Phân tích tình hình thu mua và xuất khẩu gạo của công ty MEKONIMEX/NS qua các năm 2003-2004-2005 - pdf 12

Download Đề tài Phân tích tình hình thu mua và xuất khẩu gạo của công ty MEKONIMEX/NS qua các năm 2003-2004-2005 miễn phí



Gạo ngày càng phổ biến và được ưa chuộng với nhiều người trên thế giới và rất hay thay đổi theo từng quốc gia. Phẩm chất gạo thay đổi theo thị hiếu con người ở mỗi nơi nên một loại gạo thượng hạng ở thị trường này có khi lại trở thành hạng bét ở thị truờng khác.
Một cách tổng quát, nước nào có mức sống càng cao thì càng ít tiêu thụ gạo nhưng lại sẵn sàng trả giá cao cho các loại gạo tốt. Các nước có nhu cầu gạo với khối lượng lớn, giá vừa phải gồm: Bangladesh, Indonesia, Srilanca và nhiều quốc gia ở Tây Châu Phi. Một số nước phải chuyển sang mua 100% tấm để ăn cho rẻ thay vì làm bia và thức ăn gia súc. Nhu cầu mới này làm cho giá tấm nhảy vọt lên đến 75% giá gạo (thay vì chỉ bằng 50%). Một số nước đã bắt đầu quen ăn tấm nên các nhà xuất khẩu lại bẻ gạo thành tấm để có thể xuất khẩu khối lượng lớn.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-30813/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

có rút ngắn nhưng gạo 5% tấm của ta vẫn thấp hơn từ 20- 35USD/tấn so với Thái Lan. Còn so sánh bình quân tất cả các loại gạo xuất khẩu thì hàng của ta luôn thấp hơn hàng Thái Lan khoảng 12-24 USD/tấn.
Thiếu đồng bộ trong sản xuất, thu mua và chế biến: Về sản xuất, đặc tính phân tán, tự phát, quy mô nhỏ lẻ theo hộ gia đình vẫn là cản trở lớn cho việc sản xuất hàng loạt lúa chất lượng cao theo yêu cầu xuất khẩu gạo. Mạng lưới thu mua, vận chuyển lúa hàng hoá phục vụ xuất khẩu gạo vẫn phụ thuộc quá lớn vào thương lái, chưa có sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp lương thực Nhà nước. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất phục vụ chế biến, bảo quản xuất khẩu còn yếu kém, lại phân bố không đều. Hệ thống nhà máy xay xát, đánh bóng gạo xuất khẩu được cải tiến nhưng vẫn còn ít và xa vùng nguyên liệu. Do yếu trong khâu bảo quản như: lẫn chủng loại, độ ẩm cao, hạt lép, biến màu… nên khi thóc được chuyển đến cơ sở sản xuất đã giảm chất lượng. Hiện nay, phần lớn các cơ sở chế biến và kinh doanh chưa áp dụng tiêu chuẩn, kể cả tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn cơ sở, cho sản phẩm của mình. Những điều này tạo cho khách hàng những mặc định tâm lý không tốt về chất lượng gạo Việt Nam, mặc dù trên thực tế, chúng ta không ngừng nỗ lực để nâng cao phẩm cấp hạt gạo.
Thiếu tính dự báo: Việc tổ chức, điều hành xuất khẩu gạo như hiện nay cũng đang bộc lộ những nhược điểm. Kế hoạch xuất khẩu gạo được ấn định từ đầu năm trong khi chưa biết kết quả sản xuất lúa trong năm như thế nào, do đó liên tục phải điều chỉnh. Kế hoạch không gắn sát với thực tế sản xuất nên tính khả thi thấp. Việc dựa vào “nhu cầu” của khách hàng theo hợp đồng ký kết để quyết định xuất khẩu gạo cả năm mà chưa tính đến yếu tố “cung” là chưa hợp lý. Bởi thực tế, “cung” có thể chịu biến động bởi ngoại cảnh khách quan. Đã xuất hiện tình trạng một số hợp đồng được ký từ đầu năm với giá thấp nhưng cuối năm giá cao nên nông dân không bán lúa theo hợp đồng, dẫn đến tình trạng vỡ hợp đồng xuất khẩu gạo, làm giảm lòng tin của khách hàng và thiệt hại cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo.
II. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO:
1. Tình hình xuất khẩu gạo theo loại gạo:
Ở nước ta mà cụ thể là tại công ty, ta thực hiện phân loại gạo theo tỷ lệ tấm.
Công ty thực hiện xuất khẩu gạo theo yêu cầu đặt hàng của khách hàng nước ngoài, theo hợp đồng xuất khẩu. Tuỳ theo những thị trường khác nhau, những nhu cầu khác nhau mà khách hàng có những yêu cầu khác nhau về chất lượng gạo xuất khẩu. Thông thường Công ty thường xuất khẩu gạo theo 3 loại chất lượng sau: Loại 5% tấm, 15% tấm và loại 25% tấm.
Số liệu về tình hình xuất khẩu gạo theo chất lượng qua các thị trường của Công ty trong vòng 3 năm 2003-2005:
Bảng 6: Tình hình xuất khẩu gạo theo loại gạo, qua 3 năm 2003-2005:
Loại Gạo
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
So sánh 2004/2003
So sánh 2005/2004
Lượng (Tấn)
Giá Trị (1000 USD)
Lượng (Tấn)
Giá Trị (1000 USD)
Lượng (Tấn)
Giá Trị (1000 USD)
Lượng (Tấn)
%
Lượng (Tấn)
%
Loại 5%
500,00
132,46
1.438,60
470,07
786,95
206,44
938,60
187,72
(651,65)
(45,30)
Loại 10%
0,00
120,00
28,08
0,00
Loại 15%
11.654,65
2.103,25
29.755,30
6.025,83
29.181,20
7.098,65
18.100,65
155,31
(574,10)
(1,93)
Loại 20%
0,00
0,00
0,00
Loại 25%
32.049,65
5.317,78
8.539,10
1.583,51
0,00
(23.510,55)
(73,36)
(8.539,10)
(100,00)
Tổng cộng
44.204,30
7.553,49
39.853,00
8.107,49
29.968,15
7.305,09
(4.471,30)
269,67
(9.764,85)
(147,23)
Nguồn: Phòng Kế toán, Năm 2003, 2004, 2005
Đồ thị biểu diễn tình hình xuất khẩu gạo theo chất lượng gạo:
Biểu đồ 5: Tình hình xuất khẩu của các loại gạo qua 3 năm 2003-2005
Nhận xét:
* Về khả năng đa dạng và mở rộng mức độ phẩm chất gạo xuất khẩu:
Qua 3 năm, loại gạo xuất khẩu của Công ty có nhiều thay đổi: Năm 2003: Công ty xuất 3 loại gạo đó là gạo 5% tấm, 15% tấm và 25% tấm. Sang năm 2005, số loại gạo xuất khẩu tăng lên 4 loại, ngoài 3 loại của năm 2003, còn có thêm loại 10% tấm. Nhưng sang năm 2005 thì loại gạo xuất khẩu chỉ còn lại có 2 loại đó là gạo 5% tấm và gạo 15% tấm. Điều đó nói lên rằng gạo 5% tấm và gạo 15% tấm là 2 loại gạo kinh doanh có hiệu quả của Công ty.
Công ty kinh doanh các mặt hàng gạo dựa trên hợp đồng đặt hàng của khách hàng nước ngoài. Sự mất đi các mặt hàng gạo 10% tấm và 25% tấm cũng chứng tỏ nhu cầu của các thị trường của Công ty không có sự hài lòng thật sự đối với chất lượng của các loại gạo này. (Tuy nhiên việc không hài lòng về mặt nào thì cần có những phân tích cụ thể hơn).
Khả năng đa dạng và mở rộng loại gạo xuất khẩu của Công ty còn nhiều hạn chế. Hầu hết các hợp đồng xuất khẩu của Công ty do các nhà nhập khẩu nước ngoài tự tìm đến Công ty. Công ty hoàn toàn thụ động, không thể chủ động tìm khách hàng nước ngoài. Đây là một hạn chế của Công ty do Công ty chưa chú trọng đến vấn đề marketing, tìm kiếm khách hàng. Điều này làm cho việc kinh doanh xuất khẩu gạo của Công ty nhiều hạn chế, bị động hoàn toàn về sản lượng, loại gạo, thị trường xuất khẩu.
* Về tỷ trọng xuất khẩu của các loại gạo:
Tỷ trọng xuất khẩu của 3 loại gạo thay đổi phức tạp, cụ thể như sau:
- Năm 2003: Loại gạo xuất khẩu đạt tỷ trọng cao nhất là gạo 25% tấm, chiếm 73%; thứ hai là gạo 15% tấm, chiếm 26%; cuối cùng là gạo 5% tấm, chiếm 1%. Các số liệu đã cho thấy gạo kinh doanh xuất khẩu có hiệu quả nhất năm 2003 là gạo 25% tấm, gạo có chất lượng tương đối thấp. Cũng như đã nói ở trên, hạn chế của Công ty là không thể đáp ứng các nhu cầu về gạo chất lượng cao xuất khẩu nên hầu như năm 2003, lượng gạo 25% tấm xuất đạt tỷ trọng cao nhất.
- Năm 2004: Gạo 15% tấm vượt lên đứng đầu với tỷ trọng xuất khẩu tăng từ 26% năm 2003 lên tới 75% năm 2004. Gạo 25% tấm lùi lại đứng thứ hai với tỷ trọng xuất giảm từ 73% năm 2003 xuống còn 21% năm 2004. Gạo 5% tấm đứng thứ 3 với tỷ trọng xuất khẩu tăng từ 1% năm 2003 lên 4% năm 2004. Cuối cùng là gạo 10% tấm (năm 2003 không có xuất mặt hàng này), lượng xuất trong năm 2004 là chưa tới 1%. Qua 2 năm 2003 và 2004 cho thấy, gạo chất lượng thấp có xu hướng giảm, còn gạo chất lượng cao hơn thì lại có xu hướng tăng. Điều này cho thấy nhu cầu thế giới về chất lượng gạo xuất khẩu là ngày càng cao. Năm 2004, chất lượng gạo xuất khẩu từng bước được cải thiện, giá thành lại tương đối thấp so với các đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là Thái Lan, nên gạo 15% tấm được xuất nhiều hơn, tăng tỷ trọng trong tổng lượng xuất.
- Năm 2005: Gạo 10% tấm, và 25% tấm giảm lượng xuất xuống còn 0%, loại gạo mới xuất với số lượng ít chưa tới 1% trong năm 2004 (gạo 10% tấm) và loại gạo 25% tấm (gạo có chất lượng thấp) không còn được các nhà nhập khẩu đặt hàng nữa. Điều cày chứng tỏ, gạo 10% tấm chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường nhập gạo này trong năm 2004. Còn gạo 25% thì không còn được nhiều nhà nhập khẩu ưa chuộng nữa. Gạo chất lượng cao, gạo 5% tấm giảm nhẹ từ 4% xuống còn 3%. Loại gạo này không bị mất th...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status