Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phòng Giao dịch Thành Đạt, tỉnh Đắk Lắk - pdf 12

Download Đề tài Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phòng Giao dịch Thành Đạt, tỉnh Đắk Lắk miễn phí



MỤC LỤC
Trang
PHẦN THỨ NHẤT
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Đối tượng nghiên cứu 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu 2
PHẦN THỨ HAI
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận về tín dụng Ngân hàng trong sản xuất kinh doanh 3
2.1.1 Một số khái niệm 4
2.1.1.1 Khái niệm về tín dụng 4
2.1.1.2 Khái niệm về lãi suất tín dụng 4
2.1.1.3 Khái niệm hộ sản xuất kinh doanh 5
2.1.2 Bản chất của tín dụng Ngân hàng. 5
2.1.3 Chức năng và vai trò của tín dụng Ngân hàng. 6
2.1.3.1 Chức năng của tín dụng Ngân hàng 6
2.1.3.2 Vai trò của tín dụng Ngân hàng 7
2.1.4 Quy trình cho vay đối với hộ sản xuất kinh doanh 8
2.1.5 Điều kiện cho vay đối với hộ sản xuất kinh doanh 9
2.2Phương pháp nghiên cứu 9
2.2.1 Phương pháp nghiên cứu chung 9
2.2.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể 10
2.2.3 Thu thập và xử lý số liệu 10
PHẦN THỨ BA
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 11
3.1.1 Khái quát về tình hình kinh tế và hoạt động của hệ thống các Ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột 11
3.1.1.1 Khái quát về tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột 11
3.1.1.2 Hoạt động tín dụng của hệ thống các Ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột - Tỉnh Đắk Lắk. 11
3.1.2 Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Lịch sử hình thành, phát triển và chức năng - nhiệm vụ của PGD Thành Đạt tỉnh Đắk Lắk: 12
3.1.2.1 Lịch sử hình thành, phát triển và chức năng – nhiệm vụ của PGD Thành Đạt – Tỉnh Đắk Lắk 12
3.1.2.2. Một số nghiệp vụ chủ yếu của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành Đạt- Tỉnh Đắk Lắk. 14
3.1.2.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức của PGD 15
3.1.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn PGD Thành Đạt (2006-2007-2008) 16
3.1.3 Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong việc cho vay đối với hộ sản xuất kinh doanh tại NHNo & PTNT PGD Thành Đạt 18
3.2 Kết quả nghiên cứu 20
3.2.1 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn PGD Thành Đạt - Tỉnh Đắk Lắk 20
3.2.1.1 Tình hình huy động vốn tại PGD Thành Đạt 20
3.2.1.2 Hoạt động tín dụng tại chi nhánh 21
3.2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn PGD Thành Đạt- Tỉnh Đắk Lắk. 24
3.2.2.1 Quy trình tín dụng đối với hộ sản xuất kinh doanh tại NHNo & PTNT PGD Thành Đạt – Tỉnh Đắk Lắk: 24
3.2.2.2 Phân tích dư nợ theo thành phần kinh tế tại NHNo & PTNT PGD Thành Đạt– Tỉnh Đắk Lắk. 29
3.2.2.3 Tình hình cho vay đối với hộ sản xuất kinh doanh 24
3.2.3 Đánh giá chung về hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn PGD Thành Đạt - Tỉnh Đắk Lắk (năm 2006-2007-2008) 30
3.2.3.1 Những mặt đã đạt được 30
3.2.3.2 Một số mặt còn tồn tại 32
3.2.4 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT PGD Thành Đạt– Tỉnh Đắk Lắk 33
3.2.4.1 Mục tiêu, định hướng của PGD: 33
3.2.4.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT Thành Đạt– Tỉnh Đắk Lắk. 34
PHẦN THỨ TƯ
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1 Kết luận 37
4.2 Kiến nghị 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-30807/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

u chi tiền mặt, ngân phiếu thanh toán, bảo quản tiền mặt và các ấn chỉ như thẻ trắng, các chứng từ có giá
- Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định.
- Cung cấp cho giám đốc, các phòng ban nghiệp vụ khác những thông tin vàê khách hàng, tình hình ngân quỹ, tình hình giao dịch với khách hàng, với các NHTM kháctheo định kỳ ngày, tháng, quý, năm và những bất thường để ban giám đốc và các phòng ban khác có biện pháp xử lý kịp thời.
3.1.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn PGD Thành Đạt (2006-2007-2008)
* Đánh giá về môi trường hoạt động của chi nhánh :
Trong những năm qua, thuận lợi cơ bản của nền kinh tế đã tạo nên thế và lực cho phát triển kinh tế của tỉnh, tuy nhiên còn có nhiều khó khăn thách thức đã tác động không thuận lợi đến việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh: hạn hán kéo dài, giá cả một số mặt hàng thiết yếu phục vụ cho sản xuất và đời sống tăng cao, giá một số mặt hàng nông sản chủ lực như cà phê, tiêu... có tăng nhưng không ổn định.
Ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã ban hành và triển khai đến các cấp, các ngành kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội – An ninh quốc phòng, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, kế hoạch ngân sách năm. Đồng thời, tỉnh cũng đã sớm ban hành các chủ trương, giải pháp điều hành tập trung tháo gỡ khó khăn, có nhiều giải pháp linh hoạt, phù hợp với thực tiễn, do đó tình hình kinh tế xã hội của tỉnh trong năm 2008 tiếp tục ổn định và phát triển. Tốc độ tăng trưởng GDP, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 180 triệu USD hoàn thành 120% so với kế họach. Giá trị nhập khẩu ước đạt 30 triệu USD. Tổng doanh thu ngân sách ước đạt 820 tỷ đồng vượt 21,5% so với dự toán, tăng 25% so với năm 2006.
* Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh (năm 2006-2007-2008)
Hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp PGD Thành Đạt đến 31/12/2008 đạt một số kết quả sau :
- Huy động vốn đạt 108 tỷ đồng, tăng 35% so với năm 2007.
- Tổng dư nợ cho vay đối với nền kinh tế đạt 238 tỷ đồng, tăng 40% so với năm 2007.
- Nợ xấu: 1,6 tỷ đồng chiếm 0,67 %/ tổng dư nợ
Bảng 3.1: Tình hình thực hiện kinh doanh năm 2006-2007-2008
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
So sánh
2006
2007
2008
2007/2006
2008/2007
2008/2006
%
%
%
I.Tổng nguồn vốn huy động
60,000
80,000
108,000
20,000
33,3
28,000
35
48,000
80
II. Tổng dư nợ
130,000
170,000
238,000
40,000
30,7
68,000
40
108,000
83,07
1. Dư nợ ngắn hạn
90,000
115,000
172,000
25,000
27,7
57,000
49,5
82,000
91,11
2. Dư nợ trung – dài hạn
40,000
55,000
66,000
15,000
37,5
11,000
20
26,000
65
III. Kết quả kinh doanh
1. Tổng thu
15,800
18,900
24,570
3,100
19,6
5,670
30
8,770
50,05
2. Tổng chi
14,500
17,300
21,000
2,800
19,3
3,700
21
6,500
44,82
3. Lợi nhuận trước thuế
1,300
1,600
3,570
300,000
23,0
1,970
123
2,270
147,61
Nguồn: Phòng Kế toán – Ngân quỹ
Qua bảng 2 cho ta thấy tình hình huy động vốn của chi nhánh rất khả quan, mặc dù mới được thành lập từ tháng 11/2005, nhưng đến năm 2006 đã huy động được 60.000 triệu đồng, năm 2007 là 80.000 triệu đồng, năm 2008 là 108.000 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân trên 60%, cao hơn rất nhiều so với định hướng của trung ương (tăng 20%/năm). Tốc độ tăng trưởng dư nợ cũng nhanh, năm 2006 là 130.000 triệu đồng, năm 2006 là 170.000 triệu đồng, năm 2008 là 238.000 triệu đồng, dư nợ tăng nhanh là do yêu cầu về tài chính cần có lợi nhuận để trả lương nhân viên, khấu hao tài sản, chi phí mua sắm công cụ lao động. Trong tổng dư nợ, dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trên 70%, điều này phù hợp với thông lệ quốc tế vì đảm bảo an toàn vốn và khả năng thanh khoản cho ngân hàng. Tương ứng với việc tăng nhanh dư nợ, lợi nhuận trước thuế cũng tăng rất cao, năm 2006 là 1.300 triệu đồng, năm 2007 là 1.600 triệu đồng, năm 2008 là 3.570 triệu đồng.
* Kết quả kinh doanh :
Hoạt động kinh doanh, chi tiêu đúng chế độ, giảm thiểu chi phí nhằm thực hiện kinh doanh có hiệu quả cao.
Trong tổng nguồn thu tại chi nhánh qua 3 năm (2006-2007-2008) chủ yếu vẫn là nguồn thu từ tín dụng (trên 90%). Đây là vấn đề mà trong những năm tới đây chi nhánh cần đa dạng hóa, tận dụng tối đa các sản phẩm hiện có của AGRIBANK nhằm nâng cao tỷ lệ các nguồn thu khác tại chi nhánh.
Lợi nhuận trước thuế đạt 3.570 triệu đồng, tăng 1.970 triệu đồng so với năm 2007, hoàn thành kế họach TW giao, đảm bảo đủ lương cho cán bộ nhân viên và hoàn thành nghĩa vụ đóng góp cho ngân hàng cấp trên.
3.1.3 Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong việc cho vay đối với hộ sản xuất kinh doanh tại NHNo & PTNT PGD Thành Đạt
* Thuận lợi :
Nhà nước đã có nhiều chủ trương chính sách để hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. Nhiều chính sách được ban hành, triển khai và thực hiện có hiệu quả làm thay đổi bộ mặt nông nghiệp – nông thôn đặc biệt là đối với vùng cao, vùng sau, vùng xa từng bước khắc phục dần khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Gần đây nhất là quyết định số 67/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cho vay phát triển nông nghiệp – nông thôn, Nghị quyết liên tịch 02 của NHNo & PTNT Việt Nam với Hội nông dân và Hội phụ nữ.
Sự quan tâm của Đảng, chính quyền địa phương cấp tỉnh, đặc biệt là trong chỉ đạo tổ chức thực hiện Quyết định 67/1999/QĐ-TTg quy hoạch sản xuất nông lâm nghiệp, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Sự phối hợp thuận lợi với các sở, ngành, chính quyền địa phương. Đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ của Hội nông dân, Hội phụ nữ trong việc triển khai cho vay vốn theo tổ, nhóm theo các Nghị quyết liên tịch nói trên.
Chi nhánh phân công cán bộ tín dụng phụ trách từng xã, phường tạo điều kiện nắm chắc địa bàn để cho vay có hiệu quả.
Cán bộ Ngân hàng được đào tạo cơ bản, nhiệt tình công tác, có phẩm chất đạo đức tốt, có tâm huyết với nghề. Đội ngũ CBTD nhiệt tình, năng động, không quản ngại khó khăn đã tiếp cận cho vay vốn tới 100% số xã, phường trên địa bàn.
- Thị trường rộng lớn, khách hàng giao dịch ổn định, phân tán rủi ro.
- Nền sản xuất Nông nghiệp thaønh phoá phát triển tương đối toàn diện, giữ vai trò chủ yếu thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, sẽ trở thành thị trường lớn của NHNo&PTNT trong tương lai.
- Bên cạnh đó với uy tín sẵn có của Chi nhánh NHNo & PTNT Thành Đạt, khả năng tiếp thị của cán bộ tín dụng, cũng như thái độ phục vụ của họ tạo cảm giác thân thiện đối với khách hàng, thủ tục vay vốn tiến hành nhanh gọn ít tốn thời gian… Chính những điều này đã góp phần tạo lượng khách hàng ngày càng đông đến vay tiền tại ngân hàng. Do vậy số khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng ngày càng cao.
* Khó khăn
+ Trình độ nhân viên không đồng đều, hầu như số nhân sự chuyển từ cơ chế cũ còn lại, chiếm khoảng 60% trên tổng số CBCNV cho nên ít nhiều có những khó khăn trong việc đào tạo và tiếp cận công nghệ mới.
+ Địa bàn rộng, món vay nhỏ do vậy chi phí KD khá cao.
+ Tỷ trọng dư nợ thuộc đối tượng cho vay đầu tư SX-KD cà phê chiếm 80%...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status