Khảo sát nhu cầu được hướng dẫn hội nhập vào chuyên ngành của sinh viên đại học bách khoa khi chuyển từ đại cương sang chuyên ngành - pdf 12

Download Luận văn Khảo sát nhu cầu được hướng dẫn hội nhập vào chuyên ngành của sinh viên đại học bách khoa khi chuyển từ đại cương sang chuyên ngành miễn phí



CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 Lý do hình thành đề tài 1
1.2 Mục tiêu của đề tài 1
1.3 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 1
1.4 Phạm vi giới hạn của đề tài 2
1.5 Phương pháp nghiên cứu 2
1.5.1. Chọn phương pháp
1.5.2 Nhu cầu thông tin và nguồn thông tin
1.5.3 Phương pháp thu thập thông tin
1.5.4 Thiết kế mẫu
1.5.5 Quy trình nghiên cứu:
1.6 Tóm tắt các đề tài trước: 7
1.6.1 Đề tài “Khảo sát nhu cầu được hướng dẫn hội nhập của tân sinh viên
trường Đại học Bách khoa TP HCM”
1.6.2 Tóm tắt đề tài “Khảo sát nhu cầu được hướng dẫn hướng nghiệp của sinh
viên năm cuối trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh”
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Lý thuyết về hội nhập (orientation) và xã hội hoá (socialization) 13
2.2 Sự liên hệ của tình cảm và ý chí với các hoạt động học tập 14
của sinh viên
2.2.1 Tình cảm, xúc cảm và vai trò của nó trong đờisống sinh viên
2.2.2 Ý chí và hành động ý chí
2.3 Lý luận về hướng nghiệp 17
2.4 Nhiệm vụ hướng nghiệp trong nhà trường 17
2.3 Mô hình nghiên cứu 19
CHƯƠNG 3
KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH SINH VIÊN CÁC KHOA
CHUYÊN NGÀNH KHI SINH VIÊN CHUYỂN TỪ ĐẠI
CƯƠNG SANG CHUYÊN NGÀNH
3.1 Đặc điểm chương trình đào tạocủa trường Đại học Bách khoa 22
3.2 Sơ lược đặc điểm các khoa chuyên ngành củatrường Đại học 22
Bách khoa TP HCM
3.3 Những yếu tố khác biệt giữa việc học chuyên ngành so với
đại cương 28
3.4 Những chương trình, hoạt động của Trường Đại học Bách khoa
TP HCM liên quan đến việc hỗ trợ cho SV chuyên ngành 30
3.5 Qui định mới đối với sinh viên bằng 2 32
3.6 Những chương trình hướng dẫn hội nhập cho SV chuyên
ngành của một số trường đại học, cao đẳng trong và ngoài nước 32
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ NHU CẦU HỘI NHẬP
4.1 Phương pháp thực hiện 34
4.2 Mô tả mẫu 41
4.2.1 Mẫu sinh viên năm 2
4.2.2 Mẫu sinh viên năm 3
4.2 Kết quả và phân tích 45
4.2.1 Những thống kê về sinh viên chuyên ngành Đại học bách khoa.
4.2.2 Những yếu tố cá nhân ảnh hưởng đến việc học chuyên ngành của SV
4.2.3 Những yếu tố xung quanh môi trường đại học ảnh hưởng đến việc học
chuyên ngành của sinh viên
4.2.4 Những yếu tố khác ảnh hưởng đếnviệc học của sinh viên nhìn từ góc độ
của giảng viên
4.2.5 Những ảnh hưởng củacác hoạt động của phòng Công tácchính trị, Trung
tâm Hỗ trợ sinh viên & Quan hệ doanh nghiệp, Đoàn – Hội đến việc học chuyên
ngành của sinh viên
4.2.6 Kỳ vọng của sinh viên đối với ngành học
4.3 Bình luận về kết quả 59
4.4 Một số đề xuất đối với sinh viên, giảng viên và nhà trường. 60
4.4.1 Đề xuất với sinh viên:
4.4.2 Đề xuất với giảng viên:
4.4.3 Đề xuất với khoa, nhà trường (các tổ chức hỗ trợ sinh viên)
4.5 Chương trình hướng dẫn hội nhập và hướng nghiệp cho SV 63
khi bước vào môi trường học chuyên ngành.
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Khái quát hóa 75
5.1 Ý nghĩa 75
5.2 Hạn chế của đề tài 76
5.3 Kiến nghị về hướng phát triển của đề tài 76


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-30981/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

y Orientation), lý do là vì “Là những
bậc phụ huynh của các sinh viên mới bước vào trường hay vào chuyên ngành,
ngoài niềm vui, sự tự hào thì còn có những lo lắng… Chương trình hội nhập sẽ giúp
quý vị phụ huynh có cơ hội trò chuyện với các giảng viên, lãnh đạo nhà trường để
hiểu về chương trình học, chia xẻ, cảm thông và đồng đi với con em mình trong
suốt quảng đường đại học” (Xem phụ lục 2, Parent & Family Orientation)
Có thể kể đến trường đại học UCLA (University of California, Los Angeles,
USA), có riêng một tổ chức chuyên về hội nhập và hướng nghiệp cho sinh viên gọi
là UCLA Orientation Program với hơn 50 thành viên, bao gồm chủ yếu là những
sinh viên của trường. Lý do số thành viên của tổ chức đông như vậy, là nhờ trong
chương trình gặp mặt đầu tiên dành cho tân sinh viên và sinh viên chuyên ngành
(do UCLA Orientation Program tổ chức), các sinh viên có cơ hội đăng ký tham gia
làm thành viên nếu muốn. Số lượng thành viên của tổ chức là một trong những ưu
thế để Orientation Program có đủ tiềm lực thực hiện nhiều chương trình hội nhập.
Chương trình hướng dẫn hội nhập cho tân sinh viên được tổ chức trong khoảng 2 – 3
ngày với những chuyến dã ngoại. Còn chương trình cho sinh viên sắp bước vào
chuyên ngành được tổ chức trong vòng 1 ngày (từ khoảng 8h30 sáng đến 9h tối)
ngay tại trường với nhiều hoạt động bổ ích, thiết thực. Sinh viên sẽ được tham gia
hội thảo, tranh luận, trình bày những vấn đề như: sinh viên trọng đợi gì ở giảng
viên, giáo sư của họ; quản lý thời gian hiệu quả; kỹ năng học (study skills)… Thêm
vào đó, sinh viên còn có cơ hội đứng ra vạch những kế hoạch, chiến lược nhằm
điều chỉnh, thay đổi giúp trường mình ngày càng tốt hơn.
(Nguồn: Tổng hợp từ trang web các trường: Đại học Mở TP HCM, Đại học khoa học
tự nhiên, Đại học Cần Thơ, Đại học giao thông vận tải, Đại học khoa học xã hội và
nhân văn, University of Los Angeles (USA), The Ohio state University (Columbus),
Cornell University, The University of Tennessee…)
Chương 4: Kết quả khảo sát nhu cầu hội nhập
- 34 -
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ NHU CẦU HỘI NHẬP
4.1 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Quá trình phỏng vấn SV
Để phỏng vấn SV, đầu tiên người viết dựa vào mối quan hệ cá nhân với các SV
năm 2, 3 và hẹn gặp họ để phỏng vấn. Nhờ sự quen biết trước, các SV này trả lời
rất nhiệt tình, đưa ra những ý kiến, nhận xét, mong muốn rất thực tế và đáng quan
tâm. Bên cạnh đó người viết phỏng vấn ngẫu nhiên các bạn ở các khoa khác để có
được thông tin khách quan và toàn diện hơn. Khi được phỏng vấn ngẫu nhiên, đa số
các SV này lúc đầu khá e dè, nhưng sau đó họ rất nhiệt tình, một số còn rất hào
hứng trả lời. Trong quá trình phỏng vấn, người viết cũng đã chia xẻ với các SV này
một số kinh nghiệm mà bản thân từng trải qua (kể cả những kinh nghiệm của các
giảng viên từ việc phỏng vấn) về cách học chuyên ngành, cách chọn môn học, cách
học ngoại ngữ… Từ đó buổi phỏng vấn có sự trao đổi thông tin qua lại nên mang
tính chất rất cởi mở. Do vậy thời gian phỏng vấn dự kiến khoảng 20 – 30 phút đã
thường kéo dài đến 45 phút hay hơn nữa. Nội dung phỏng vấn là câu hỏi bán cấu
trúc xoay quanh các nội dung chính:
1) Nguyên nhân bạn chọn ngành học này.
2) Nhận xét về chương trình học đại cương, những khác biệt với chuyên ngành?
3) Khi chuyển từ cách học các môn đại cương sang chuyên ngành, bạn gặp
những khó khăn gì không? Nếu được giúp đỡ bạn cần sự giúp đỡ như thế nào, từ
đối tượng nào?
4) Bạn có mong đợi gì về chương trình đào tạo, cách giảng dạy…
5) Sau khi tốt nghiệp, bạn kỳ vọng mình sẽ được trang bị những gì (về mặt
chuyên môn, các kỹ năng mềm…)
Quá trình phỏng vấn giảng viên
Song song với việc phỏng vấn giảng viên, người viết cũng lên kế hoạch xin gặp
hẹn phỏng vấn các giảng viên dạy đại cương và chuyên ngành. Vì thời gian kế
hoạch phỏng vấn giảng viên được chuẩn bị từ sớm nên người viết có cơ hội gặp
trực tiếp các giảng viên ở văn phòng bộ môn, ở lớp học để xin cuộc hẹn. Một số
giảng viên đã hẹn gặp sau, một số dành thời gian trả lời phỏng vấn ngay tại thời
điểm đó. Đa số các giảng viên khi được xin hẹn gặp phỏng vấn đều rất cởi mở và
dành thời gian để trả lời phỏng vấn, dù thời gian này các Trưởng, phó khoa, giảng
viên đều rất bận vì phải chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm thành lập 50 năm của trường,
nhưng thật Thank các thầy cô vì sự nhiệt tình của các thầy cô. Câu hỏi để phỏng
vấn là câu hỏi bán cấu trúc, nội dung câu hỏi chia làm ba phần khác nhau, cho ba
Chương 4: Kết quả khảo sát nhu cầu hội nhập
- 35 -
đối tượng: giảng viên giảng dạy môn đại cương; giảng viên trực tiếp giảng dạy môn
chuyên ngành và Phó, Trưởng khoa.
Đối với câu hỏi dành cho giảng viên trực tiếp giảng dạy môn đại cương, nội
dung câu hỏi xoay quanh các vấn đề:
1) Theo thầy/ cô, các môn đại cương (hay những môn thầy/ cô dạy) có những
đặc điểm chung gì?
2) Theo thầy/ cô, để học tốt các môn đại cương (hay cụ thể là những môn thầy/
cô dạy) thì SV cần những điều kiện nào (tố chất, kiến thức sẳn có, cách học, thời
gian dành cho môn học…)? SV có cần sự năng động, sáng tạo không?
3) Đối với các môn của thầy/ cô, những yếu tố nào quan trọng trong việc giảng
dạy? (CSVC, năng lực, sự tận tụy của giảng viên, tài liệu học…)
4) Nội dung giảng dạy hiện nay có hoàn toàn phù hợp với SV các khoa không?
Nếu chưa thì theo thầy/ cô cần có sự cải tiến nào?
5) Ý kiến riêng của thầy, cô về việc khi SV chuyển qua chuyên ngành, SV phải
cần thêm những cần có những sự thay đổi nào (điều kiện nào) để học tốt chuyên
ngành.
Đối với câu hỏi dành cho giảng viên dạy chuyên ngành, các câu hỏi xoay
quanh những nội dung sau:
1) Để học tốt những môn thầy/ cô dạy, SV cần có những điều kiện nào (kiến
thức về các môn học trước, cách học chủ động, thời gian đọc tài liệu trước…)?
2) Kiến thức về thực tế của SV, thời gian thực hành có ảnh hưởng như thế nào
đến việc tiếp thu môn học?
3) Thầy/ cô có khuyến khích SV học nhóm khôngï? Việc học nhóm có những tác
động nào đối với SV chuyên ngành?
4) Trong quá trình giảng dạy, thầy/ cô có quan tâm đến hướng nghiệp cho SV
không? Xin vui lòng nêu cụ thể.
5) Theo thầy/ cô, những yếu tố nào quan trọng trong việc giảng dạy?
6) Nếu được, thầy/ cô có những đề xuất nào liên quan đến cơ sở vật chất, thời
gian học ở lớp, thực hành, thí nghiệm… để SV học tốt hơn?
Đối với câu hỏi dành cho các trưởng, phó khoa/ bộ môn, các câu hỏi xoay
quanh những nội dung sau:
1) Để học tốt ngành học này, SV cần những kỹ năng gì?
2) Hiện nay, Khoa đã có những chương trình gì để giúp SV rèn luyện, nâng cao
những kỹ năng đó?
Chương 4: Kết quả khảo sát nhu cầu hội nhập
- 36 -
3) Những điều nào Khoa muốn nhưng chưa thực hiện được do kinh phí hay
nguồn lực chưa đủ?
4) GV có cần cập nhật những kiến thức ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status