Thực trạng tình hình xây dựng chiến lược sản phẩm thuốc lá điếu ở tổng công ty thuốc lá Việt Nam - pdf 12

Download Chuyên đề Thực trạng tình hình xây dựng chiến lược sản phẩm thuốc lá điếu ở tổng công ty thuốc lá Việt Nam miễn phí



Cho đến nay Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam chưa hề có một chiến lược sản phẩm được xây dựng theo một phương pháp cụ thể mà Tổng Công ty chỉ đề ra những mục tiêu phương hướng lớn cho từng đơn vị thành viên. Các đơn vị thành viên dựa trên cơ sở những định hướng này để xây dựng các kế hoạch sản phẩm cụ thể cho doanh nghiệp mình. Mọi hoạt động của các đơn vị thành viên được Tổng Công ty theo dõi sát sao với sự hoạt động của phòng thị trường và các phòng ban chức năng khác.
Tuy chưa có một chiến lược sản phẩm cụ thể nhưng trong quá trình phát triển của mình Tổng Công ty luôn đề ra các kế hoạch sản phẩm nhằm tăng cường hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp, tăng thị phần của Tổng Công ty trên thị trường và đáp ứng ngày càng cao của nhu cầu thị trường.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-29873/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

: Thực trạng thiết bị đóng bao
Đơn vị : chiếc
Công suất vận hành máy đóng bao ( Bao/ phút )
Tổng số
Bao mềm không đầu lọc
Bao mềm đầu lọc
Bao hộp cứng đầu lọc
100-200
200- 250
100- 200
200–300
<100
110-200
200-300
400
15
4
21
6
1
25
2
1
75
(Nguồn : P. kỹ thuật – Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam )
Theo đánh giá ở chỉ có khoảng 50% số máy móc thiết bị của Tổng Công ty được sản xuất cách đây 10 năm. Còn lại 50% đã lạc hậu so với thế giới 20- 30 năm (từ 3 đến 4 thế hệ).
Năng lực cung cấp nguyên phụ liệu
3.4.1. Năng lực cung cấp nguyên liệu
Hàng năm Tổng Công ty sản xuất khoảng 1,8 tỷ bao thuốc bằng 60% tổng sản lượng cả nước. Nhu cầu về nguyên liệu của Tổng Công ty là 33000 tấn/ năm trong đó lượng nguyên liệu trong nước là 23000 tấn và nguyên liệu nhập khẩu là10000 tấn. Về nguyên liệu trong nước, hiện nay có các chủng loại thuốc lá vàng sấy, thuốc lá Burley và thuốc lá nâu phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu trong đó sản lượng thuốc lá vàng sấy chiếm 60% thuốc lá nâu chiếm 35% và thuốc lá Burley chiếm 5%.
Theo đánh giá, hiện nay nhu cầu toàn ngành là 60000 tấn/ năm trong đó 32000 tấn là nguyên liệu sản xuất trong nước, nguyên liệu lá cao cấp nhập khẩu là 2000 tấn, sợi phối chế sẵn nhập khẩu là 7000 và nguyên liệu Trung Quốc là 19000 tấn.
Ngoại tệ nhập nguyên liệu chiếm 70% kim ngạch xuất nhập khẩu toàn ngành.
Hiện nay, nhiều nguyên liệu thuốc lá Trung Quốc nhập vào Việt Nam một cách bất hợp pháp (trốn lậu thuế) với chất lượng thấp, giá rẻ, giá thanh lý làm ảnh hưởng đến tình hình cung ứng nguyên liệu trong nước.
Năng lực cung cấp phụ liệu
Phụ liệu sản xuất thuốc lá chiếm khoảng 24 - 45% giá thành thuốc đầu lọc và 20 - 25% giá thành sản phẩm không đầu lọc. Trước đây, các loại phụ liệu dùng cho ngành sản xuất thuốc lá đều phải nhập khẩu. Từ năm 1992 xí nghiệp in bao bì và phụ liệu thuốc lá được thành lập với nhiệm vụ sản xuất phụ liệu thuốc lá thay thế cho nhập khẩu. Năm 1999 xí nghiệp liên doanh với công ty New Toyo ra đời sản xuất thùng caston đựng thuốc lá. Ngoài ra, một số nhà máy địa phương và các công ty trách nhiệm hữu hạn cũng đầu tư dây chuyền sản xuất giấy nhôm cung cấp cho các nhà máy sản xuất trong nước và xuất khẩu. Chính những điều này đã góp phần làm cho sản lượng thuốc lá nói chung đặc biệt là thuốc lá đầu lọc tăng mạnh. Kim ngạch xuất nhập khẩu thuốc lá chỉ tăng 2,3% là do tăng kim ngạch nhập khẩu sợi, lá, kim ngạch nhập khẩu phụ liệu giảm đáng kể. Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam có tốc độ giảm trung bình là 6,5 %/ năm.
3.5.Đặc điểm tình hình tiêu thụ sản phẩm
3.5.1. Tình hình chung
Sản xuất thuốc lá điếu hiện nay ở Tổng Công ty chủ yếu là đề phục vụ tiêu dùng trong nước. Trước đây một số sản phẩm được xuất sang thị trường Đông Âu, nhưng sau sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu thì hầu như không được xuất khẩu.
Năm 1992 : thực hiện xuất khẩu trở lại với khoảng 3 triệu bao sang cộng hoà Liên Bang Nga. Năm 2001 sản lượng tiêu thụ của toàn Tổng Công ty đạt 1,7 tỷ bao tăng 6,1% với cùng kỳ năm 2000 đạt 101% so với kế hoạch.
ở phía Bắc một số sản phẩm truyền thống của các nhà máy giảm nhẹ như : Tam đảo, Bông sen, BlueRiver. Nhà máy Thăng Long vẫn duy trì các sản phẩm Thủ đô, Điện biên, Hoàn kiếm ở mức ổn định.
Có hai sản phẩm trung cấp chủ lực của Sài Gòn là Cotab và Hoà bình đều giảm (Cotab giảm 14,2%, Hoà bình giảm 15,2%)…
Về sản lượng thuốc lá nhập lậu, theo đánh giá của Bộ thương mại, khoảng 200 triệu bao. Ngoài ra còn một số thuốc lá sản xuất trong nước từ những nguồn khác: vấn tay, thuốc lào, ống điếu…
Tốc độ tăng trưởng tiêu thụ thuốc lá điếu trong 10 năm vừa qua :
Từ 1991 – 1995: 12,68%
1996 – 1999: 11,2%
3.5.2. Cơ cấu sản phẩm thuốc lá điếu
Xu hướng tiêu dùng của xã hội chuyển đổi nhanh từ việc tiêu dùng thuốc lá không đầu lọc sang thuốc lá có đầu lọc, tốc độ tăng trưởng bình quân của thuốc lá đầu lọc là 16,44%, tốc độ giảm bình quân của thuốc lá không đầu lọc là 10,5%.
Xu hướng tiêu dùng của xã hội ngày càng tăng về nhu cầu thuốc lá đầu lọc bao cứng. Năm 1997 là 739 triệu bao bằng 50,13% trong tổng số thuốc lá đầu lọc. Năm 2000 sản lượng thuốc lá đầu lọc bao cứng là 1206 triệu bao bằng 70,01% và bằng 1,63 lần so với năm 1997.
Bảng 7 : Cơ cấu sản phẩm thuốc lá điếu của Tổng Công ty
Đơn vị : triệu bao
Năm
TLá không đầu lọc
Tlá đầu lọc
Nhãn quốc tế
Tổng số
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
1997
1998
1999
2000
2001
539
432
328,4
209
151
35,9
29,7
23,39
13,8
8,78
961
1023
1076,6
1306
1569
64,1
70,3
76,61
86,2
92,22
39
46
43
51
56
4,1
4,49
3,97
3,36
3,57
1500
1455
1404
1515
1720
( Nhãn quốc tế được tính trên số lượng thuốc lá đầu lọc )
(Nguồn : P. Thị trường – Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam)
Nhìn vào bảng cơ cấu sản lượng sản phẩm của Tông công ty ta thấy rằng tỷ lệ sản phẩm đầu lọc tăng nhanh từ 961 triệu bao năm 1997 đến 1569 triệu bao năm 2001 tăng 163,26%, sản lượng thuốc là không đầu lọc giảm nhanh từ 539 triệu bao năm 1997 xuống còn 151 triệu bao giảm 71,98%. Bên cạnh đó sản lượng sản phẩm nhẵn quốc tế cũng tăng nhưng còn ở mức thấp có thể do giá bán cao và do sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm quốc tế nhập ngoại.
Nếu xét về mặt giá cả trong 10 năm qua mặt bằng giá hầu như không có sự thay đổi về tổng thể chỉ có sự điều chỉnh của từng mặt hàng nhưng không nhiều và không phổ biến. So sánh đơn giá bình quân năm 2001 là 2500 đồng/bao năm 1991 là 1169 đồng/bao thấy tăng 2,138 lần.
Bảng 8 : Tốc độ tăng giá thuốc lá điếu bình quân
Năm
Đơn giá BQ ( đồng/bao )
Tốc độ tăng giá BQ (%)
1997
1998
1999
2000
2001
1860
2050
2280
2380
2500
100
110,2
111,2
104,3
105
Bình quân
1738
108,2
(Nguồn : P. KTKH – Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam)
Về khẩu vị : Thị trường thuốc lá Việt Nam rất đa dạng và phong phú bao gồm Gout Anh (sản xuất từ thuốc lá vàng sấy) Gout địa phương (sản xuất từ thuốc lá vàng sấy và nâu địa phương) Gout Mĩ (sản xuất từ thuốc lá vàng sấy, thuốc lá Burley và Oriental). Hiện nay trên thị trường Gout địa phương là phổ biến nhất khoảng 77,3% thị phần thị trường, Gout Anh chiếm khoảng 17,4% còn lại 5,4% thị phần thị trường của Gout Mĩ. Tuy nhiên gần đây, giới trẻ có xu hướng chuyển sang Gout Mĩ. Gout methol có chiều hướng gia tăng chiếm khoảng 3,79%, xu hướng thuốc lá Light đang được hình thành.
Về quy cách chủng loại : Loại 20 điếu/bao King-size (83-88mm) một số loại bao cứng 10 điếu và 20 điếu, bao dẹt chưa được đa dạng hoá chủng loại sản phẩm.
3.5.3. Phân loại thị trường tiêu thụ sản phẩm
3.5.3.1. Phân loại theo vùng
Miền Bắc: (từ Nghệ An trở ra) Tâm lý tiêu dùng ổn định, người tiêu dùng ít thay đổi khẩu vị. ở phân đoạn thị trường này sản phẩm của Tổng Công ty đang chiếm ưu thế. Thuốc lá nhập lậu ít, thị trường thuốc lá Menthol đang có chiều hướng gia tăng. Sản phẩm cao cấp tiêu thụ chủ yếu là Vinataba.
Miền Trung: (Trung bộ và các tỉnh cao nguyên) đây là thị trưởng chủ yếu của nhà máy thuốc lá Vĩnh Hội, Sài Gòn, xí nghi
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status