Hoàn thiện công tác tính giá dự thầu tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng 10 - pdf 12

Download Chuyên đề Hoàn thiện công tác tính giá dự thầu tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng 10 miễn phí



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Phần 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BẠCH ĐẰNG 10 2
I. KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẠCH ĐẲNG 2
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Bạch Đằng 10 2
2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty cổ phần Bạch Đằng 10 4
2.1. Nhiệm vụ 4
2.2. Các quyền hạn, chức năng cơ bản 4
3. Một số kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây. 5
4. Đánh giá những thành tựu, thuận lợi và khó khăn của Công ty. 7
II. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY 8
1. Đặc điểm về nhiệm vụ sản xuất của Công ty 8
2. Đặc điểm về cơ sở vật chất và trang thiết bị Công ty. 9
3. Về nguồn nhân lực của Công ty. 11
4. Về tình hình tài chính của Công ty. 13
5. Đặc điểm quản lý và tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty. 15
Phần 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TÍNH GIÁ DỰ THẦU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẠCH ĐẰNG 10 19
I. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA. 19
II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TÍNH GIÁ DỰ THẦU CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA. 25
1. Quy trình dự thầu 26
2. Phương pháp xác định giá dự thầu của Công ty 28
2.1 Yêu cầu đối với việc lập giá dự thầu 28
2.2 Cơ sở để lập giá dự thầu 29
2.3 Phương pháp xây dựng giá dự thầu 29
3. Công tác lập giá dự thầu trong tham gia đấu thầu của công ty qua một số hồ sơ điển hình 38
III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP GIÁ DỰ THẦU TẠI CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA. 46
1. Những kết quả đã đạt được trong công tác lập giá dự thầu 46
2. Những hạn chế còn tồn tại trong công tác lập giá dự thầu 46
3. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác lập giá dự thầu tại công ty. 48
3.1 Nguyên nhân khách quan 48
3.2 Nguyên nhân chủ quan 48
Phần 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TÍNH GIÁ DỰ THẦU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẠCH ĐẰNG 10 50
I. GIẢI PHÁP TỪ PHÍA CÔNG TY. 50
1 Tổ chức phối hợp tốt giữa các bộ phận tham gia vào quá trình lập giá dự thầu. 50
1.1 Cơ sở đưa ra biện pháp. 50
1.2 Nội dung của biện pháp 51
1.3 Điều kiện thực hiện biện pháp 52
1.4 Hiệu quả của biện pháp 53
2. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường phục vụ cho công tác lập giá dự thầu. 53
2.1 Cơ sở đưa ra biện pháp 53
2.2 Nội dung của biện pháp 54
2.3 Điều kiện thực hiện biện pháp 55
2.4 Hiệu quả của biện pháp 56
3. Hoàn thiện cơ cấu giá dự thầu 56
3.1 Cơ sở đưa ra biện pháp 56
3.2 Nội dung của biện pháp 56
3.3 Điều kiện thực hiện biện pháp 60
3.4 Hiệu quả của biện pháp 61
4. Giảm giá dự thầu 61
4.1 Cơ sở đưa ra biện pháp 61
4.2 Nội dung của biện pháp 61
4.3 Điều kiện thực hiện biện pháp 62
4.4. Hiệu quả của biện pháp 63
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI TỔNG CÔNG TY VÀ NHÀ NƯỚC 63
1. Kiến nghị với Tổng công ty 63
2. Kiến nghị đối với nhà nước. 64
KẾT LUẬN 65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-30411/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

o đấu thầu, thư mời thầu của chủ đầu tư, báo tạp chí Thông tin đấu thầu, fax… hay thông báo từ chủ đầu tư xuống.
- Thông tin về những nguồn vốn công trình dự định đầu tư trong tương lai
- Thông tin có được nhờ các mối quan hệ với các cơ quan chủ quản, chính quyền địa phương...
Tất cả các thông tin mời thầu qua nhiều hình thức khác nhau sẽ được cán bộ phụ trách đấu thầu của phòng kỹ thuật xem xét, ghi chép lại và báo cáo lên trưởng phòng kỹ thuật. Sau khi xem xét, đánh giá lại các thông tin trưởng phòng kỹ thuật lại tiếp tục báo cáo lên lãnh đạo cấp trên.
Bước 2: Tiếp xúc ban đầu
Sau khi đã có được thông báo mời thầu của các gói thầu mà Công ty quan tâm, Công ty sẽ cử người tiếp xúc trực tiếp với chủ đầu tư để tìm hiểu thêm các thông tin, vấn đề còn khúc mắc, chưa rõ để quyết định có tham gia hay không tham gia đấu thầu. Nếu xét thấy Công ty có thể đáp ứng các vấn đề có liên quan đến dự án về tính khả thi và hiệu quả kinh tế, Công ty sẽ mua hồ sơ mời thầu vào đúng thời gian theo thông báo của chủ đầu tư. Công ty sẽ cử cán bộ có kinh nghiệm nghiên cứu hồ sơ mời thầu nhằm rút ra những yêu cầu cơ bản của công trình đấu thầu, tính chất quy mô, phạm vi, hình thức giao thầu và những điều kiện ràng buộc để thực hiện gói thầu đó.
Nghiên cứu kỹ bản vẽ thiết kế công trình từ đó rút ra những đặc điểm cần chú ý để đưa ra những biện pháp kỹ thuật và phương án tổ chức thi công hợp lý.
Kiểm tra lại việc tính toán khối lượng của chủ đầu tư dựa trên bản tiên lượng.
Nếu cần thiết cử người xuống khảo sát hiện trường đánh giá những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của dự án từ đó rút ra những thuận lợi, khó khăn (vị trí địa lý, địa chất, chất lượng nền đất, lượng mưa, thời tiết độ ẩm, điều kiện cung cấp vật tư, nhân công, hệ thống giao thông, đời sống và dân trí...).
- Nghiên cứu đánh giá các đối thủ cạnh tranh: Công ty chỉ mới dừng lại ở việc nghiên cứu năng lực, kinh nghiệm, uy tín của các đối thủ cạnh tranh cùng lĩnh vực, và dựa vào kinh nghiệm và quan điểm chủ quan của cán bộ lập hồ sơ dự thầu để đánh giá.
Bước 3: Tiến hành lập đơn giá và tổng hợp đơn giá
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đánh giá ở trên phòng kỹ thuật phối hợp với các phòng ban chức năng khác cùng với sự chỉ đạo của lãnh đạo Công ty phân công những cán bộ có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm phụ trách việc lập giá dự thầu. Các công việc cần thực hiện gồm:
Xác định chính xác khối lượng công việc phải thực hiện trong hồ sơ mời thầu (bóc tách khối lượng)
Xác định giải pháp kỹ thuật và biện pháp thi công, tiến độ thi công
Xác định các yêu cầu kỹ thuật của các loại vật tư thiết bị dùng để thi công công trình và tập hợp giá cả của chúng tại thời điểm đó.
Tiến hành lập đơn giá cho từng công việc và tổng hợp đơn giá.
Bước 4: Trình duyệt giá
Sau khi bộ phận lập giá hoàn tất công việc của mình sẽ trình Ban giám đốc xem xét và phê duyệt. Nếu giá dự thầu đưa ra đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư và phù hợp chiến lược kinh doanh, điều kiện hiện tại của Công ty thì sẽ được phê duyệt. Nếu không phù hợp thì bộ phận lập giá tiến hành điều chỉnh lại theo yêu cầu và sự chỉ đạo của Ban giám đốc.
Bước 5: Liên hệ với ngân hàng nơi công ty mở tài khoản để xin cấp giấy bảo lãnh theo yêu cầu của chủ đầu tư. Đây là công việc quan trọng, vì nó bảo đảm tính pháp lý cho hồ sơ dự thầu.
Bước 6: Giảm giá dự thầu (nếu có)
Sau khi lập xong giá dự thầu, hoàn thiện hồ sơ dự thầu, bộ phận lập hồ sơ, lập giá căn cứ vào tình hình công việc cụ thể của doanh nghiệp tại thời điểm lập hồ sơ và dự phòng cho thời gian tới, căn cứ tương quan giữa các nhà thầu cùng tham gia dự thầu, căn cứ vào khả năng có thể giảm các khoản chi phí không cần thiết, hay tiết kiệm được chi phí như về nhân công, nguyên liệu, chi phí máy thi công (do máy móc thi công đã khấu hao hết)… để đưa ra phương án giảm giá dự thầu nếu cần thiết. Thường chỉ giảm giá dự thầu trong trường hợp các đối thủ cạnh tranh đều mạnh và công trình này quan trọng với Công ty. Bộ phận lập giá phải trình lên Ban giám đốc phương án giảm giá và giải trình một cách đầy đủ lý do giảm giá.
2. Phương pháp xác định giá dự thầu của Công ty
2.1 Yêu cầu đối với việc lập giá dự thầu
Lập giá dự thầu là một công việc phức tạp, đòi hỏi nhà thầu phải đưa ra mức giá hợp lý, đảm bảo mức giá này không quá cao hay quá thấp so với giá gói thầu mà chủ đầu tư đưa ra khi mở thầu, vì với mức giá cao nhà thầu có thể sẽ bị đánh trượt, còn với mức giá thấp quá sẽ không đảm bảo mức lãi dự kiến của nhà thầu. Do vậy, công việc lập giá dự thầu đòi hỏi sự tính toán và kiểm tra nghiêm ngặt, kỹ lưỡng, chính xác và hết sức tinh tế của cán bộ lập giá.
Nếu chưa tính đến các tiêu chuẩn khác, nhà thầu nào có giá dự thầu thấp hợp lý thì nhà thầu đó có khả năng cạnh tranh cao và khả năng trúng thầu lớn.
Muốn vậy, công tác lập giá dự thầu cần đảm bảo một số yêu cầu sau:
Giá dự thầu được lập dựa trên cơ sở khối lượng công việc mà bên mời thầu đưa ra, phù hợp với giá thị trường, bám sát hưỡng dẫn của hồ sơ mời thầu
Phản ánh trung thực phương án công nghệ và phương án tổ chức thi công đã chọn.
- Đảm bảo khả năng cạnh tranh cao nhất.
2.2 Cơ sở để lập giá dự thầu
Căn cứ hồ sơ mời thầu của chủ đầu tư : Để lập được mức giá dự thầu hợp lý, thấp hơn giá xét thầu của chủ đầu tư, các cán bộ lập giá dự thầu phải căn cứ vào hồ sơ mời thầu của chủ đầu tư, bảng tiên lượng mời thầu… căn cứ vào hồ sơ đó để tìm biện pháp thi công hợp lý, tìm cách rút ngắn tiến độ thi công nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công trình, là cơ sở để tìm các loại nguyên liệu phục vụ công tác thi công với giá thành hợp lý…
Căn cứ vào quy định chung về định mức dự toán xây dựng cơ bản và đơn giá xây dựng cơ bản ở địa phương nơi công trình xây dựng.
Căn cứ vào những chỉ thị, thông tư của Nhà nước về hướng dẫn lập và quản lý chi phí xây dựng.
Căn cứ vào đơn giá xây dựng cơ bản của địa phương nơi có công trình cần thi công.
Tham khảo các tiêu chí xét thầu của bên mời thầu.
Căn cứ vào môi trường đấu thầu và ý đồ chiến lược tranh thầu của công ty.
2.3 Phương pháp xây dựng giá dự thầu
Giá dự thầu là bảng kê chi tiết từng nội dung công việc theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, có ghi rõ từng chủng loại vật tư dùng để thực hiện công việc đó, đơn giá và giá thành tương ứng, số liệu của bảng giá dự thầu là căn cứ quan trọng trong việc xét thầu sau này.
Trình tự chung:
Để xây dựng giá dự thầu cho một công trình trước hết ta phải xác định giá cho một đơn vị tính (đơn giá dự thầu) của từng loại công việc xây lắp, sau đó tổng hợp chi phí cho từng hạng mục (một hạng mục gồm nhiều công việc), rồi tập hợp chi phí cho cả công trình theo các quy định hiện hành, cụ thể là các bước...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status