Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 tại Tổng công ty CNTT Bạch Đằng - pdf 12

Download Chuyên đề Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 tại Tổng công ty CNTT Bạch Đằng miễn phí



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Phần thứ nhất 3
Lý luận cơ bản về chất lượng và quản lý chất lượng 3
1.1.1 Khái niệm về chất lượng 3
1.1.2. Các thuộc tính chất lượng sản phẩm : 4
1.1.3. Đặc điểm của chất lượng sản phẩm: 5
1.2.1. Khái niệm về quản lý chất lượng: 6
1.2.2. Vai trò của quản lý chất lượng : 7
1.2.3. Chức năng của quản lý chất lượng : 8
1.2.4. Nội dung quản lý chất lượng trong doanh nghiệp : 10
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng trong doanh nghiệp : 14
1.2.6. Những nguyên tắc của quản lý chất lượng sản phẩm : 19
1.3 Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 21
1.3.1. Nguyên tắc quản lý chất lượng của ISO 9000 21
1.3.2. Đối tượng và các trường hợp áp dụng ISO 9000 22
1.3.3. Nội dung của Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 23
Phần thứ hai 25
Thực trạng áp dụng ISO 9001-2000 tại Tổng công ty CNTT Bạch Đằng 25
2.1 Giới thiệu về Tổng công ty CNTT Bạch Đằng 25
2.2 Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty CNTT Bạch Đằng: 27
2.3 Đặc điểm kinh tế -kỹ thuật ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm: 28
2.3.1. Tổ chức bộ máy của Tổng công ty CNTT Bạch Đằng: 28
2.3.2. Lao động 33
2.3.3. Thuyết minh sơ đồ dây chuyền sản xuất: 34
2.3.4. Đặc điểm công nghệ sản xuất: 35
2.3.5. Tình hình sử dụng nguyên vật liệu: 37
2.4 Thực trạng áp dụng ISO 9001-2000 tại Tổng công ty CNTT Bạch Đằng. 37
2.4.1 Chính sách chất lượng của Tổng công ty CNTT Bạch Đằng 37
2.4.3 Quy trình kiểm soát hồ sơ tại công ty 43
2.4.5. Quy trình khắc phục phòng ngừa tại công ty 48
2.4.6 Quy trình kiểm soát sản phẩm không phù hợp tại công ty 50
Phần thứ ba: 53
CÁC ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP 53
3.1. Đánh giá tình hình chất lượng sản phẩm tại công ty: 53
3.1.1 Những mặt đạt được: 53
3.1.2. Một số hạn chế: 58
3.2. Một số giải pháp: 58
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng. 58
3.2.2. Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng của quá trình sản xuất: 59
3.2.3. Đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu đầu vào 59
KẾT LUẬN 61
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-29961/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

phẩm :
Quản lý chất lượng phải được định hướng bởi khách hàng :
Trong cơ chế thị trường, khách hàng là người chấp nhận và tiêu thụ sản phẩm. Khách hàng đề ra các yêu cầu về sản phẩm, chất lượng và giá cả sản phẩm. Để tồn tại và phát triển thì sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra phải tiêu thụ được và có lãi. Do đó, quản lý chất lượng phải hướng tới khách hàng nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.
Coi trọng con người trong quản lý chất lượng :
Con người giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong quá trình hình thành, đảm bảo, nâng cao chất lượng sản phẩm. Vì vậy, trong công tác quản lý chất lượng cần áp dụng các biện pháp và phương pháp thích hợp để huy động hết nguồn lực, tài năng của con người ở mọi cấp, mọi ngành vào việc đảm bảo và nâng cao chất lượng.
Quản lý chất lượng phải được thực hiện tòan diện và đồng bộ :
Chất lượng sản phẩm là kết quả tổng hợp của các lĩng vực kinh tế, tổ chức, kỹ thuật, xã hội … liên quan đến các hoạt động như nghiên cứu thị trường, xây dựng chính sách chất lượng, thiết kế, chế tạo, kiểm tra, dịch vụ sau bán. Nó cũng là kết quả của những cố gắng, nỗ lực chung của các ngành, các cấp địa phương và từng con người. Do vậy, đòi hỏi phải đảm bảo tính toàn diện và sự đồng bộ trong các mặt họat động liên quan đến đảm bảo và nâng cao chất lượng.
Quản lý chất lượng phải thực hiện đồng thời với các yêu cầu đảm bảo và cải tiến chất lượng :
Đảm bảo và cải tiến chất lượng là sự phát triển liên tục, không ngừng của công tác quản lý chất lượng. Đảm bảo chất lượng bao hàm việc duy trì và cải tiến để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Cải tiến chất lượng bao hàm việc đảm bảo chất lượng và nâng cao hiệu quả, hiệu suất của chất lượng nhằm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Như vậy, muốn tồn tại và phát triển trong cạnh tranh, doanhg nghiệp phải đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng không ngừng.
Quản lý chất lượng theo quá trình :
Trên thực tế đang diễn ra hai cách quản trị liên quan tới quản lý chất lượng :
Một là, quản trị theo quá trình nghĩ là quản lý chất lượng ở mọi khâu liên quan tới việc hình thành chất lượng đó là các khâu nghiên cứu nhu cầu khách hàng đến thiết kế, sản xuất, dịch vụ sau bán.
Hai là, quản trị theo mục tiêu tài chính, nghĩa là doanh nghiệp chỉ chú ý tới lợi nhuận, coi nó là mục tiêu cuối cùng và trong quản lý chất lượng quá chú trọng đến khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Để phòng ngừa là chính, ngăn chặn kịp thời các nguyên nhân gây ra chất lượng kém, giảm đáng kể chi phí kiểm tra và sai sót trong khâu kiểm tra và phát huy nội lực, cần thực hiện quản lý chất lượng theo quá trình.
Nguyên tắc kiểm tra :
Kiểm tra là khâu rất quan trọng của bất kỳ một hệ thống quản lý nào. Không có kiểm tra sẽ không có hoàn thiện và không có đi lên. Trong quản lý chất lượng cũng vậy, kiểm tra nhằm mục đích hạn chế và ngăn chặn những sai sót, tìm những biện pháp khăc phục khâu yếu, phát huy cái mạnh để đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm ngày một hoàn thiện hơn, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
1.3 Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000
1.3.1. Nguyên tắc quản lý chất lượng của ISO 9000
ISO 9000 đề cập đến các lĩnh vực tiêu chuẩn hoá và quản lý chất lượng. Nó được quy tụ kinh nghiệm của quốc tế trong lĩnh vực quản lý và đảm bảo chất lượng trên cơ sở phân tích các quan hệ giữa người mua và người cung ứng .
Thực chất của bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là chứng nhận hệ thống đảm bảo chất lượng, áp dụng các biện pháp cải tiến chất lượng không ngừng để thoả mãn khách hàng và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, chứ không phải kiểm định chất lượng sản phẩm.
Nguyên tắc của quản lý chất lượng theo ISO 9000 là:
Nguyên tắc 1: Định hướng vào khách hàng: Chất lượng là sự thoả mãn khách hàng, chính vì vậy quản lý chất lượng phải nhằm đáp ứng mục tiêu đó. Quản lý chất lượng là không ngừng tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng và xây dựng nguồn lực để đáp ứng các nhu cầu đó một cách tốt nhất.
Nguyên tắc 2. Vai trò của lãnh đạo: Lãnh đạo công ty thống nhất mục đích, định hướng vào môi trường nội bộ của công ty, huy động toàn bộ nguồn lực để đạt được mục tiêu của công ty.
Nguyên tắc 3. Sự tham gia của mọi người. Con người là yếu tố quan trọng nhất cho sự phát triển. Việc huy động mọi nguời một cách đầy đủ sẽ tạo cho họ kiến thức và kinh nghiệm thực hiện công việc, đóng góp cho sự phát triển của công ty .
Nguyên tắc 4. Phương pháp quá trình: Mỗi một tổ chức, để hoạt động có hiệu quả, phải nhận ra được và quản lý các quá trình có mối quan hệ tương tác qua lại lẫn nhau ở bên trong tổ chức đó. Mục đích của Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là khuyến khích việc áp dụng cách tiếp cân theo quá trình để quản lý một tổ chức.
Nguyên tắc 5. Quản lý theo phương pháp hệ thống: Việc quản lý có hệ thống sẽ làm tăng hiệu quả và hiệu lực hoạt động của công ty.
Nguyên tắc 6. Cải tiến liên tục: Cải tiến liên tục là mục tiêu liên tục của mọi công ty và điều này càng trở nên quan trọng trong sự biến động không ngừng của môi trường kinh doanh như hiện nay.
Nguyên tắc 7. Quyết định dựa trên thực tế: Các quyết định và hành động có hiệu lực dựa trên sự phân tích dữ liệu và thông tin.
Nguyên tắc 8. Quan hệ cùng có lợi với bên cung cấp: Thiết lập mối quan hệ cùng có lợi với bên cung ứng và sẽ nâng cao khả năng tạo ra giá trị của cả hai bên.
1.3.2. Đối tượng và các trường hợp áp dụng ISO 9000
Bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000 có thể áp dụng cho các đối tượng và trường hợp sau:
- Các tổ chức có mong muốn giành được lợi thế nhờ việc thực thi hệ thống quản lý chất lượng này.
- Các tổ chức có mong muốn giành được sự tin tưởng từ các nhà cung cấp của họ.
- Những người sử dụng sản phẩm .
- Các tổ chức đánh giá hay kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng để xác định mức độ phù hợp của nó đối với bộ tiêu chuẩn ISO 9001
- Các tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn hay đào tạo về hệ thống quản lý chất lượng thích hợp cho tổ chức đó.
1.3.3. Nội dung của Bộ tiêu chuẩn ISO 9000
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 lần đầu tiên được ban hành vào năm 1987. Lần sửa đổi thứ nhất diễn ra vào năm 1994 và phiên bản này có giá trị đến năm 2003(song song với phiên bản mới). Lần thứ hai sử đổi thnág 12/2000, bản ISO 9000:2000 có nhiều thay đổi về cấu trúc và nội dung tiêu chuẩn so với phiên bản cũ, nhưng sự thay đổi này không trở ngại cho các doanh nghiệp trong việc xây dựng, duy trì hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000. Phiên bản ISO 9000:2000 có tác động tích cực hơn tới hoạt động quản lý chất lượng của mỗi doanh nghiệp.
Thay vì tồn tại nhiều tiêu chuẩn, phiên bản mới (ISO 9000:2000) chỉ còn 3 tiêu chuẩn:
ISO 9000, hệ thống quản lý chất lượng – cơ sở và thuật ngữ
ISO 9001, hệ thống quản lý chất lượng – các yêu cầu
ISO 9004, hệ thống quản lý chất lượng – hướng dẫn cải tiến hiệu quả hoạt động
...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status