh Miền Bắc. 47
2.1.3.Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Chi nhánh Miền Bắc. 48
2.2.Thực trạng kinh doanh của Chi nhánh Miền Bắc Công ty cổ phần Hàng Hải Sài Gòn. 48
2.2.1.Kết quả kinh doanh của Chi nhánh. 48
2.2.2.Thị trường của Chi nhánh. 50
2.2.3.Mặt hàng kinh doanh của chi nhánh. 50
2.3.Thực trạng dịch vụ Logistics của Chi nhánh Miền Bắc Công ty cổ phần Hàng Hải Sài Gòn. 52
2.3.1.Các sản phẩm của dịch vụ Logistics của Chi nhánh Miền Bắc Công ty cổ phần Hàng hải Sài Gòn. 52
2.3.1.1. Dịch vụ cung ứng tàu biển, môi giới hàng hải, đại lý tàu biển. 52
2.3.1.2. Đại lý container, vận tải đa cách. 52
2.3.1.3.Đại lý giao nhận hàng hóa đường biển, hàng không, đường bộ. 53
2.3.2.Phân tích hiệu quả hoạt động Logistics của Chi nhánh Miền Bắc Công ty cổ phần Hàng Hải Sài Gòn. 53
2.3.2.1 Theo tiêu chuẩn về thời gian 54
2.3.2.2 Theo tiêu chuẩn về độ an toàn của hàng hoá 57
2.3.2.3 Giá thành sản phẩm 58
2.3.2.4 Cách thức phục vụ 59
2.4.Đánh giá dịch vụ Logistics của Chi nhánh trong những năm vừa qua. 60
2.4.1.Ưu điểm. 60
2.4.1.1. Dịch vụ được đánh giá cao so với các doanh nghiệp trong ngành. 60
2.4.1.2.Mở rộng, hợp tác với nước ngoài 60
2.4.1.3.Tổ chức chương trình đào tạo nhân viên logistics chuyên nghiệp 61
2.4.1.4.Áp dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ logistics 61
2.4.2.Nhược điểm. 63
2.4.2.1 Vẫn tập trung vào các hoạt động giao nhận truyền thống 63
2.4.2.2. Thiếu đội ngũ lao động làm việc trong lĩnh vực logistics được đào tạo bài bản 66
2.4.2.3. Hạn chế về áp dụng công nghệ thông tin trong dịch vụ logistics 67
2.4.2.4. Hoạt động marketing cũng như chiến lược khách hàng cho dịch vụ logistics còn yếu 68
2.4.2.5 Hoạt động logistics của chi nhánh mới chỉ bó hẹp trong nước và 1 số quốc gia lân cận mà chưa vươn ra được thế giới 70
Chương 3 Phương hướng và biện pháp phát triển dịch vụ Logistics của Chi nhánh Miền Bắc Công ty cổ phần Hàng Hải Sài Gòn. 72
3.1.Định hướng phát triển của Chi nhánh trong thời gian tới. 72
3.2.Một số biện pháp cơ bản phát triển dịch vụ Logistics của Chi nhánh. 72
3.2.1. Nâng cao chất lượng các dịch vụ hiện có và cung cấp thêm các dịch vụ mới. 72
3.2.1.1.Dịch vụ vận tải ,giao nhận và phân phối hàng hóa 73
3.2.1.2.Hướng phát triển các dịch vụ khác 77
3.2.2. Đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp . 78
3.2.3. Tăng cường hoạt động marketing 79
3.2.4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động logistics 81
3.2.5. Liên kết với doanh nghiệp cùng ngành ở trong và ngoài nước 82
3.3.Một số kiến nghị với Nhà nước. 83
KẾT LUẬN 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

LỜI NÓI ĐẦU.
Trong những năm gần đây,thuật ngữ Logistics mới được phổ biến ở nước ta nhưng hoạt động của dịch vụ Logistics nhanh chóng chiếm được một vị trí khá quan trọng trong nền kinh tế.Theo Luật Thương mại 2005 thì “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hay nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hạng hay các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”.Qua định nghĩa trên về Logistics ta có thể thấy được dịch vụ này là 1 họat động chủ chốt mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần thực hiện tốt.Trong thời gian thực tập tại Chi nhánh Miền Bắc Công ty cổ phần Hàng Hải Sài Gòn,là 1 trong những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Logistics có uy tín trong nước, em vẫn thấy trong hoạt động cung cấp dịch vụ Logistics có nhiều điểm chưa hoàn thiện,chưa đáp ứng và khai thác tốt các yêu cầu của khách hàng.Nhận thấy tầm quan trọng của việc phát triển dịch vụ Logistics trong thời gian tới đối với nền kinh tế quốc gia nói chung và Chi nhánh Miền Bắc Công ty cổ phần Hàng Hải Sài Gòn nói riêng,em đã mạnh dạn chọn đề tài : “Phát triển dịch vụ Logistics ở Chi nhánh Miền Bắc Công ty cổ phần Hàng Hải Sài Gòn”.Với mong muốn tự hoàn thiện kiến thức của bản thân đồng thời đóng góp một phần nhỏ bé cho sự phát triển của Chi nhánh.
Ngoài phần nói đầu và kết luận,chuyên đề của em gồm 3 chương :

Chương 1.Những cơ sở phát triển dịch vụ Logistics ở chi nhánh Miền Bắc Công ty cổ phần Hàng Hải Sài Gòn.

Chương 2:Thực trạng dịch vụ Logistics của Chi nhánh Miền Bắc Công ty cổ phần Hàng Hải Sài Gòn.
Chương 3 : Phương hướng và biện pháp phát triển dịch vụ Logistics của Chi nhánh Miền Bắc Công ty cổ phần Hàng Hải Sài Gòn.

Đây thực sự là một vấn đề khá mới mẻ và phức tạp nên nội dung bài viết và kỹ năng trình bày của em trong chuyên đề chắc chắn không tránh khỏi những sai lầm và khiếm khuyết.Em rất mong nhận được sự chỉ bảo,góp ý từ thầy cô giáo để giúp em hoàn thiện kiến thức để phục vụ tốt quá trình công tác sau này.
Em xin chân thành Thank thầy giáo GS.TS Hoàng Đức Thân cùng các cô chú,anh chị tại Chi nhánh Miền Bắc Công ty cổ phần Hàng Hải Sài Gòn đã hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình hoàn thiện chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội tháng 5 năm 2009



Chương 1
Những cơ sở phát triển dịch vụ Logistics ở chi nhánh Miền Bắc Công ty cổ phần Hàng Hải Sài Gòn.
1.1.Lý luận chung về dịch vụ Logistics.
1.1.1.Đặc điểm của dịch vụ Logistics.
1.1.1.1.Khái niệm về dịch vụ Logistics.
Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự hỗ trợ đắc lực của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới, khối lượng hàng hóa và sản phẩm vật chất được sản xuất ra ngày càng nhiều. Do khoảng cách trong các lĩnh vực cạnh tranh truyền thống như chất lượng hàng hóa hay giá cả ngày càng thu hẹp, các nhà sản xuất đã chuyển sang cạnh tranh về quản lý hàng tồn kho, tốc độ giao hàng, hợp lý hóa quá trình lưu chuyển nguyên nhiên vật liệu và bán thành phẩm, … trong cả hệ thống quản lý phân phối vật chất của doanh nghiệp. Trong quá trình đó, logistics có cơ hội phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn trong lĩnh vực kinh doanh. Trong thời gian đầu, logistics chỉ đơn thuần được coi là một cách kinh doanh mới, mang lại hiệu quả cao cho các doanh nghiệp. Cùng với quá trình phát triển, logistics đã được chuyên môn hóa và phát triển trở thành một ngành dịch vụ đóng vai trò rất quan trọng quan trọng trong giao thương quốc tế. Theo thống kê của công ty Armstrong & Associates (Hoa Kỳ), tổng dung lượng thị trường logistics Bên thứ 3 (Third Party Logistics) của Hoa Kỳ tăng trưởng với tốc độ 18%/năm và đạt 77 tỷ USD trong năm 2003.
“Logistics” là một từ tiếng Anh,có nguồn gốc từ “Logistique” trong tiếng Pháp.Ban đầu Logistics được dịch sang tiếng Việt là hậu cần,có người còn dịch là tiếp vận hay tổ chức dịch vụ cung ứng,thậm chí là vận trù…Nhưng tất cả cách dịch đó đều chưa thỏa đáng ,chưa phản ánh đúng đăn và đầy đủ bản chất của Logistics.Cho đến nay người ta đã thống nhất giữ nguyên thuật ngữ Logistics không dịch sang tiếng Việt và bổ sung thêm thuật ngữ này vào vốn từ tiếng Việt của chúng ta.
Tuy nhiên, một điều khá thú vị là logistics được phát minh và ứng dụng lần đầu tiên không phải trong hoạt động thương mại mà là trong lĩnh vực quân sự. Logistics được các quốc gia ứng dụng rất rộng rãi trong 2 cuộc Đại chiến thế giới để di chuyển lực lượng quân đội cùng với vũ khí có khối lượng lớn và đảm bảo hậu cần cho lực lượng tham chiến. Hiệu quả của hoạt động logistics, do đó là yếu tố có tác động rất lớn tới thành bại trên chiến trường. Cuộc đổ bộ thành công của quân đồng minh vào vùng Normandie tháng 6/1994 chính là nhờ vào sự nỗ lực của khâu chuẩn bị hậu cần và quy mô của các phương tiện hậu cần được triển khai. Sau khi chiến tranh thế giới kết thúc, các chuyên gia logistics trong quân đội đã áp dụng các kỹ năng logistics của họ trong hoạt động tái thiết kinh tế thời hậu chiến. Hoạt động logistics trong thương mại lần đầu tiên được ứng dụng và triển khai sau khi chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc. Trong lịch sử Việt Nam, 2 người đầu tiên ứng dụng thành công logistics trong hoạt động quân sự chính là vua Quang Trung-Nguyễn Huệ trong cuộc hành quân thần tốc ra miền Bắc đại phá quân Thanh (1789) và sau đó là Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).
Trải qua dòng chảy lịch sử, logistics được nghiên cứu và áp dụng sang lĩnh vực kinh doanh. Dưới góc độ doanh nghiệp, thuật ngữ “logistics” thường được hiểu là hoạt động quản lý chuỗi cung ứng (supply chain management) hay quản lý hệ thống phân phối vật chất (physical distribution management) của doanh nghiệp đó. Có rất nhiều khái niệm khác nhau về logistics trên thế giới và được xây dựng căn cứ trên ngành nghề và mục đích nghiên cứu về dịch vụ logistics, tuy nhiên, có thể nêu một số khái niệm chủ yếu sau:
1. Liên Hợp Quốc (Khóa đào tạo quốc tế về vận tải đa cách và quản lý logistics, Đại học Ngoại Thương, tháng 10/2002): Logistics là hoạt động quản lý quá trình lưu chuyển nguyên vật liệu qua các khâu lưu kho, sản xuất ra sản phẩm cho tới tay người tiêu dùng theo yêu cầu của khách hàng
2. Ủy ban Quản lý logistics của Hoa Kỳ: Logistics là quá trình lập kế hoạch, chọn phương án tối ưu để thực hiện việc quản lý, kiểm soát việc di chuyển và bảo quản có hiệu quả về chi phí và ngắn nhất về thời gian đối với nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm, cũng như các thông tin tương ứng từ giai đoạn tiền sản xuất cho đến khi hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng
3. Hội đồng quản trị logistics Hoa Kỳ-1988: Logistics là quá trình liên kế hoạch, thực hiện và kiểm soát hiệu quả, tiết kiệm chi phí của dòng lưu chuyển và lưu trữ nguyên vật liệu, hàng tồn, thành phẩm và các thông tin liên quan từ điểm xuất xứ đến điểm tiêu thụ, nhằm mục đích thỏa mãn những yêu cầu của khách hàng
4. Trong lĩnh vực quân sự, logistics được định nghĩa là khoa học của việc lập kế hoạch và tiến hành di chuyển và tập trung các lực lượng, … các mặt trong chiến dịch quân sự liên quan tới việc thiết kế và phát triển, mua lại, lưu kho, di chuyển, phân phối, tập trung, sắp đặt và di chuyển khí tài, trang thiết bị.
5. Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 (Điều 233): Trong Luật Thương mại 2005, lần đầu tiên khái niệm về dịch vụ logistics được pháp điển hóa. Luật quy định “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hay nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hạng hay các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”.

Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau nhưng các khái niệm về dịch vụ logistics có thể chia làm hai nhóm:
Nhóm định nghĩa hẹp mà tiêu biểu là định nghĩa của Luật Thương mại 2005 có nghĩa hẹp, coi logistics gần như tương tự với hoạt động giao nhận hàng hóa. Tuy nhiên cũng cần chú ý là định nghĩa trong Luật Thương mại có tính mở, thể hiện trong đoạn in nghiêng “hay các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa”. Khái niệm logistics trong một số lĩnh vực chuyên ngành cũng được coi là có nghĩa hẹp, tức là chỉ bó hẹp trong phạm vi, đối tượng của ngành đó (như ví dụ ở trên là trong lĩnh vực quân sự). Theo trường phái này, bản chất của dịch vụ logistics là việc tập hợp các yếu tố hỗ trợ cho quá trình vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ. Theo họ, dịch vụ logistics mang nhiều yếu tố vận tải, người cung cấp dịch vụ logistics theo khái niệm này không có nhiều khác biệt so với người cung cấp dịch vụ vận tải đa cách (MTO)

H6ua9NmXF8Qr0Pb
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status