Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Dịch vụ và Thương mại (TSC) - pdf 12

Download Luận văn Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Dịch vụ và Thương mại (TSC) miễn phí



MỤC LỤC
 
Lời mở đầu 1
Chương I 2
Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 2
1.1 Vai trò của vốn đối với hoạt động của doanh nghiệp 2
1.1.1. Hoạt động cơ bản của doanh nghiệp 2
1.1.2.Vai trò của vốn đối với doanh nghiệp 3
1.1.2.1. Khái niệm vốn 3
1.1.2.2 Phân loại vốn 4
1.1.2.2 Vai trò của vốn đối với hoạt động của doanh nghiệp 8
1.1 Hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp 9
1.2.1. Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 9
1.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 11
1.2.2.1. Các chỉ tiêu về cơ cấu vốn 11
1.2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định 13
1.2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 14
1.2.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi 16
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 17
1.3.1. Các nhân tố thuộc về phía Nhà nước 17
1.3.2. Các nhân tố thuộc về phía doanh nghiệp 19
1.3.2.1. Loại hình doanh nghiệp 19
1.3.2.2. Cơ cấu vốn và chi phí vốn 20
1.3.2.3. Trình độ lao động 21
1.3.2.4. Hiệu quả huy động vốn của doanh nghiệp 22
1.3.2.5. Nhân tố thị trường 23
1.3.3. Các nhân tố khác 24
Chương II
Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn
tại công ty Dịch vụ và Thương mại TSC 25
2.1. Giới thiệu chung về công ty Dịch vụ và Thương mại TSC 25
2.1.1 Giới thiệu về công ty 25
2.1.2. Đặc điểm kinh doanh của công ty 25
2.1.3. Tình hình kinh doanh của công ty Dịch vụ và Thương mại TSC trong những năm gần đây 27
2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của công ty Dịch vụ và Thương mại TSC 29
2.2.1. Thực trạng vốn của công ty 29
2.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty TSC 39
2.2.2.1. Hiệu quả sử dụng vốn 39
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-30462/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

cho Phòng Thương mại mỗi năm khoảng 200 triệu đồng.
* Thu nhập và tích luỹ công ty
Lương bình quân 1 tháng 1 lao động năm sau cao hơn so với năm trước chứng tỏ đời sống của cán bộ công nhân viên đang được nâng cao. Lương bình quân tháng 1 nhân viên năm 2001 là 1,3 triệu đồng ; năm 2002 là 1,65 triệu đồng tăng 128% năm 2001.
Lợi nhuận của công ty cũng tăng qua các năm, năm 2001 lợi nhuận sau thuế đạt 404,5 triệu đồng, năm 2002 đạt 578 triệu đồng, tăng 143% so với năm 2001. Nhờ làm ăn có lãi, hàng năm công ty đã tích cực bổ sung nguồn vốn cho công ty cũng như tích cực đầu tư mua sắm tài sản cố định phục vụ kinh doanh. Năm 2002 công ty đã mua sắm trang bị thêm nhiều phương tiện làm việc cho CBCNV và bổ sung nguồn vốn bằng 1 ô tô trị giá trên 300 triệu đồng.
2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của công ty Dịch vụ và Thương mại TSC
2.2.1. Thực trạng vốn của công ty
Công ty Dịch vụ và Thương mại (TSC) là một doanh nghiệp hạch toán độc lập, trực thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, do Phòng Thương mại trực tiếp quản lý và đầu tư 100% vốn. Do vậy, vốn của công ty cũng giống như mọi doanh nghiệp khác trong nước đều được huy động từ hai nguồn là nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Điều khác là, 100% vốn chủ sở hữu ở thời điểm ban đầu khi thành lập công ty là do Phòng Thương mại cấp (4 tỷ đồng). Song do quá trình phát triển, hoạt động của công ty ngày càng mở rộng, số vốn được cấp không thể đủ cho công ty có thể kinh doanh được. Do vậy, để phục vụ quá trình kinh doanh của mình công ty đã chủ động vay một khối lượng vốn lớn từ các cá nhân, tổ chức, Ngân hàng trong và ngoài nước. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam là một tổ chức có uy tín ở trong và ngoài nước nên việc vay vốn của công ty rất thuận lợi, đây là một nhân tố rất quan trọng giúp cho công ty có thể sử dụng tỷ lệ nợ cao, có thể chiếm dụng được lượng vốn khá lớn để kinh doanh.
Tình hình vốn của công ty được thể hiện qua biểu 2 – Nguồn huy động vốn của công ty
Biểu 2: Nguồn huy động vốn của công ty
Đơn vị: Triệu đồng
Nguồn vốn
2000
2001
2002
A. Nợ phải trả
8.836
14.475
14.358
I. Nợ ngắn hạn
8.575
14.386
14.199
1. Vay ngắn hạn
305
91
356
2. Phải trả người bán
1.869
1.121
3.967
3. Người mua trả tiền trước
128
693
573
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
384
- 79
- 41
5.Phải trả cho các đơn vị nội bộ
2.475
8.063
6.264
6. Các khoản phải trả phải nộp khác
3.414
4.498
3.080
II. Nợ khác
261
89
159
1. Chi phí phải trả
261
89
159
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
6.257
6.270
6.743
1. Nguồn vốn kinh doanh
5.900
5.899
6.399
2. Chênh lệch tỷ giá
2
1
19
3. Lãi chưa phân phối
38
71
104
5. Quỹ dự phòng tài chính
27
30
30
6. Quỹ phát triển kinh doanh
234
247
247
7. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm
14
11
9
8. Quỹ khen thưởng phúc lợi
44
11
- 65
Tổng nguồn vốn
15.093
20.745
21.101
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán công ty TSC ngày 31/12 năm 2000, 2001, 2002).
Số liệu ở biểu cho thấy:
Tổng nguồn vốn huy động được của công ty, cũng là tổng số vốn mà công ty có thể sử dụng, liên tục có sự tăng trưởng nhưng không đều qua các năm.
Năm 2001 so với năm 2000, tổng nguồn vốn tăng khá lớn khoảng 5,6 tỷ đồng (37%). Trong khi đó, năm 2002 so với năm 2001 tổng nguồn vốn tăng rất ít chỉ 0,4 tỷ đồng (1,9%).
Nguyên nhân của sự tăng không đồng đều này là do bước vào năm 2001 công ty đã chủ trương mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hoá không những duy trì được những thị trường truyền thống như Nhật Bản, Tiệp Khắc, Hồng Kông, Sinhgapore, mà còn mở rộng được sang các thị trường mới, nhiều tiềm năng như Trung Quốc, Australia. Do việc mở rộng thị trường, đòi hỏi công ty cũng phải có thêm các nguồn hàng, các chi phí mới phát sinh do đó công ty đã phải đầu tư thêm một lượng vốn lớn. Bên cạnh đó, công tác xúc tiến thương mại do việc được cấp lại giấy phép lữ hành quốc tế nên đã đẩy mạnh tổ chức đưa các đoàn Việt Nam đi Hội chợ triển lãm, Khảo sát thị trường, dự hội thảo chuyên đề nghiệp vụ ở nước ngoài, đồng thời tổ chức đón rất nhiều đoàn khách vào tham quan khảo sát thị trường Việt Nam. Do đó, việc tăng vốn đầu tư vào công tác xúc tiến thương mại cũng đòi hỏi một lượng vốn lớn. Qua năm 2002, khi các thị trường đã ổn định, lượng vốn đầu tư đã đáp ứng nhu cầu sử dụng thì lượng vốn tăng thêm là không đáng kể.
Tổng nguồn vốn tăng lên được giải thích bởi sự tăng giảm của hai bộ phận là vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.
* NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU
Không có nhiều điều để nói về nguồn vốn chủ sở hữu của công ty. Thực vậy, nguồn vốn chủ sở hữu qua ba năm hầu như không có sự thay đổi về lượng. Từ lượng vốn là 4 tỷ đồng được cấp bởi Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam ở ngày đầu thành lập công ty, đến nay công ty phát triển nó thành 6,7 tỷ đồng. Lượng vốn tăng thêm chủ yếu được tích luỹ qua các năm làm ăn có lãi, công ty đã giữ lại một phần lợi nhuận để tái đầu tư mở rộng công ty.
Mặc dù không có sự thay đổi đáng kể nào về lượng nhưng xét về tỷ trọng của vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn thì lại có sự thay đổi đáng kể. Năm 2000 vốn chủ sở hữu của công ty chiếm tới 41% trong tổng số nguồn vốn của công ty nhưng bước sang năm 2001 nó chỉ còn chiếm 30% và năm 2002 cũng chỉ là 32%.
Sở dĩ có sự sụt giảm như vậy, là do trong năm 2001, do yêu cầu của việc mở rộng kinh doanh hàng hoá, dịch vụ công ty đã chủ động tăng thêm vốn đầu tư như đã nói ở trên. Nhưng vốn đầu tư vào mở rộng kinh doanh chủ yếu được huy động từ các khoản vay ngắn hạn và từ việc chiếm dụng vốn, chứ không tăng thêm vốn chủ sở hữu. Bước sang năm 2002, công ty do làm ăn có lãi nên đã bổ sung nguồn vốn kinh doanh thêm 500 triệu, do đó tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn có tăng thêm 2%.
Để thấy rõ hơn tình hình vốn chủ sở hữu của công ty, ta phân tích cụ thể từng bộ phận của vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu được hình thành từ các bộ phận chủ yếu là nguồn vốn kinh doanh, lãi chưa phân phối và các quỹ.
Nguồn vốn kinh doanh trong hai năm 2000 và 2001 không có sự thay đổi, nhưng sang năm 2002, nguồn vốn kinh doanh được bổ sung thêm 500 triệu từ lợi nhuận của công ty. Đây chính là nguyên nhân chính làm tăng tỷ trọng của vốn chủ sở hữu.
Phần lãi chưa phân phối của công ty đều tăng qua các năm nhưng số lãi này không lớn, năm 2002 cao nhất mới đạt 103 triệu đồng.Tuy vậy, sự tăng này cũng ảnh hưởng tới tỷ trọng vốn chủ sở hữu nhưng là rất nhỏ.
Các nguồn quỹ của doanh nghiệp như quỹ phát triển kinh doanh, quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm được công ty duy trì ổn định qua các năm. Đây là điều tốt, bởi nó sẽ giúp công ty ổn định được nếu gặp những rủi ro trong kinh doanh và cũng đáp ứng nhu cầu thanh toán khi cần thiết. Riêng quỹ khen thưởng, phúc lợi lại có xu hướng giảm, thậm chí đạt con số âm vào năm 2002 trên bảng cân đối kế toán. Thoạt nhìn, có thể cho rằng công ty không chú...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status