Đề án Phát triển chế biến và xuất khẩu thủy sản Nghệ An giai đoạn 2006-2010 - pdf 12

Download Đề án Phát triển chế biến và xuất khẩu thủy sản Nghệ An giai đoạn 2006-2010 miễn phí



Chương trình cần được thực hiện thống nhất từ tỉnh đến địa phương trong tất cả các khâu của chuỗi giá trị từ người nuôi trồng, khai thác đến thu mua, chế biến và xuất khẩu thủy sản. Vì vậy cần có sự thống nhất và nỗ lực của các cấp quản lý, những nhà nghiên cứu và những người tham gia sản xuất kinh doanh thủy sản.
Để chương trình được thực hiện có hiệu quả, dự kiến phân công trách nhiệm như sau:
1. Sở Thủy sản:
Là cơ quan chỉ đạo và tổ chức thực hiện chương trình CBXK thủy sản, cụ thể: - Hướng dẫn các huyện, thành, thị các doanh nghiệp, đơn vị xây dựng chương trình xuất khẩu thủy sản trên cơ sở cụ thể hóa chương trình phát triển thủy sản của Ngành.
- Định hướng, hướng dẫn các địa phương, đơn vị thực hiện tốt các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện chương trình nhằm đạt mục tiêu chương trình đã đề ra.
- Tổ chức công tác nghiên cứu và xúc tiến thị trường ở tầm vĩ mô, phối hợp với hiệp hội chế biến và xuất khẩu tổ chức cung cấp thường xuyên và cập nhật thông tin đến cho doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước hữu quan.
- Chủ trì phối hợp với các Ban, Ngành liên quan trong việc xây dựng cụ thể các cơ chế chính sách về đầu tư, kinh phí xúc tiến thương mại và xác định nhiệm vụ đầu tư nhà nước, kinh phí xúc tiến thương mại hàng năm để thực hiện chương trình.
- Hỗ trợ các địa phương và doanh nghiệp đào tạo về kỹ năng tổ chức thông tin về thị trường và quản lý chất lượng đổi mới công nghệ.
- Tiến hành sơ kết thực tiễn hàng năm, kịp thời đề xuất các chính sách phù hợp và điều chỉnh các mục tiêu, biện pháp thực hiện chương trình tổng kết các mô hình tốt ở các địa phương để phổ biến rộng trong toàn tỉnh
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-30802/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ó của mình. Giá trị kim nghạch XKTS còn thấp, đặc biệt trong xuất khẩu chính ngạch.
+ Các doanh nghiệp chế biến thủy sản trong tỉnh ta đang ở mức doanh nghiệp nhỏ; Sản phẩm còn đơn điệu, bao bì mẫu mã kém hấp dẫn, chưa theo kịp với thị hiếu của khách hàng. Tỷ trọng hàng chế biến GTGT chiếm rất ít trong tổng số sản phẩm. Các doanh nghiệp chưa chủ động sản xuất các sản phẩm có tính tiện dụng cao đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng, chưa có sản phẩm chủ lực. Do đó, sản phẩm thiếu tính cạnh tranh.
+ Công tác quản lý an toàn vệ sinh mới chỉ tập trung thực hiện ở khu vực chế biến chưa được thực hiện tốt ở khu vực sản xuất nguyên liệu và bảo quản sau thu hoạch nên vẫn còn tình trạng ngâm nước nguyên liệu diễn ra nhiều nơi; Việc sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng, bảo quản nguyên liệu còn chưa được kiểm soát tốt.
+ Đội ngũ cán bộ làm công tác thị trường vừa thiếu vừa yếu. cách tiếp thị và bán hàng của các công ty XNK thủy sản của tỉnh hiện nay vẫn thông qua sử dụng thương hiệu của khách hàng, chưa có khả năng tiếp cận đến người tiêu dùng; thường bán hàng qua các công ty trung gian. Chưa tổ chức triển khai quảng bá sản phẩm trên các thị trường lớn một cách bài bản.
+ Công tác nghiên cứu khoa học phục vụ cho sản xuất thuỷ sản tuy có được quan tâm, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao nhằm tạo sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Nhiều kết quả nghiên cúu còn chậm được phổ biến, áp dụng trong sản xuất. Trình độ công nghệ trong khai thác và nuôi trồng còn hạn chế, ảnh hưởng đến giá thành nguyên liệu.
+ Cơ chế vay vốn đầu tư cũng như vốn tín dụng cho sản xuất kinh doanh còn nhiều vướng mắc, nhất là về tài sản thế chấp, đã ảnh hưởng lớn đến tốc độ đầu tư phát triển sản xuất kể cả sản xuất nguyên liệu và chế biến xuất khẩu.
- Nguyên nhân:
+ Trang thiết bị, máy móc và công nghệ không đáp ứng yêu cầu chế biến xuất khẩu do thiếu vốn đầu tư thiết bị, cơ sở hạ tầng và công nghệ sản xuất sản phẩm chất lượng cao.
+ Tình trạng thiếu hụt nguyên liệu xảy ra thường xuyên trong khi các doanh nghiệp thiếu vốn thu mua dự trữ nguyên liệu để sản xuất.
+ Cơ chế hỗ trợ về xúc tiến thương mại còn chưa cụ thể, thiếu sự phối hợp thống nhất giữa các cơ quan quản lý và doanh nghiệp.
+ Công tác đào tạo cán bộ quản lý, kinh doanh, thị trường và công nhân kỹ thuật thiếu được quan tâm, chưa đáp ứng được yêu cầu số lượng và chất lượng.
PHẦN II
MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN ĐẾN 2010
I. NHỮNG KHÓ KHĂN, THUẬN LỢI ĐỐI VỚI NGÀNH CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN NGHỆ AN
1. Khó khăn:
- Cạnh tranh về thủy sản trên thị trường ngày càng gay gắt, trong khi khả năng cạnh tranh của hàng thủy sản của ta còn thấp, khả năng tự động hóa trong sản xuất chưa cao, dẫn đến giá thành một số loại sản phẩm cao hơn so với mặt hàng cùng loại của các doanh nghiệp trong nước.
- Tiềm năng về diện tích nuôi trồng thuỷ sản tỉnh nhà không lớn, công tác chuyển đổi diện tích đất trồng lúa, làm màu, làm muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản gặp nhiều khó khăn. Qui mô các cơ sở nuôi thủy sản nhỏ, việc áp dụng các công nghệ mới trong nuôi thủy sản còn nhiều bất cập, là những thách thức trước yêu cầu đòi hỏi càng cao về chất lượng, ATVS thủy sản.
- Cơ sở vật chất phục vụ cho chế biến thuỷ sản quá cũ kỹ, công nghệ sản xuất lạc hậu. Thiếu vốn phục vụ cho việc đổi mới trang thiết bị sản xuất kinh doanh. Chất lượng lao động trong ngành chế biến thuỷ sản còn thấp hạn chế đến việc tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất. Sản phẩm chủ yếu ở dạng sơ chế, đông block không đáp ứng kịp so với xu hướng tiêu dùng hiện nay là sử dụng các sản phẩm ăn liền, có giá trị gia tăng.
- Tình hình thiếu nguyên liện vẫn xảy ra. Nguyên nhân chủ yếu do nguồn nguyên liệu từ khai thác càng ngày càng suy giảm, nguồn nguyên liệu tư nuôi trồng mang tính thời vụ và dịch bệnh. Việc cạnh tranh thu mua nguyên liệu của các tỉnh bạn cũng gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp của tỉnh ta.
- Các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển chế biến thuỷ sản chưa đồng bộ và kịp thời.
- Thị trường thế giới biến động bất thường, cạnh tranh lớn; các nước nhập khẩu hàng thuỷ sản ngày đưa ra những rào cản về thuế quan, kỹ thuật ngày càng khắt khe.
- Với yêu cầu hạ thấp mức thuế nhập khẩu thủy sản của WTO, cũng như của các nước trong tiến trình hội nhập kinh tế, thủy sản Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt với sản phẩm thủy sản đến từ các nước, nhất là thủy sản của các nước trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc...
- Các doanh nghiệp CBXK còn đang khó khăn về vốn, công nghệ và kinh nghiệm. Vì vậy khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp ngày càng thấp.
- Công tác đào tạo cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật tuy đã được quan tâm nhưng do hạn chế về kinh phí và kinh nghiệm, nên số lượng các lớp đào tạo chưa được nhiều, chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là thiếu những nhà doanh nghiệp giỏi về kinh doanh, am hiểu về luật lệ thương mại của các nước nhập khẩu cũng như những quy định của tổ chức thương mại Thế giới
- Tình trạng thiếu những cơ sở dịch vụ như chợ cá tập trung ở các vùng sản xuất nguyên liệu, cùng với những bất cập trong quản lý chất lượng nguyên liệu, thực hiện các biện pháp về vệ sinh an toàn thực phẩm, trong khi thị trường thế giới ngày càng đòi hỏi khắt khe về chất lượng sẽ dễ gây nên những rủi ro cho doanh nghiệp CBXK thủy sản Việt Nam nói chung.
2. Thuận lợi:
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản trong nước cũng như ngoài nước ngày một gia tăng:
Nhu cầu cho thị trường nội địa ngày một tăng về số lượng cũng như chất lượng và ATVSTP. Người tiêu dùng trong nước đã nhận thức được vai trò của sản phẩm thủy sản trong bữa ăn, vì thế họ đã chuyển hướng dần sang việc sử dụng loại sản phẩm này.
Theo FAO, sự tăng trưởng dân số, cùng với sự xuất hiện những căn bệnh ở gia cầm, gia súc và xu hướng chuyển sang ăn thủy sản tăng, mức tiêu thụ thủy sản trên đầu người sẽ tăng lên khoảng 17-19kg/ người/năm, khiến nhu cầu thực phẩm thủy sản thế giới sẽ tăng từ 99,4 triệu tấn năm 2001, lên 121 triệu tấn vào năm 2010 ( tăng 22%) và 130 triệu tấn vào năm 2020.
Các thị trường tiêu thụ thủy sản lớn của thế giới đều đang có xu hướng tăng nhập khẩu do dân số tăng lên, càng ngày thủy sản càng được tin tưởng như một loại thực phẩm ít gây bệnh (tim mạch, béo phì, ung thư...) và ít chịu ảnh hưởng của ô nhiễm hơn. Mặt khác một số nước đã chủ trương giảm sản lượng khai thác tự nhiên như: EU, Trung Quốc... khiến nhu cầu thủy sản ở các thị trường lớn ngày càng tăng. Mặt khác xu hướng các thị trường lớn sẽ tăng cường tỷ trọng nhập khẩu hàng chế biến sẵn hay GTGT.
- Khả năng sản xuất nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu tiếp tục tăng do diện tích và sản lượng nguyên liệu từ ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status