Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty nội thất Thiên Vương Tinh - pdf 12

Download Chuyên đề Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty nội thất Thiên Vương Tinh miễn phí



MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I 3
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 3
1. Cơ sở lý luận chung về kế hoạch hóa 3
1.1. Khái niệm và vai trò của kế hoạch 3
1.1.1. Khái niệm kế hoạch 3
1.1.2 Vai trò 3
1.2. Hệ thống kế hoạch hóa trong doanh nghiệp 5
1.2.1 Theo góc độ thời gian 5
1.2.2 Đứng trên góc độ nội dung, tính chất hay cấp độ của kế hoạch: 6
1.3. Quy trình kế hoạch và công tác lập kế hoạch 6
2. Kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 7
2.1. Nội dung kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 7
2.1.1 Kế hoạch năng lực sản xuất 8
2.1.2 Kế hoạch các nguồn sản xuất 10
2.2. Quy trình lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp 13
2.3. Phương pháp xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh 16
2.3.1 Kế hoạch sản xuất tổng thể: 16
2.3.2 Kế hoạch nhu cầu sản xuất 17
2.3.3 Kế hoạch tiến độ sản xuất: 18
3. Sự cần thiết của kế hoạch kinh doanh và công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp 19
3.1. Sự cần thiết của kế hoạch sản xuất kinh doanh 19
3.2. Sự cần thiết của công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh 20
3.3. Sự cần thiết công tác lập kế hoạch đối với Công ty nội thất Thiên Vương Tinh 20
3.3.1. Do yêu cầu nội tại của Công ty 20
3.3.2. Yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế 20
3.3.3. Áp lực từ đối thủ cạnh tranh 21
4. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh 21
4.1. Các nhân tố khách quan 21
4.1.1 Các yếu tố kinh tế vĩ mô: 21
4.1.2 Các yếu tố chính trị luật pháp 21
4.1.3 Các yếu tố văn hóa xã hội 22
4.1.4 Các yếu tố về công nghệ 22
4.1.5 Thị trường đầu vào – đầu ra 22
4.2. Các nhân tố chủ quan 22
4.2.1 Nguồn nhân lực: 22
4.2.2 Nguồn lực tài chính: 23
4.2.3 Cơ sở vật chất, trang thiết bị: 23
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY NỘI THẤT THIÊN VƯƠNG TINH 25
1. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty 25
1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển 25
1.2. Chức năng và ngành nghề kinh doanh 25
1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty: 26
1.4. Cơ cấu bộ máy quản lý công ty 27
1.5. Kết quả của hoạt động kinh doanh 4 năm 2006, 2007, 2008, 2009 30
2. Thực trạng công tác lập kế hoạch tại công ty 34
2.1. Quy trình lập kế hoạch 34
2.1.1 Căn cứ lập kế hoạch: 34
2.1.2 Quy trình soạn lập kế hoạch của công ty 35
2.2. Nội dung của bản KHSXKD 38
2.2.1 Hệ thống các chỉ tiêu kế hoạch 38
2.2.2 Nội dung của bản kế hoạch 39
2.3. Phương pháp lập kế hoạch ở công ty 43
2.4. Nguồn lực phục vụ cho công tác lập kế hoạch ở công ty 43
2.4.1 Nguồn nhân lực 43
2.4.2 Tiềm lực tài chính 44
2.4.3 Cơ sở vật chất và trang thiết bị 44
3. Đánh giá về công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại công ty 45
3.1. Đánh giá về quy trình lập kế hoạch 45
3.1.1 Ưu điểm 45
3.1.2 Nhược điểm 45
3.2. Đánh giá về nội dung của bản kế hoạch 46
3.2.1 Ưu điểm 46
3.2.2 Nhược điểm 46
3.3. Đánh giá về phương pháp xây dựng các chỉ tiêu KH 47
3.3.1 Ưu điểm 47
3.3.2 Nhược điểm 47
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP 48
KẾ HOẠCH TẠI CÔNG TY NỘI THẤT THIÊN VƯƠNG TINH 48
1. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh 48
1.1. Những thuận lợi 48
1.1.1 Những cơ hội từ môi trường ngoài doanh nghiệp 48
1.1.2 Những điểm mạnh của công ty: 50
1.2. Những khó khăn 52
1.2.1 Những thách thức từ môi trường bên ngoài 52
1.2.2 Những điểm yếu của công ty 54
2. Định hướng phát triển của công ty 54
3. Các giải pháp hoàn thiện quá trình lập kế hoạch tại công ty 55
3.1. Các giải pháp về nguồn lực 55
3.1.1 Nâng cao năng lực cán bộ lập kế hoạch trong công ty 55
3.1.2 Giải pháp về cơ sở vật chất 56
3.2. Giải pháp hoàn thiện quy trình lập kế hoạch của công ty 56
3.3. Giải pháp hoàn thiện nội dung của bản kế hoạch 62
3.4. Giải pháp hoàn thiện phương pháp lập kế hoạch 62
3.4.1 Phương pháp dự báo 62
3.4.2 Phương pháp phân tích thị trường 63
KẾT LUẬN 67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
LỜI MỞ ĐẦU

Qua hơn 20 năm, nền kinh tế Việt Nam đã và đang thực sự chuyển mình trong một cơ chế mới: cơ chế thị trường. Nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc: tốc độ tăng trưởng khá cao so với các nước trong khu vực, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng ngày càng tiến bộ, các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ đều đạt được những thành tựu lớn. Chính trị, văn hóa, xã hội có những tiến bộ vượt bậc.
Sự thay đổi trong cơ chế kinh tế cũng đã dẫn đến sự thay đổi sâu sắc trong cơ chế quản lí doanh nghiệp và đặc biệt là các công cụ quản lí. Trong xu thế đó chúng ta có thể dễ dàng quan sát thấy một một xu hướng rõ nét trong quan niệm của các nhà quản lí là từ bỏ các công cụ cũ được đánh giá là nguyên nhân gây kém hiệu quả trong hoạt động kinh tế dưới cơ chế kế hoạch hóa tập trung trước đây nhất là các công cụ kế hoạch hóa trong doanh nghiệp, bị nhiều người cho rằng nó không còn phù hợp trong cơ chế thị trường
Tuy vậy thực tế đã chứng minh rằng kế hoạch hóa không thể thiếu được cho việc ra quyết định cả các quyết định mang tính chiến lược và tác nghiệp ngay cả trong cơ chế thị trường. Các đơn vị sản xuất kinh doanh ngoài việc quản lý và tổ chức các hoạt động bằng chiến lược kinh doanh vẫn tất yếu cần xây dựng kế hoạch và tổ chức quản lý kinh doanh bằng kế hoạch. Đặc biệt trong điều kiện môi trường kinh tế thị trường năng động và đầy biến động như hiện nay việc xây dựng cho mình một kế hoạch hành động linh hoạt, hiệu quả là một yếu tố rất bức thiết góp phần quan trọng trong sự thành công của doanh nghiệp.
Sau thời gian thực tập tìm hiểu tình hình thực tế tại Công ty cổ phần tập đoàn Thiên Vương Tinh, tui nhận thấy công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh vẫn còn một số điểm chưa hợp lý và thiết sót, chưa đóng góp một cách hiệu quả nhất vào công tác quản lý của Công ty. Vì thế tui đã cố gắng tìm hiểu và đi sâu nghiên cứu nhằm đưa ra một số giải pháp đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập kế hoạch từ đó xây dựng nên đề tài: “Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty nội thất Thiên Vương Tinh”.
+Vấn đề nghiên cứu: Công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh
+Phạm vi nghiên cứu: Công ty nội thất Thiên Vương Tinh thuộc Công ty cổ phần tập đoàn TVT.
+ Lý do nghiên cứu: Từ thực tế thị trường và vai trò to lớn của kế hoạch đối với công tác quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên, là một doanh nghiệp trẻ, mới thành lập Công ty cổ phần tập đoàn Thiên Vương Tinh chưa nhận thức hết được vai trò, tầm quan trọng của kế hoạch, còn có những thiếu sót trong công tác lập kế hoạch. Do vậy nghiên cứu này sẽ đi sâu tìm hiểu công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh ở Công ty về: Căn cứ kế hoạch?; Quy trình lập kế hoạch?; phương pháp lập kế hoạch? Tìm hiểu thực trạng công tác lập kế hoạch, những ưu điểm, hạn chế cũng như kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập kế hoạch cho Công ty.
Nội dung của bài viết bao gồm các phần chính:
Chương I. Lý luận chung về kế hoạch sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
Chương II. Thực trạng công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại công ty nội thất Thiên Vương Tinh.
Chương III.Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty nội thất Thiên Vương Tinh.
+ Phương pháp nghiên cứu: Trong chuyên đề này, tui đã sử dụng các phương pháp: Nghiên cứu, tổng hợp, so sánh và thống kê. Các tài liệu có được là do tìm tòi, sưu tầm ở Công ty và trên sách báo, qua các trang web và qua quá trình tự phân tích, tổng hợp.
Trong thời gian thực tập và hoàn thành đề tài của mình tui xin chân thành Thank cô giáo, Th.S Bùi Thị Thanh Huyền trực tiếp giúp đỡ tui hoàn thiện đề tài này cùng với các thầy cô trong khoa Kế hoạch và Phát triển đã cung cấp cho tui những kiến thức quý báu để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp. Đồng thời tui xin chân thành Thank tập thể cán bộ công nhân viên, các phòng ban trong Công ty nội thất Thiên Vương Tinh đã tận tình tạo điều kiện giúp đỡ tui trong quá trình thực tập.
Vì thời gian cũng như kiến thức còn hạn chế nên bài viết không thể tránh khỏi những sai sót mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô, và Công ty cổ phần tập đoàn Thiên Vương Tinh cùng bạn đọc để bài viết được hoàn thiện hơn.

CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

1. Cơ sở lý luận chung về kế hoạch hóa
1.1 . Khái niệm và vai trò của kế hoạch
1.1.1. Khái niệm kế hoạch
Kế hoạch từ lâu đã được coi như là một công cụ để thiết lập cũng như thực hiện các công cụ của chiến lược. Tuy nhiên, vai trò này không phải bao giờ cũng được thể hiện một cách nhất quán, nó có thể là công cụ quản lý không thể thiếu đối với đối tượng này nhưng lại là thủ phạm của sự cứng nhắc đối với đối tượng khác. Kế hoạch hóa có nhiều ý kiến và cũng là chủ đề của nhiều ý kiến trái ngược cho dù là nó liên quan đến doanh nghiệp hay là đến nền kinh tế quốc dân.
Hiểu một cách tổng quát nhất, kế hoạch là một cách quản lí theo mục tiêu, nó là hoạt động của con người trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật tự nhiên và xã hội, đặc biệt là các quy luật kinh tế kĩ thuật, các ngành các lĩnh vực, hay toàn bộ nền sản xuất xã hội theo những mục tiêu thống nhất.
Theo cách hiểu trên, kế hoạch hóa được thực hiện ở nhiều quy mô và phạm vi khác nhau: kế hoạch hóa kinh tế quốc dân,kế hoạch hóa theo vùng, địa phương, kế hoạch hóa ngành, lĩnh vực, kế hoạch hóa doanh nghiệp (DN). Kế hoạch hóa hoạt động sản xuất kinh doanh của DN gọi tắt là kế hoạch hóa doanh nghiệp được xác định là một cách quản lí doanh nghiệp theo mục tiêu, nó bao gồm toàn bộ các hành vi can thiệp một cách có chủ định của các nhà lãnh đạo và quản lí DN vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của đơn vị mình nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra. Hay nói một cách khác, kế hoạch hóa DN là một quy trình ra quyết định cho phép xây dựng một hình ảnh mong muốn về tương lai của DN và quá trình tổ chức triển khai thực hiện mong muốn đó.
Như vậy, kế hoạch hóa DN là thể hiện kĩ năng tiên đoán mục tiêu phát triển và tổ chức quá trình thực hiện mục tiêu đặt ra. Do vậy, kế hoạch là công cụ hiệu quả trong công tác quản lí của doanh nghiệp.
1.1.2 Vai trò
Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung.
Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, hệ thống các chỉ tiêu kế hoạch của doanh nghiệp chính là các chỉ tiêu pháp lệnh mang tính toàn diện, chi tiết do cơ quan quản lý cấp trên giao xuống, dựa trên cơ sở cân đối chung toàn ngành, toàn nền kinh tế. Hệ thống các chỉ tiêu pháp lệnh là cơ sở điều tiết cho mọi hoạt động tổ chức và quản lý tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp.
Vai trò của cơ chế này là có năng lực tạo ra các tỉ lệ tiết kiệm, tích lũy cao, thực hiện được những cân đối cần thiết trong tổng thể nền kinh tế quốc dân, nền kinh tế có thể đạt được mức cung ứng các nguồn lực cần thiết để tạo ra tăng trưởng nhanh. Nhà nước đóng vai trò quản lý toàn diện trực tiếp các vấn đề kinh tế, có khả năng tập trung nguồn lực để thực hiện các mục tiêu và các lĩnh vực cần ưu tiên trong từng thời kỳ nhất định. Các đơn vị kinh tế thực hiện nhiệm vụ kế hoạch theo những mục tiêu thống nhất từ trên xuống.
Tuy nhiên kế hoạch hóa theo mô hình tập trung mệnh lệnh không phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường với những hạn chế:
Hạn chế chức năng động tính sáng tạo, tính trách nhiệm của các doanh nghiệp trong điều kiện thích nghi với điều kiện thị trường.
Nền kinh tế bị mất động lực phát triển, các doanh nghiệp không có khả năng cạnh tranh.
Hạn chế chức năng động về công nghệ, áp dụng kỹ thuật mới ví không có cơ chế khuyến khích cho ra đời sản phẩm mới.
Hiệu quả kinh tế rất thấp do không có những chỉ số kinh tế tương đối và không có cơ chế đãi ngộ xứng đáng cho hiệu quả, trừng phạt đối với sự phi hiệu quả.
Trong nền kinh tế thị trường:
Trong nền kinh tế thị trường kế hoạch vẫn là cơ chế quản lý cần thiết, hữu hiệu của các doanh nghiệp với những vai trò như sau:
Tập trung sự chú ý của các hoạt động trong doanh nghiệp vào các mục tiêu. Kế hoạch hóa nhằm đạt được các mục tiêu của doanh ngiệp, các hoạt động của kế hoạch hóa là sự tập trung chú ý vào những mục tiêu này. Kế hoạch hóa thiết lập các mục tiêu cần thiết cho sự phấn đấu của tập thể và đảm bảo thực hiện các mục tiêu với chi phí thấp nhất. Việc quản lý bằng kế hoạch giúp các doanh nghiệp dự kiến được những cơ hội, thách thức có thể xảy ra trong biến động của thị trường đề quyết định nên làm cái gì, làm như thế nào, khi nào làm và ai làm trong một thời kỳ nhất định.
Công tác kế hoạch hóa với việc ứng phó những bất định và thay đổi của thị trường. Việc lập kế hoạch nhằm giúp các ngành quản lý tìm các cách tốt nhất để đạt được mục tiêu đặt ra, phân công, phối hợp hoạt động của các bộ phận trong hệ thống tổ chức thực hiện mục tiêu kế hoạch và ứng phó với những bất ổn trong kinh doanh.
Công tác kế hoạch hóa với việc tạo khả năng tác nghiệp nền kinh tế trong doanh nghiệp. Công tác kế hoạch hóa chú trọng vào các hoạt động hiệu quả và đảm bảo tính phù hợp, tạo cơ sở cho việc nhìn nhận logic các nội dung hoạt động có liên quan chặt chẽ với nhau trong quá trình tiến tới mục tiêu sản xuất sản phẩm và dịch vụ cuối cùng. Trên nền tảng đó, các nhà quản lý thực hiện các phân công, tổ chức các hoạt động cụ thể, chi tiết theo đúng trình tự, đảm bảo cho sản xuất không bị rối loạn và tốn kém.
Như vậy kế hoạch hóa đã và đang đóng góp vai trò quan trọng đối với quá trình điều hành cũng như quản lý của doanh nghiệp.
1.2. Hệ thống kế hoạch hóa trong doanh nghiệp
Đứng trên mỗi góc độ khác nhau, hệ thống kế hoạch của doanh nghiệp được chia thành những bộ phận khác nhau.
1.2.1 Theo góc độ thời gian
Đây là việc phân đoạn kế hoạch theo thời gian cần thiết để thực hiện chỉ tiêu đặt ra. Theo góc độ này, kế hoạch doanh nghiệp gồm ba bộ phận cấu thành:
Kế hoạch dài hạn: Khoảng thời gian khoảng 10 năm.
Quá trình soạn lập kế hoạch được đặc trưng bởi:
Môi trường liên quan được hạn chế bởi thị trường mà doanh nghiệp đã có mặt.
Dự báo trên cơ sở ngoại suy từ quá khứ, bao gồm xu hướng dự tính của nhu cầu, giá cả và cạnh tranh.
Chủ yếu nhấn mạnh các ràng buộc về tài chính.
Sử dụng rộng rãi các phương pháp kinh tế lượng để dự báo.
Kế hoạch trung hạn: Cụ thể hóa kế hoạch dài hạn ra các thời gian ngắn hơn thường là 3 hay 5 năm.
Kế hoạch ngắn hạn: Thường là các kế hoạch hàng năm như kế hoạch tiến độ, hành động dưới một năm: kế hoạch quý, tháng…Kế hoạch ngắn hạn bao gồm các phương pháp cụ thể sử dụng nguồn lực của các doanh nghiệp cần thiết để đạt được mục tiêu trong kế hoạch trung và dài hạn.
Ba loại kế hoạch ngắn, trung và dài hạn cần được liên kết chặt chẽ với nhau và không phủ nhận lẫn nhau.

0vIzk1OxScMHvU6
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status