Các công cụ chính sách tiền tệ và việc vận dụng của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam - pdf 12

Download Đề tài Các công cụ chính sách tiền tệ và việc vận dụng của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam miễn phí



MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1: CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 4
1.1. Khái niệm, vị trí của chính sách tiền tệ : 4
1.2 Mục tiêu của chính sách tiền tệ : 4
1.3 Các công cụ của CSTT : 5
1.3.1.Nghiệp vụ thị trường mở: 5
1.3.2 Dự trữ bắt buộc: 6
1.3.3 Chính sách tái chiết khấu: 6
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 9
2.1 Sự đổi mới trong việc thực hiện chính sách tiền tệ. 9
2.2 Việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ những năm qua. 9
2.2.1. Công cụ lãi suất: 9
2.2.2 Công cụ Hạn mức tín dụng: 13
2.2.3 Công cụ Dự trữ bắt buộc 15
2.2.4 Công cụ cho vay tái chiết khấu 18
2.2.5 Công cụ Nghiệp vụ thị trường mở 20
2.3 Đánh giá quá trình thực hiện các công cụ của chính sách tiền tệ những năm qua. 21
2.3.1 Những thành tựu trong việc ổn định kinh tế vĩ mô. 21
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM 24
3.1. Định hướng 24
3.1.1.Bối cảnh trong nước và quốc tế 24
3.1.2. Một số định hướng cơ bản: 25
3.2.Giải pháp : 25
3.2.1.Nhóm giải pháp nhằm tạo điều kiện ,môi trường thuận lợi 25
3.2.2 Nhóm giải pháp về việc hoàn thiện các công cụ của chính sách tiền tệ . 26
KẾT LUẬN


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-30667/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

cho vay giảm mạnh, T7/1997 lãi suất cho vay ngắn hạn giảm từ 1,2% tháng xuống 1% tháng, lãi suất cho vay trung dài hạn giảm từ 1,35% tháng xuống 1,1% tháng ,chênh lệch lãi suất huy động và cho vay bình quân quy định là 0,35% tháng(4,2% năm)
Tuy nhiên từ quý IV năm 1997, do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực, đồng USD có xu hướng lên giá và lãi xuất tiền gửi bằng USD ở mức cao trong khi lãi suất huy động của VND ở mức thấp nên đã có hiện tượng người gửi tiền rút VND để chuyển sang USD. Nhiều tổ chức kinh tế và dân cư nắm giữ USD gây khó khăn cho các NHTM và tăng sức ép đối với đồng nội tệ, tiềm ẩn nguy cơ bất ổn cho thị trường tiền tệ và việc huy động vốn của các NHTM, đặc biệt là một số NHTM cổ phần.
Trước tình hình đó, ngày 20/1/1998, thống đốc NHNN ra QĐ số 39/1998 / QĐ- NHNN1 với nội dung chủ yếu là:
- Đưa ra mức trần lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng bằng VND: lãi cho vay ngắn hạn từ 1%-1,2% tháng; lãi suất cho vay trung và dài hạn là 1,1- 1,25% tháng ; đồng thời xoá bỏ sự chênh lệch về lãi suất giữa 2 khu vực thành thị và nông thôn. Đó là cơ sở tăng lãi suất huy động vốn VND. Hạn chế rút tiền VND tích trữ USD ,tăng vốn cho sản xuất kinh doanh.
- Quy định trần lãi suất cho vay bằng USD vẫn giữ nguyên 8,5% năm như trước đây đồng thời NHNN còn quy định lãi suất tiền gửi tối đa của các pháp nhân tại TCTD nhằm hạn chế việc quản lí ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi góp phần tăng cường cho việc quản lí ngoại hối.
- Đến cuối năm, trần lãi suất cho vay bằng USD được điều chỉnh giảm từ 8,5 % xuống 7,5% năm để phù hợp với cân bằng lãi suất LiBOR, SiBOR hiện hành; đồng thời góp phần mở rộng cho vay ngoại tệ đối với nền kinh tế.
Nhìn chung việc điều chỉnh lãi suất trong năm 1998 là phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và tỷ giá, nó đã có tác động tích cực đối với việc huy động vốn và cho vay trong nền kinh tế. Tổng số vốn huy động ở hầu hết các tổ chức tín dụng đều tăng lên điều đó cho thấy mối tương quan giữa lạm phát và lãi suất tiền gửi được coi là tương đối hợp lý. Từ đó, quy mô tín dụng cung ứng cho nền kinh tế tăng lên đặc biệt tín dụng bằng VND có tốc độ tăng cao hơn. Thị trường ngoại tệ ,tỉ giá VND/USD lại trở về trạng thái tương đối ổn định.
Bước sang năm 1999, nền kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng chững lại, để phù hợp với chỉ số lạm phát, quan hệ cung cầu về vốn trên thị trường tiền tệ và thực hiện giải pháp kích cầu về đầu tư của chính phủ , NHNN đã 5 lần điều chỉnh trần lãi suất cho vay bằng VND theo xu hướng giảm: Từ 1,2% tháng (ngắn hạn) và (1,25%tháng -trung dài hạn) xuống mức thấp nhất là 0,85% tháng (thành thị); 1% tháng (nông thôn); 1,15% tháng (NHTMCP nông thôn- Quỹ TDND cơ sở ); 0,7% (NH phục vụ người nghèo). Trần lãi suất cho vay bằng USD là 7,5% năm.
Sự điều chỉnh lãi suất trên là quyết định hết sức kịp thời và phù hợp với diễn biến của nền kinh tế, kích thích tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh nguy cơ giảm phát đang là chậm lại tốc độ tăng trưởng.
Năm 2000, lãi suất trong nước có những diễn biến khá phức tạp .Thực hiện chủ trương kích cầu của chính phủ, lãi suất cho vay bằng VND vẫn tiếp tục được điều chỉnh theo xu hướng giảm: lãi suất cho vay phổ biến gỉam từ 0,75% tháng xuống 0,70% tháng. Trong khi đó lãi suất ngoại tệ lại chịu tác động của thị trường tài chính quốc tế, trong năm 2000, lãi suất thị trường quốc tế liên tục tăng buộc lãi suất ngoại tệ trong nước cũng phải tăng theo (từ 3,5% năm lên 4,5% năm ), nhiều khi lãi suất VND thấp hơn lãi suất USD.
Ngày 2/8/2000, NHNN đã quyết định thay đổi cơ chế điều hành lãi suất: chuyển từ cơ chế điều hành trần lãi suất sang cơ chế điều hành theo lãi suất cơ bản đối với cho vay bằng VND và cơ chế lãi suất thị trường có quản lý đối với cho vay bằng ngoại tệ: Đối với cho vay VND, lãi suất cho vay không vượt quá lãi suất cơ bản được công bố hàng tháng. Hiện nay, lãi suất cơ bản là 0,75% tháng, biên độ cho vay ngắn hạn là 0,3% tháng, biên độ cho vay trung và dài hạn là 0,5% tháng. Đối với lãi suất cho vay USD, lãi suất cho vay không vượt quá lãi suất USD trên thị trường liên NH Singapore (SiBOR) kì hạn 3 tháng đôí với cho vay ngắn hạn, kì hạn 6 tháng đối với cho vay trung dài hạn tại thời điểm cho vay cộng biên độ do thống đốc NHNN quy định (Hiện nay biên độ cho vay ngắn hạn là 1% năm , biên độ cho vay trung dài hạn là 2,5% năm ). Còn đối với các ngoại tệ khác do chiếm tỷ trọng nhỏ trong hoạt động tiền gửi TD nên cho phép các TCTD tự xác định.
Trước ngày 1/6/2002 ngân hàng nhà nước Việt Nam thực hiện cơ chế điều hành lãi suất cơ bản Đồng VN, mức lãi suất cơ bản được công bố trong những tháng đầu năm 2002 là 0,6%/tháng. NHNN cũng đã mạnh dạn thực hiện chính sách tự do hoá lãi suất đối với ngoại tệ từ tháng 6 năm 2001. Chính sách lãi suất như vậy là phù hợp với thực tiễn của VN trong qua trình chuyển sang nền kinh tế thị trường và bám sát với những diễn biến của thị trường quốc tế.
- Từ ngày 1/6/2002 ngân hàng nhà nước quyết định chuyển sang cơ chế lãi suất ổn định Đồng VN của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Đây là một sự “cởi trói” cho các tổ chức tín dụng trong các hoạt động kinh doanh, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng chủ động trong hoạt động huy động vốn và cho vay đối với khách hàng. Cơ chế mới đã tạo ra sự sôi động trong hoạt động kinh doanh và cạnh tranh của các tổ chức tín dụng. Nếu như với cơ chế lãi suất cơ bản, trong các đầu năm 2002 lãi suất huy động vốn dừng lại ở mức 0,6%/tháng, lãi suất cho vay bình quân là 0,7%/tháng, thì từ khi áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận từ tháng 6 năm 2002 và nhất là trong các tháng 8và 9 năm 2002 lãi suất huy động vốn cao nhất của các NHTM lên tới 0,7% thậm trí 0,72%/tháng. Mức lãi suất cao nhất trong vòng gần hai năm qua, không dừng lại ở đó các tháng đầu năm 2003 do nhu cầu vốn vay trên thị trường vẫn cao các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng vẫn tiếp tục cuộc cạnh tranh huy động vốn thông qua các biện pháp nâng lãi suất huy động. Thực hiện các hình thức khuyến mại rầm rộ và hấp dẫn. Đã xuất hiện diễn biến bất thường trên thị trường tiền tệ Việt Nam là lãi suất nội tệ tăng lên quá cao, trong khi lãi suất ngoại tệ giảm xuống quá thấp.
Với nội dụng điều hành lãi suất cơ bản như trên cho thấy lãi suất cơ bản được xác định trên cơ sở lãi suất thị trường với mức độ rủi ro thấp, đảm bảo sự kiểm soát lãi suất của NHNN, phù hợp thực tiễn Việt Nam, đây là một bước tiến mới, bước đi tiếp theo trong tiến trình tự do hoá lãi suất.
Như vậy, chính sách lãi suất linh hoạt và phù hợp cùng với việc ổn định tỷ giá VND/USD trong những năm qua không những góp phần quan trọng trong quá trình ổn định kinh tế vĩ mô mà còn làm tăng tính hấp dẫn của đồng tiền Việt Nam và lòng tin của dẫn chúng vào hệ thống ngân hàng, giảm dần tình trạng sử dụng hay cất trữ USD, từng bước đẩy lùi tình trạng “đô la hoá” ở Việt Nam.
Đi
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status