Thực trạng của việc quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với ngành thuỷ lợi trong thời gian qua - pdf 12

Download Luận văn Thực trạng của việc quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với ngành thuỷ lợi trong thời gian qua miễn phí



Các dự án đầu tư để được thanh toán cần có đủ các điều kiện sau:
- Quyết định của các cấp có thẩm quyền cho phép tiến hành lập dự án quy hoạch.
- Dự toán chi phí công tác quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Quyết định của cấp có cho phép tiến hành công tác chuẩn bị đầu tư
- Dự toán chi phí chuẩn bị đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt
- Thiết kế kỹ thuật, quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuậ, tổng dự toán, quyết định phê duyệt tổng dự toán có giấy phép xây dựng
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-30551/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

độ tăng chi đầu tư XDCB từ NSNN cho ngành Thuỷ Lợi
Đơn vị: tỷ đồng
STT
Chỉ tiêu
1999/ 1998
2000/ 1999
Số tuyệt đối
Số tương đối
Số tuyệt đối
Số tương đối
1
Tốc độ tăng chi NSNN
1.481
101,64%
3.068
103,36%
2
Tốc độ tăng đầu tư XDCB cho Thuỷ Lợi
1.041,552
158,9%
70,402
102,5%
Nguồn số liệu : Vụ Đầu tư - Bộ Tài Chính
Đánh giá tình hình chi đầu tư XDCB cho ngành thuỷ lợi trong ba năm từ 1998 - 2000 ta thấy kế hoạch chi ngân sách nhà nước cho ngành Thuỷ lợi luôn tăng lên qua các năm 1998 là 1.768,182 tỷ đồng, năm 1999 là 2.809,734 tỷ đồng, năm 2000 là 2.880,136 tỷ đồng.
Trong điều kiện hiện nay, thấy rõ được tầm quan trọng của ngành thuỷ lợi đối với sự phát triển kinh tế của nước ta nên mức độ đầu tư XDCB đối với ngành Thuỷ lợi cũng cần được tăng cường. Qua bảng số liệu trên ta thấy cơ cấu chi NSNN, số chi cho đầu tư XDCB đối với ngành Thuỷ lợi không ngừng tăng lên cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối.
Trong giai đoạn 1996 - 2000, mặc dù có nhiều tác động của tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội, tốc độ tăng trưởng kinh tế vào khoảng 6,8%, tỷ lệ động viên vào GDP và NSNN giảm song đầu tư cho ngành thuỷ lợi trong 5 năm là 8.421,661 triệu đồng chiếm 9,35% chi NSNN. Vì phát triển ngành Thuỷ lợi là một trong những động lực thúc đẩy kinh tế nông nghiệp nông thôn ngày càng phát triển mạnh hơn góp phần vào việc thực hiện công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước
Chi đầu tư xây dựng cho thuỷ lợi xét về tuyệt đối thì có phần tăng nhưng xét về tương đối thì không tăng lên là mấy: Năm 1999 chi đầu tư XDCB từ NSNN cho ngành thuỷ lợi là 2.809,734 triệu đồng tăng 1.041,552 (158,9%) so với năm 1998 là 1.768,182 triệu đồng; Năm 2000 là 2.880,136 tỷ đồng tăng 70,402 tỷ đồng (102,5%) so với năm1999 là 2.809,734 tỷ đồng.
Nhìn chung thì tốc độ tăng chi đầu tư XDCB cho ngành thuỷ lợi có tăng nhưng chưa đáng kể, chưa thực sự xứng đáng với vai trò và nhiệm vụ mang tính chiến lược của nó và chưa thể hiện được những đường lối của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển thuỷ lợi mà nhà nước đã khẳng định đó là : Thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu trên mặt trận sản xuất nông nghiệp, công trình thuỷ lợi là cơ sở hạ tầng quan trọng để phát triển bền vững đất nước. Để làm rõ vấn đề này ta có
thể so sánh tình hình kế hoạch chi đầu tư XDCB cho một số ngành trong nền kinh tế quốc dân thể hiện ở bảng sau:(trang sau)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, tốc độ tăng chi đầu tư XDCB cho ngành thuỷ lợi tăng lên rất ít trong khi đó thì chi đầu tư XDCB cho các ngành khác lại tăng lên rất nhiều cụ thể:
Năm 1998: Chi NSNN đầu tư cho ngành thuỷ lợi là 1.768,182 tỷ đồng chiếm 12,85%; chi NSNN đầu tư cho ngành Y Tế là 740,947 tỷ đồng chiếm 5,38%; Chi đầu tư cho ngành An Ninh là 129,200 chiếm 1,39%; Chi cho ngành Giao Thông 5.297,926 tỷ đồng chiếm 38,52%, chi NSNN đầu tư XDCB cho ngành nông nghiệp là 233,182 tỷ đồng chiếm 1,69%, chi đầu tư XDCB cho ngành Văn Hoá là 372,448 tỷ đồng chiếm 2,7% trong tổng số chi đầu tư XDCB của NSNN
Năm 1999: Tổng chi đầu tư xây dựng cho nền kinh tế quốc dân có tăng cả về số tương đối, số tuyệt đối nhưng tỷ trọng chi cho một số ngành lại giảm đi đáng kể so với tốc độ tăng của tổng chi đầu tư: Chi cho Y Tế giảm xuống còn 4,8% trong tổng chi đầu tư XDCB; Chi cho An Ninh giảm xuống còn 1,03% ; Chi cho Giao Thông còn 32,33%, chi cho ngành Văn Hoá giảm xuống còn 2% . Trong khi đó thì đầu tư cho ngành thuỷ lợi lại tăng hơn các ngành trên nhưng không đáng kể và tăng từ 12,85% lên 13,02%
Năm 2000: chi đầu tư XDCB cho ngành Thuỷ lợi là 2.880,136 tỷ đồng chiếm 13,06%; Chi đầu tư cho Y Tế là 1.316,876 tỷ đồng chiếm 5,98%; Chi đầu tư XDCB cho Giao Thông là 8.184,383 chiếm 37,12%, chi đầu tư XDCB ngành Nông nghiệp là 173,400 tỷ đồng chiếm 0,77%, chi đầu tư XDCB cho ngành Văn hoá là 523,400 tỷ đồng chiếm 2,37% trong tổng số chi đầu tư XDCB.
Qua đây ta thấy tốc độ tăng giảm của các ngành không đồng đều: Năm 1998 - 1999 chi đầu tư XDCB cho ngành Thuỷ lợi là lớn nhất trong các ngành sản xuất phi vật chất nhưng đến năm 2000 thì lại đầu tư nhiều nhất cho ngành Y Tế. Điều này chứng tỏ Nhà nước chưa thực sự trú trọng đến đầu tư XDCB cho ngành thuỷ lợi, chưa đầu tư thích đáng với vai trò, vị trí của nó đối với sự phát triển của nền kinh tế .
Tuy nhiên kết quả chi đầu tư XDCB trong những năm qua cũng góp phần đáng kể trong việc xây dựng mới và kiên cố các công trình thuỷ lợi và có tác dụng rất lớn trong việc ngăn lũ, cung cấp nước tưới tiêu cho nông nghiệp và làm tăng năng suất cây trồng ... Mặc dù nền kinh tế nước ta còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển, các cân đối lớn về nền kinh tế còn nhiều bất cập, đặc biệt là cân đối giữa khả năng thu và nhu cầu chi của nền kinh tế, nhưng để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế khu vực nông thôn nói riêng và dể đáp ứng cho sự nghiệp CNH- HĐH nói chung thì Đảng và Nhà nước ta không ngừng quan tâm giành vốn đầu tư để tạo điều kiện phát triển kinh tế của đất nước và mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta từ nay đến năm 2020 đất nước ta về cơ bản là một nước công nghiệp
3.3. Đánh giá kết quả thực hiện đầu tư đối với ngành Thuỷ lợi
- Đã tăng cường đầu tư, củng cố nâng cấp sửa chữa công trình, đặc biệt chương trình mục tiêu về đảm bảo an toàn các hồ chứa nước(chú trọng hồ có dung tích trên 1 triệu m3 và chiều cao đập trên 10m); tu bổ nạo vét các trục sông chính, kênh mương, các hệ thống liên tỉnh, liên huyện; sửa chữa các trạm bơm điện, chú trọng các trạm bơm lớn nhằm đảm bảo khi cần bơm thì bơm được, nhất là thời kỳ chống úng (năm 1996 mưa úng lớn trên toàn bộ đồng bằng bắc bộ + Bắc khu 4 các trạm bơm đều hoạt động hiệu quả).
- Hàng năm công trình thuỷ lợi lớn nhỏ ở trên khắp mọi miền của đất nước đã cung cấp trên 5 tỷ m3 nưóc cho công nghiệp và dân sinh. Các công trình thuỷ lợi lớn sử dụng tổng hợp như Hoà Bình, Trị An, Thác Bà … tham gia cắt lũ, cấp nước cho hạ du, cấp điện cho lưới điện quốc gia trên 10 tỷ Kwh/năm và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển giao thông, thuỷ sản du lịch … đã đóng góp một vai trò quan trọng trong sự phát triển công, nông nghiệp và các ngành kinh tế quốc dân khác trên địa bàn cả nước
- Thuỷ lợi góp phần xoá đói giảm cùng kiệt ở nông thôn nhất là ở miền núi. Nhiều địa phương nhờ có thuỷ lợi đã thúc đẩy hình thành nhiều vùng kinh tế mới, tạo điều kiện định canh định cư góp phần ngăn chặn nạn chặt phá rừng làm nương rẫy. Nhiều nơi thuỷ lợi kết hợp với thuỷ điện nhỏ đã đem lại ánh sáng đến bản làng hẻo lánh
- Nhiều hệ thống thuỷ lợi đã góp phần cải tạo môi trường sinh thái, tạo nên những cảnh quan đẹp đẽ phục vụ cho du lịch, nghỉ mát như hồ Suối Hai, hồ Đồng Mô, hồ Núi Cốc, hồ Đại Lải … Nhờ có hệ thống thuỷ lợi phục vụ cho tiêu nước tốt mà nhiều vùng ngập úng ẩm thấp quanh năm trước đây đã trở thành khô ráo, không những đảm bảo được giao thông đi lại dễ dàng mà còn giảm được nhiều bệnh tật cho nhân dân. ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status