Nghiên cứu ngành dệt may Việt Nam - pdf 12

Download Nghiên cứu ngành dệt may Việt Nam miễn phí



Tháng 1 năm 2005 đánh dấu việc châu Âu bỏhạn ngạch
nhập khẩu hàng may mặc. Lần đầu tiên sau 43 năm, các nhà
mua hàng sẽ được tựdo mua hàng từbất kỳquốc gia nào và đối
tác nào. Việc này càng làm tăng nguy cơcung vượt quá cầu, gây
ra nhiều rủi ro cho các nhà sản xuất từcác nước. Và cũng từ
đây, ngành công nghiệp may toàn cầu sẽbước vào một thời kỳ
mạnh mẽnhất của cái gọi là thịtrường dành cho người mua
hàng


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-30697/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

mạng.
GUS/Argos: website này link với
nhiều websites công ty con khác như ,
và nhiều websites khác
Littlewoods Home Shopping:
Freemans và Empire Stores:
92
10. Những yêu cầu về tiếp cận thị trường EU
Khi một nhà sản xuất tại một nước đang phát triển chuẩn
bị xâm nhập vào thị trường EU, cần tìm hiểu rõ những yêu cầu
về tiếp cận thị trường của các đối tác thương mại của mình và
của các chính phủ EU. Các yêu cầu thường là về luật pháp, nhãn
mác, ký mã hiệu và hệ thống quản lý. Những yêu cầu đề ra đều
nhằm mục tiêu đảm bảo vệ sinh, an toàn cho người tiêu dùng, an
toàn cho môi trường tự nhiên và xã hội.
Tại EU, tất cả các nước thành viên đều áp dụng chính sách
sản phẩm nhập khẩu chung đối với nước thứ 3. EU đã có định
chế nhập khẩu tự do: không kiểm soát ngoại hối đối với việc
thanh toán hàng nhập khẩu; không yêu cầu hàng nhập khẩu vào
thị trường này phải có giấy phép nhập khẩu, trừ một số mặt hàng
nhạy cảm như nông sản, thuốc lá, vũ khí…và các sản phẩm bị
hạn chế số lượng bằng việc giám sát.
10.1. Những yêu cầu về pháp lý
Luật pháp EU áp dụng chung cho mọi hàng hóa được mua,
bán trong EU. Do đó, là một nhà xuất khẩu ở nước đang phát
triển, doanh nghiệp phải tuân theo những yêu cầu về luật pháp
đang được áp dụng cho các sản phẩm của mình. Để biết thêm
thông tin về luật pháp đối với hàng may mặc, hãy vào địa chỉ
mục những yêu cầu về pháp lý.
10.2 Những quy định không thuộc pháp lý
Những yêu cầu về tiếp cận thị trường liên quan tới xã hội,
môi trường và chất lượng đang ngày càng quan trọng trong
thương mại quốc tế và thường được các nhà nhập khẩu EU quy
định dưới dạng nhãn hiệu, quy tắc hành xử và hệ thống quản lý.
EU không đề ra tiêu chuẩn chất lượng cụ thể đối với hàng
trang phục bên ngoài, trang phục thể thao và các sản phẩm phụ
đi kèm sản phẩm cơ bản. Hầu hết các nhà nhập khẩu (nhà sản
xuất, bán sỉ và các tổ chức bán lẻ...) có một số yêu cầu tối thiểu
93
về cả nguyên liệu và sản xuất. Chẳng hạn như Uỷ ban kỹ thuật
thuộc Hiệp hội Trang phục Châu Âu (European Clothing
Association – ECLA) đã ban hành những yêu cầu về đặc tính và
lỗi trên mặt vải dệt thoi và dệt kim được dùng để may trang
phục.
Các phương pháp kiểm tra chủ yếu dựa trên các tiêu chuẩn
ISO hay dựa trên các qui định của Châu Âu (EN) hay các tiêu
chuẩn quốc gia (DIN, SIS hay BS tương ứng của Đức, Hà Lan
và Anh), như:
• Dán nhãn lưu ý (care labelling – ISO 3758)
• Các khía cạnh ổn định về kích thước, như hấp (DIN
53894), nóng chảy (DIN 54311), giặt/làm khô (ISO
3759, 5077 và 6330), giặt khô (ISO 3175);
• Các tính chất về cơ, lý như độ dãn đứt mảnh dài (ISO
5081), độ dãn đứt kéo (ISO 5082), độ chắc xé ((ISO
9290), độ chính xác đường may (BS 3320), độ kháng
mòn (EN 22313), độ nhăn/phục hồi (ISO 9867), độ xù
lông (BS 5811), độ thẩm thấu của sợi (SIS 650047), thử
nghiệm tính chống thấm nước bằng phương pháp phun
mưa (EN 24920)....
• Độ bền màu trước các yếu tố như giặt, ánh sáng, nước...
(ISO 105).
Không có các yêu cầu cũng như tiêu chuẩn chung cho sản
xuất. Mỗi nhà nhập khẩu có các yêu cầu (tối thiểu) riêng của
mình. Bất chấp sự hài hoà hoá các quy định mà đã tạo ra thương
mại tự do giữa các quốc gia thành viên của EU, mỗi thị trường
riêng biệt có các yêu cầu khác nhau liên quan đến chất lượng,
loại trang phục, vải, các tiêu chuẩn, kích thước, màu sắc....
10.3 Đóng gói, kích cỡ và ghi nhãn
Đóng gói:
cần quan tâm đến bao bì đóng gói sản phẩm khi xuất
khẩu sang EU để đảm bảo hàng hoá được vận chuyển an toàn
qua nhiều quốc gia.
94
EU ban hành nhiều quy định khác nhau về quản lý bao bì
và phế thải bao bì. Trong đó, Chỉ thị 94/62/EEC nhấn mạnh tầm
quan trọng của việc tái chế, tái sử dụng bao bì phế thải. Các
nước thành viên EU (trừ Ailen, Bồ Đào Nha, Hy Lạp) đã nhất trí
phấn đấu mức tái sử dụng 50-65% lượng rác thải từ bao bì. Các
quy định về bao bì và phế thải bao bì của EU được sử dụng
chung cho cả hàng sản xuất nội địa và hàng nhập khẩu. Quy
định về bao bì và phế thải bao bì nhằm mục đích hạn chế tối
thiểu lượng phế thải bao bì từ nguồn rác thải sinh hoạt để bảo vệ
môi trường sinh thái.
Các nhà xuất khẩu từ những quốc gia đang phát triển cần
phải thảo luận kỹ với đối tác về loại bao bì sử dụng và nên dự
trù trước chi phí đóng gói đặc biệt trong giá bán sỉ nếu được yêu
cầu.
Kích cỡ:
Chiều dài, vòng ngực, vòng hông là 3 số đo cơ bản xác
định kích cỡ trang phục tại EU.
Tại các nước EU quan trọng, trừ Anh, số kích cỡ được sử
dụng là giống nhau, tuy nhiên các kích cỡ tại các nước lại có sự
khác nhau về kích cỡ thực của sản phẩm. Chẳng hạn như một
phụ nữ có vòng ngực 88cm, vòng eo 68cm và vòng mông 94cm
thì cỡ áo của cô ta tại Đức, Đan Mạch và Hà Lan là 38, tại Thụy
Điểm và Phần Lan là C38, tại Bỉ và Pháp là 40, tại Ý là 44 , tại
Tây ban Nha và Bồ Đào Nha là 44/46. Như đã được đề cập trên,
Anh sử dụng riêng một hệ thống kích cỡ khác, chẳng hạn như
kích cỡ 36 của các nước EU lục địa thì ở Anh và Ai-len là 12.
Ghi nhãn:
Việc ghi nhãn hàng hóa và việc ghi các thông tin cần thiết,
chủ yếu về hàng hóa lên nhãn hàng hóa nhằm cung cấp cho
người tiêu dùng những thông tin cơ bản để nhận biết hàng hóa,
làm căn cứ để người mua quyết định việc lựa chọn, tiêu thụ và
sử dụng hàng hóa.
95
Việc ghi nhãn hàng thông thường phải đảm bảo 2 nội
dung:
• Nội dung bắt buộc là phần bao gồm những thông tin quan
trọng nhất về hàng phải ghi trên nhãn hàng hóa như xuất
xứ, thành phần sợi, khả năng cháy.
• Nội dung không bắt buộc là phần bao gồm những thông
tin khác, ngoài nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn hàng
hóa như nhãn hiệu lưu ý/hướng dẫn giặt tẩy và kích cỡ của
nhãn
Chương trình dán nhãn hiệu lưu ý tự nguyện được sử dụng
trên nhiều quốc gia tại EU. Chương trình sử dụng 5 loại biểu
tượng là mã màu; các biểu tượng liên quan đến độ bền của màu
sắc, ổn định về kích cỡ, ảnh hưởng của cloren (trong chất tẩy),
nhiệt độ ủi an toàn nhất và một vài đặc tính khác.
10.4 Thuế nhập khẩu và hạn ngạch
Những cản trở đối với thương mại quốc tế bao gồm:
- Thuế nhập khẩu.
- Hạn chế nhập khẩu bằng hạn ngạch.
- Các biện pháp chống bán phá giá.
- Những cuộc điều tra và hành động chống gian lận.
10.4.1 Thuế nhập khẩu
Các nước thuộc Liên minh châu Âu áp dụng Hệ thống
thuế quan chung của EU đối với hàng nhập khẩu từ các nước
ngoài EU. Nếu không có thỏa thuận thương mại đặc biệt, mức
thuế quan chung sẽ được áp dụng. Hầu hết các nước đang phát
triển đều được EU ban những ưu đãi thương mại đặc biệt, những
nước này được miễn thuế nhập khẩu thông qua hiệp định ưu đãi
theo Hệ thống Thuế quan Ưu đãi Chung mới sửa đổi (RGSP)
hay Hiệp định Cotonou gắn kết EU với các nước châu Phi,
vùng Caribbe và Thái Bình Dương.
96
Thuế nhập ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status