Đánh giá tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam - pdf 12

Download Đề tài Đánh giá tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam miễn phí



MỤC LỤC
 
Lời nói đầu
 
Tóm tắt .
Cơ sở và mục đích nghiên cứu .
Phương pháp nghiên cứu . .
Kết quả chính về tiềm năng xuất khẩu của một số ngành hàng lựa chọn .
Hành động ưu tiên đối với từng ngành hàng cụ thể .
Vấn đề cắt ngang .
Kiến nghị cắt ngang .
Các bước thực hiện khả thi tiếp theo
 
Giới thiệu .
Cơ sở nghiên cứu .
Mục đích nghiên cứu
Nhóm sản phẩm lựa chọn .
Cấu trúc báo cáo .
 
1. Phân tích tương đối tiềm năng xuất khẩu của các ngành hàng .
Chỉ số 1: Tình hình xuất khẩu hiện tại của Việt Nam .
Chỉ số 2: Điều kiện cung cấp nội địa
Chỉ số 3: Thị trường thế giới
 
2. Phân tích chuyên sâu theo ngành . .
Các sản phẩm tiền khoáng sản và nhiên liệu . .
Thủy hải sản .
Nông sản .
Các sản phẩm công nghiệp .
Hàng thủ công mỹ nghệ . .
 
3. Những vấn đề còn tồn tại và khuyến nghị .
Những vấn đề chính còn tồn tại
Một số khuyến nghị chính
 
Danh mục sách tham khảo .
 
Phụ lục .
Phụ lục 1: Nguồn dữ liệu và một số vấn đề .
Phụ lục 2: Các chỉ số phức hợp
Phụ lục 3: Chỉ số thuế ưu đãi
Phụ lục 4: Chỉ số hấp dẫn thị trường
Phụ lục 5: So sánh điều kiện đầu tư tại Việt Nam, Thái Lan và Trung Quốc .
 
5
 
7
7
8
9
19
27
28
31
 
32
32
35
36
37
 
39
43
48
52
 
58
60
65
73
113
159
 
162
162
164
 
169
 
173
173
174
177
179
181
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-30584/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

giá cả cao hơn. Ấn Độ, nước sản xuất và xuất khẩu lớn nhất với mong muốn sản xuất ra 1 triệu tấn hạt thô vào năm 2010, sẽ cần nhập khoản ½ nhu cầu cho chế biến, tuy nhiên nước này lại đang gặp khó khăn để thực hiện được điều này do có những hạn chế về xuất khẩu điều thô tại một số nước sản xuất.
Tất cả các thị trường lớn đều cho phép Việt Nam tự do gia nhập. Việt Nam được được tự do gia nhập thị trường về lạc tách vỏ, và thậm chí được hưởng ưu đãi thuế quan đáng kể ở Nhật Bản, bù lại những bất lợi từ đa số các mức thuế quan cao hơn chút ít mà nước này phải chịu tại Ukraine, Na Uy và Hoa Kỳ.
Rau quả
Xuất khẩu rau quả của Việt Nam đã tăng mạnh từ đầu những năm 90. Việt Nam xuất khẩu rau quả chủ yếu ở dạng chế biến, nhất là đóng hộp, hình thức này có xu hướng đòi hỏi mức giá thấp hơn so với rau quả tươi. Sản lượng của Việt Nam thấp so với quốc tế, một phần do phương pháp trồng trọt không thích hợp và các kĩ thuật xử lý sau thu hoạch.
Tiềm năng xuất khẩu bị coi là thấp, mặc dù đây là một ngành rất tổng hợp, bao gồm các mặt hàng mang những đặc điểm và tiềm năng rất khác nhau. Phát triển xuất khẩu cần tập trung vào chất lượng nguồn cung nguyên liệu thô và chế biến, vào việc chuyển sang sản xuất sản phẩm tươi mang giá trị gia tăng cao hơn, củng cố cơ sở hạ tần như kho chứa và kho đông lạnh, phương pháp marketing để lựa chọn thị trường. Chính phủ đang có nhiều biện pháp thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu, chẳng hạn như thúc đẩy cải tiển kĩ thuật canh tác, vấn đề thông tin cho người nông dân; nâng cấp cơ sở vật chất cho chế biến, khuyến khích liên doanh sản xuất và chế biến rau quả. Việt Nam cũng cần xác định các nông sản chủ chốt của từng vùng dựa trên lợi thế cạnh tranh.
Bảng 21. Phân tích SWOT
Điểm mạnh
Khí hậu đa dạng và thích hợp với rau quả nhiệt đới và ôn đới
Sản phẩm đa dạng
Có sự hỗ trợ của Chính phủ
Điểm yếu
Các hộ gia đình chế biến nhỏ và lạc hậu
Chưa có các khu sản xuất tập trung
Hệ thống kiểm tra, giám sát kĩ thuật hoạt động kém
Cơ sở hạ tầng cùng kiệt nàn
Thiếu nguyên liệu cho các nhà máy chế biến
Cơ sở vật chất lưu kho, dịch vụ marketing kém phát triển
Lạm dụng thuốc trừ sâu và phân bón
Chất lượng thấp và không ổn định
Ít các loại giống
Bệnh dịch
Thiếu kĩ năng marketing, xúc tiến thương mại
Thiếu thương hiệu mạnh
Thiếu các thỏa thuận thương mại song phương
Thiếu các tiêu chuẩn về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật đối với các nhà nhập khẩu lớn (Trung Quốc)
Cơ hội
Có khả năng mở rộng đất đai hợp lý
Chưa tận dụng hết công suất chế biến
Chính phủ tăng đầu tư cho khoa học kĩ thuật
Nhu cầu trên thị trường trong nước và thế giới tăng
Chính phủ có chương trình hỗ trợ
Tiếp cận được các thị trường lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore
Thách thức
Thiên tai (hạn hán, lũ lụt)
Lạm dụng thuốc trừ sâu và phân bón
Cạnh tranh từ các nhà xuất khẩu khác (Thái Lan) trên thị trường trong nước và quốc tế
Nhập khẩu từ các thị trường lớn giảm (Trung Quốc)
Nguồn: Phỏng vấn tại cơ sở, nghiên cứu tại văn phòng
Hiện trạng và xu hướng xuất khẩu
Việt Nam là nhà xuất khẩu rau quả nhỏ trên thế giới, nhưng từ đầu những năm 90, xuất khẩu đã tăng mạnh. Năm 2004, Việt Nam sản xuất khoản 4 triệu tấn trái cây và 8 triệu tấn rau (Bộ NN&PTNT), trong đó có khoảng 15-20% được xuất khẩu. Việt Nam nắm thị phần tương đối nhỏ trên thế giới, vào khoảng 70 triệu đô la Hoa Kỳ. Giá trị xuất khẩu rau quả của Việt Nam từ những năm 90 đến năm 2001 đã tăng 10 lần từ 30 triệu đô lên 330 triệu, và sau đó lại giảm một nửa chỉ sau 2 năm (xuống 150 triệu đô năm 2003), và tăng trở lại vào năm 2004 (số liệu của TCTK). Chính phủ mong muốn vào năm 2010, xuất khẩu rau quả tươi và chế biến sẽ đạt 1,6 tỉ đô la Hoa Kỳ.
Việt Nam xuất khẩu rau quả chủ yếu ở dạng chế biến, nhất là đóng hộp, hình thức này có xu hướng đòi hỏi mức giá thấp hơn so với rau quả tươi. Hoa quả xuất khẩu chủ yếu là dứa, chuối, xoài, vải, dưa hấu, nhãn, thanh long và chôm chôm. Rau xuất khẩu gồm có dưa chuột bao tử, khoai tây, hành, cà chua, đậu, súp lơ và ớt. Trong khi rau quả bán trên thị trường trong nước chủ yếu là rau quả tươi thì phần lớn hàng xuất khẩu lại ở dạng chế biến, đa số được đóng hộp, cũng có khi được sấy khô hay ướp lạnh. Xuất khẩu rau qua tươi hạn chế. Tuy nhiên, trái với nhiều nông sản khác, giá trị gia tăng và lợi nhuận của thị trường rau quả tươi có xu hướng cao hơn so với sản phẩm chế biến, nhất là đồ hộp (ITC, 2002a).
Cho tới gần đây, xuất khẩu quá phụ thuộc vào một số lượng thị trường hạn chế, mặc dù hiện nay Việt Nam xuất khẩu rau quả sang gần 50 nước. Trong đó, các nước trong khu vực chiếm chủ yếu: năm 2003, 55% được xuất sang Trung Quốc, tiếp đến là Hàn Quốc và Đài Loan. Các nhà xuất khẩu Việt Nam đã gặp phải những thay đổi cơ bản về địa lý với các đối tác buôn bản lớn (Liên bang Xô Viết, sau đó là Trung Quốc) làm nhập khẩu giảm mạnh. Ban đầu Việt Nam có định hướng chế biến xuất khẩu để xuất chủ yếu trái cây nhiệt đới sang các nước trong Hội đồng tương trợ kinh tế: trước năm 1991, Việt Nam hầu như chỉ xuất khẩu sang Liên bang Xô Viết và các nước trong Hội đồng tương trợ kinh tế, nhưng sau đó đã phải tái định hướng xuất khẩu do sự tan rã của Liên bang Xô Viết. Mới đây, các nhà xuất khẩu Việt Nam đã phải chứng kiến sự sụt giảm mạnh trong xuất khẩu sang thị trường chủ yếu là Trung Quốc, từ hơn 140 triệu đô năm 2001 xuống chỉ còn khoảng 25 triệu năm 2004. Một số nhà quan sát cho rằng nguyên nhân sự sụt giảm này là Hiệp định thương mại về trái cây giữa Trung Quốc và Thái Lan, Hiệp định này xóa bỏ thuế quan đối với rau qua giữa 2 nước vào năm 2004, trong khi thuế quan áp dụng cho rau quả của Việt Nam có mức từ 12 đến 24.5%. Xuất khẩu sang Trung Quốc tính trên tổng lượng xuất khẩu của Việt Nam đã giảm từ trên 55% xuống chỉ còn khoảng 15% năm 2004. Ngược lại, gần đây, xuất khẩu sang các thị trường quan trọng như Hoa Kỳ, Nhật Bản, liên minh Châu Âu, liên bang Nga và Hồng Kông đã tăng. Ví dụ như xuất khẩu sang Hoa Kỳ tính trên tổng lượng xuất khẩu của Việt Nam đã tăng từ 1% năm 2000 lên gần 10% năm 2004: Hiệp định thương mại song phương (BTA) kí với Hoa Kỳ chính là nhân tố chủ yếu thúc đẩy xuất khẩu nông nghiệp sang Hoa Kỳ.
Các chiến lược đa dạng hóa thị trường là cần thiết, nếu Việt Nam không muốn bị phuộc vào một số lượng hạn chế các thị trường, như trường hợp của trà. Báo cáo này đã xác định các cơ hội đa dạng hóa thị trường tại liên minh Châu Âu (Anh, Pháp, Italia, Tây Ban Nha, Đức) và Bắc Mỹ (Hoa Kỳ, Canada).
Biểu 7. Sản xuất và xuất khẩu rau quả ở Việt Nam
Diện tích và sản lượng Xuất khẩu
Nguồn: Tổng cục Thống kê.
Tình hình cung và sức cạnh tranh nội địa
Nhìn chung, từ đầu những năm 90, diện tích và sản lượng rau quả của Việt Nam tăng ổn định. Diện tích trồng rau tăng gần gấp 3 lên t...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status