Phát triển nguồn nhân lực cho các Khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015 - pdf 12

Download Luận văn Phát triển nguồn nhân lực cho các Khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015 miễn phí



Quá trình mở rộng và phát triển các KCX, KCN l à quá trình góp ph ần
đáng kể vào chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế th ành phố, chuyển từ một
vùng nông nghi ệp lạc hậu với năng suất thấp th ành vùng công nghi ệp, phát triển
toàn diện về kinh tế, văn hóa, x ã hội . . .
Về chuyển dịch c ơ cấu kinh tế th ành phố, trước đây Quận 2, 7, 12, Tân
Bình, Thủ Đức, Bình Chánh, C ủ Chi, Nhà Bè là nh ững huyện nông thôn ngoại
thành, vùng ven thành phố, giá trị sản xuất công nghiệp thấp; tuy nhi ên, từ khi
có KCX, KCN trên các đ ịa bàn này, đã chuyển hóa những v ùng nông thôn, đ ầm
lầy hoang hóa, v ùng đất bạc màu tại nơi đây thành nh ững nơi trù phú về sản xuất
công nghiệp, khang trang về hạ tần g kỹ thuật –xã hội, có không gian xanh t ươi.
Giá trị sản xuất công nghiệp ngo ài quốc doanh của các quận, huyện tr ên trong
vòng vài năm đã tăng đáng kể.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-30749/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

X. Vốn đầu t ư ước thực hiện
1,467 tỷ USD, đạt 79% vốn đầu tư đăng ký.
- Thuế và các khoản nộp ngân sách: Số thu ngân sách về thuế tiếp tục tăng
cao trong năm 2007, ước đạt 1.100 tỷ đồng, đạt 106,5% kế hoạch năm 2007
(1.032 tỷ đồng) và tăng 60% so với năm 2006.
Vốn đầu tư của các công ty phát triển hạ tầng v à các ngành cung ứng
dịch vụ
Về đầu tư hạ tầng KCX, KCN , có 12 công ty phát triển hạ tầng KCX,
KCN, trong đó có 02 đơn vị liên doanh với nước ngoài, các đơn vị còn lại là
doanh nghiệp trong nước. Tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong
KCX, KCN để phục vụ cho nhà đầu tư là 270 triệu USD.
Ngoài ra, các ngành cung ứng phát triển mạnh như: Nước (Công ty cấp
nước thành phố), Điện (Công ty Điện lực thành phố và Công ty điện Hiệp
Phước), Bưu chính viễn thông (VNPT, Viettel, SPT . . . ), Xăng dầu v à Ngân
hàng thương mại (Việtcombank, Sacombank, Incombank, Ngân h àng Đầu tư
phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, VIB Bank , Ngân
hàng Phương Nam . . .) đã thành lập các chi nhánh và phòng giao dịch, xây dựng
cơ sở vật chất và trang bị máy móc thiết bị tại các KCX, KCN để đáp ứng kịp
thời nhu cầu thiết yếu phục vụ sản xuất của doanh nghiệp v à người lao động
(dich vụ trả lương thông qua tài khoản cá nhân, hệ thống ATM) với tổng vốn
đầu tư trên 281,3 triệu USD.
2.2.2. Về kim ngạch xuất khẩu
- Xuất khẩu: năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của các KCX, KCN ước đạt 2.700
triệu USD, tăng 16% so với năm 2006 ( 2.320 triệu USD ), đạt 100% kế hoạch
32
năm 2007; cấp 2.000 Giấy chứng nhận xuất xứ h àng hóa ASEAN mẫu D cho
các doanh nghiệp với giá trị 50 triệu USD. Như vậy, việc Việt Nam gia nhập tổ
chức thương mại thế giới ( WTO ) và Mỹ bình thường hóa quan hệ vĩnh viễn với
Việt Nam đã góp phần gia tăng kim nghạch xuất khẩu của các KCX, KCN th ành
phố.(xem phụ lục 2.4)
Các nhóm hàng xuất khẩu chính bao gồm: may mặc ( chiếm tỷ trọng
39,81% kim nghạch xuất khẩu ), điện - điện tử ( 17,92% ), cơ khí – cơ khí điện
( 14,46% ), hóa chất, hóa dầu ( 5% ), thực phẩm ( 4,78% ), vật liệu xây dựng
(4,8%).
- Nhập khẩu: kim ngạch nhập khẩu trong năm ước đạt 2.300 triệu USD,
tăng 32% so với năm 2006 (1.740 triệu USD), đạt 110% kế hoạch năm 2007
(2.100 triệu USD).
Như vậy, so sánh giữa kim ngạch xuất khẩu v à kim ngạch nhập khẩu, các
KCX, KCN đạt giá trị xuất siêu là 400 triệu USD, góp phần tạo nguồn ngoại tệ
và tăng GDP của Thành phố.
2.2.3. Về trình độ kỹ thuật, công nghệ mới và kinh nghiệm quản lý
Công nghệ của các doanh nghiệp trong KCX, KCN thời gian ban đầu
thường là các loại công nghệ thâm dụng lao động, sử dụng nguồn nguy ên liệu dễ
tìm trên thị trường như các ngành dệt may, lắp ráp điện tử; chủ yếu là gia công.
Càng về sau, khi độ an toàn của môi trường đầu tư cho phép, các nhà đầu
tư nâng trình độ công nghệ lên, đi vào những lĩnh vực công nghệ cao như cơ khí
chính xác, tự động hóa. Một số lĩnh vực kỹ thuật công nghệ cao tại KCX, KCN
đã được các doanh nghiệp đầu tư thể hiện qua các dây chuyền sản xuất các sản
phẩm như: hộp số tự động ô tô, cáp điện, linh kiện điện -điện tử của các Công ty
Furukawa, Nikkiso, Saigon Precision, Chubu Rika, Nidec Tosok. Ngoài ra, m ột
số nhà đầu tư bắt đầu đi vào công nghệ của nền kinh tế tri thức như thiết kế, sản
xuất con chip, phần mềm điện toán như Công ty Renesas.
Mặt khác, trong những năm gần đây, các doanh nghiệp KCX, KCN đ ã
chuyển giao dần việc quản lý và điều hành sản xuất cho người lao động Việt
Nam. Hầu hết các doanh nghiệp đã bố trí, sử dụng người lao động Việt Nam vào
33
các vị trí, chức danh công việc quan trọng nh ư: tổ trưởng các bộ phận, quản đốc,
trưởng phòng, giám đốc, phó giám đốc, hay thành viên Hội đồng quản trị. Qua
đó, giúp lao động Việt Nam tiếp cận và học hỏi trình độ quản lý tiên tiến của
nước ngoài.
2.2.4. Về giải quyết việc làm
Việc hình thành các KCX, KCN và sự gia tăng của khu vực đầu tư nước
ngoài đã thu hút, giải quyết việc làm ngày càng nhiều cho người lao động kể cả
lao động của thành phố và lao động từ các tỉnh. Tính đến 31/12/200 7, các KCX-
KCN đã thu hút được 249.525 lao động, trong đó lao động làm việc trong các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 179.383 người, chiếm tỉ lệ 72%. Lực
lượng lao động trong KCX, KCN chủ yếu là lao động trẻ có độ tuổi trung b ình
từ 18 đến 25, lao động nhập cư chiếm trên 60% và tỷ lệ lao động chiếm khoảng
67% tổng số lao động.
Bảng 2.1 Tình hình thu hút lao động của các KCX, KCN Tp.HCM
(Tính đến 31/12/2007)
Stt KCX - KCN Số lao động (người) Lao động nữ (người)
1 Bình Chiểu 5.500 2.340
2 Cát Lái 2 4.064 1.641
3 Hiệp Phước 4.537 1.569
4 Lê Minh Xuân 9.008 4.017
5 Tây Bắc Củ Chi 18.059 11.688
6 Tân Bình 28.872 14.279
7 Tân Tạo 25.868 11.343
8 Tân Thới Hiệp 6.869 4.665
9 Vĩnh Lộc 15.970 9.264
10 Linh Trung I 45.966 37.310
11 Linh Trung II 23.069 14.540
12 Tân Thuận 59.762 49.952
13 Tân Phú Trung 1.981 593
TỔNG CỘNG 249.525 163.201
Nguồn: Ban Quản lý các KCX, KCN TP.HCM
Lao động làm việc trong KCX, KCN liên tục tăng qua các năm, đặc biệt
là trong giai đoạn đầu hình thành KCX, KCN. Trong 5 năm đầu, tốc độ tăng
34
hàng năm trên 100%. Những năm kế tiếp, tốc độ tăng lao động giảm h ơn so với
trước. Nguyên nhân là do giai đoạn này hoạt động sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp đã dần ổn định và các KCX, KCN đã khai thác gần như lấp đầy.
Vấn đề tồn tại hiện nay là nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu về
chất lượng và số lượng. Đa số lao động phải tuyển dụng từ các tỉnh khác, do đó
thị trường lao động luôn bị biến động và không ổn định. Sự chuyển dịch cơ cấu
đầu tư, khuyến khích các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, giảm dần tỷ lệ các
ngành nghề thâm dụng lao động dẫn đến t ình trạng thiếu lao động kỹ thuật.
Đồng thời, chương trình giảng dạy tại các trường còn mang nặng tính lý thuyết,
chậm đổi mới, nội dung đào tạo chưa gắn với nhu cầu thực tiễn; nhiều lao động
đã được đào tạo qua trường lớp nhưng khi được tuyển dụng, doanh nghiệp vẫn
phải đào tạo lại. Do đó, việc cung ứng nguồn nhân lực, đặc biệt l à lao động chất
xám, kỹ thuật cao, luôn gặp khó khăn.
2.2.5. Về thúc đẩy kinh tế xã hội của thành phố phát triển
Quá trình mở rộng và phát triển các KCX, KCN là quá trình góp phần
đáng kể vào chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố, chuyển từ một
vùng nông nghiệp lạc hậu với năng suất thấp thành vùng công nghiệp, phát triển
toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội . . .
Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố, trước đây Quận 2, 7, 12, Tân
Bình, Thủ Đức, Bình Chánh, Củ Chi, Nhà Bè là những huyện nông thôn ngoại
thành, vùng ven thành phố, giá trị sản xuất công nghiệp thấp; tuy nhi ên, từ khi
có KCX, KCN trên các địa bàn này, đã chuyển hóa những vùng nông thôn, đầm
lầy hoang hóa, vùng đất bạc màu tại nơi đây thành những nơi trù phú về sản xuất
công nghiệp, khang trang về hạ tầng kỹ thuật – xã hội, có không gian xanh tươi.
Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh của các quận, huyện tr ên trong
vòng vài năm đã t...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status