Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hữu Nghị - pdf 12

Download Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hữu Nghị miễn phí



Trong quản lý kinh doanh nói chung và quản lý chất lượng nói riêng, con người là yếu tố sáng tạo, động cơ quyết định chất lượng sản phẩm của Công ty. Mọi nhân viên trong Doanh nghiệp đều ít nhiều có liên quan đến vấn đề chất lượng sản phẩm. Trên thực tế, Công ty Cổ phần Hữu Nghị, trong nhiều năm qua, vai trò của con người trong quản lý chất lượng chưa được thực sự ở đúng vị trí của nó. Đó cũng là nguyên nhân gây ra nhiều hạn chế về mặt chất lượng sản phẩm.
Vậy để nâng cao chất lượng sản phẩm, trước hết Công ty và ban lãnh đạo cần nâng cao nhận thức cho cán bộ công nhân viên về chất lượng và quản trị sản phẩm.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-30430/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

nhuần. Vì vậy trách nhiệm phải được xác định rõ ràng cho từng phòng, ban cá nhân như: giám đốc, các phòng ban chức năng, nhiệm vụ của tổ trưởng sản xuất, công nhân và của từng đại lý như sau:
- Giám đốc Công ty: Có trách nhiệm xác định thị trường của Công ty sẽ tham gia và loại sản phẩm mà Công ty cần tiêu thụ thông qua việc xác định mục tiêu kinh doanh và chiến lược phát triển. Giám đốc là người quyết định cuối cùng về mức chất lượng cần đạt trong thiết kế sản phẩm và mức độ cam kết về quản lý chất lượng cần thiết để đạt được chất lượng đó. Sau đó lãnh đạo các bộ phận chức năng trong toàn Công ty cùng nhau cam kết thực hiện quản lý chất lượng.
- Các phòng ban chức năng: Có nhiệm vụ thực hiện các kế hoạch do giám đốc đặt ra. Cán bộ quản lý ở cấp này cần tập trung vào việc thiết kế và kiểm tra quá trình sản xuất sao cho phù hợp với các đặc tính kỹ thuật của việc thiết kế. Như vậy các phòng ban chức năng có trách nhiệm thiết kế và thực hiện hiệu quả chương trình quản lý chất lượng, nhằm đáp ứng các đặc tính sử dụng của sản phẩm.
- Nhiệm vụ của tổ trưởng sản xuất: Điều khiển và kiểm tra các công nhân trong quá trình sản xuất. Tổ trưởng sản xuất cũng là người có trách nhiệm nhận dạng và tìm giải pháp cho vấn đề chất lượng, phối hợp các phòng ban khác để sửa chữa và cải tiến quy trình sản xuất.
- Công nhân: Có vai trò trực tiếp trong việc tham gia thực hiện chất lượng sản phẩm. Công ty nên tạo điều kiện cho công nhân phát huy ý thức tự giác, tránh tình trạng căng thẳng về trách nhiệm, vì tiền lương của mình mà cứ phải cố gắng hoàn thiện tốt công việc và kết quả có thể dẫn đến tình trạng buông xuôi, chán nản mà ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
- Trách nhiệm của đại lý: Có nhiều trường hợp khách hàng khiếu nại về sự xuống cấp của chất lượng sản phẩm mà nguyên nhân là do các đại lý, người bán buôn không có chế độ bảo quản theo yêu cầu khi mua bánh kẹo của Công ty để bán buôn và bán lẻ. Vì vậy, Công ty cần có biện pháp bảo quản đối với sản phẩm của mình khi giao cho khách hàng là đại lý, cửa hàng… để đảm bảo chất lượng. Khi ký kết hợp đồng mua bán Công ty cần bổ sung các điều khoản về trách nhiệm đối với khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm do các đơn vị đó bán ra.
2. Chính sách về chất lượng của Công ty:
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, bất cứ Công ty nào cũng đều có những ý đồ, xu hướng theo nguyên tắc nào đó để tiến hành công việc của mình. ý đồ và định hướng chung về chất lượng của một số tổ chức do lãnh đạo cao nhất đề ra chính là chính sách chất lượng. Có được chính sách chất lượng đúng đắn, lãnh đạo Công ty có thể xây dựng được chính sách chất lượng thích hợp, thực hiện các phương pháp quản lý tiên tiến, nhất quán trong Công ty, tạo lập phong trào quần chúng làm chất lượng, sáng tạo tìm ra những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. Nên nội dung chính sách chất lượng của Công ty đã được đề ra như sau:
Mục tiêu chính sách:
+ Chính sách mô tả thực trạng của Công ty về công nghệ, nhân lực, vốn, nguyên liệu, thực trạng chất lượng sản phẩm của Công ty. Từ đó phân tích, đánh giá và đưa ra chỉ tiêu phấn đấu 100% sản phẩm đạt tiêu chuẩn.
+ Chính sách chất lượng đoán tình hình thị trường và tính cấp bách của công tác chất lượng đối với sự sống còn của Công ty.
+ Đảm bảo chất lượng là nhiệm vụ của từng cá nhân đơn vị, phòng ban.
Nội dung của chính sách chất lượng mà Công ty có thể áp dụng:
+ Công ty cam kết thi hành một chính sách chất lượng đảm bảo cho sản phẩm của mình luôn đáp ứng được với nhu cầu của khách hàng.
+ Công ty có ý định sẽ trở thành người dẫn đầu về chất lượng sản phẩm trên thị trường trong nước và tiếp tục duy trì nó.
+ Công ty tán thành quan điểm hợp tác với khách hàng và bên cung ứng để thực hiện chính sách đó và không ngừng phấn đấu để cải tiến chất lượng.
+ Toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty có sự cam kết tích cực về mặt chất lượng đặc biệt là sự cam kết của ban lãnh đạo cao nhất, có sự đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả để đạt được những tiêu chuẩn công tác mà Công ty mong chờ ở họ.
3. Các bước tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng sản phẩm của Công ty:
Chất lượng sản phẩm là một trong những yếu tố giúp các doanh nghiệp đứng vững trong cạnh tranh. Nhận thức được tầm quan trọng của chiến lược sản phẩm Công ty luôn đề cao công tác quản lý chiến lược sản phẩm trong mọi hoạt động của mình.
Để đảm bảo chất lượng Công ty đã tổ chức một mạng lưới kiểm tra thống nhất từ Công ty cho đến xí nghiệp cơ sở theo chế độ “5 kiểm”: (Sơ đồ 6 trang bên )
- Cá nhân tự kiểm tra
- Tổ sản xuất tự kiểm tra
- Ca sản xuất tự kiểm tra
- Phân xưởng tự kiểm tra
- Công ty kiểm tra và cho xuất xưởng.
Nguyên tắc kiểm tra của Công ty được thực hiện dựa trên việc lấy xác suất các mẫu trên dây chuyền của từng lô sản phẩm hay nguyên liệu trước khi mua về hay chuẩn bị nhập kho. tuỳ từng trường hợp vào độ lớn của từng lô sản phẩm hay khối lượng nguyên vật liệu để lấy mẫu. Sau đó các mẫu này được chuyển đến phòng kiểm tra chất lượng để phân tích đánh giá. Cán bộ kiểm tra chất lượng ghi rõ ngày sản xuất, ngày nhập, ca sản xuất trên mỗi mẫu để tiện theo dõi, đối chiếu và quy trách nhiệm cho bộ phận thực hiện.
Kiểm tra chất lượng sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất, nhất là sản phẩm thực phẩm của Công ty. Nếu chỉ phát hiện ra sản phẩm cuối cùng bị hỏng thì thiệt hại rất lớn. Vì vậy Công ty đã xây dựng kế hoạch theo dõi, kiểm tra ngay từ khâu đầu tiên của quá trình sản xuất, theo dõi từng công đoạn của quá trình sản xuất. Vì vậy, quá trình kiểm tra được thực hiện qua các khâu:
3.1. Kiểm tra chất lượng trong khâu thiết kế sản phẩm
Khâu thiết kế sản phẩm được điều hành theo các bước:
- Công ty có đội ngũ nhân viên làm công tác thị trường rất năng động, được đào tạo bài bản, yêu nghề: Nhóm nhân viên này có trách nhiệm thu thập thông tin trên thị trường nhằm nắm bắt điểm mạnh, điểm yếu của Công ty và đối thủ cạnh tranh đồng thời nghiên cứu thị hiếu, đặc điểm tiêu dùng của khách hàng.
- Nghiên cứu thiết kế sản phẩm: Chế thử từ quy mô nhỏ đến quy mô trung bình sau đó đến sản xuất ở quy mô lớn. Chế thử bằng nhiều phương pháp dựa trên các tiêu chuẩn mà Công ty đã áp dụng.
3.2. Kiểm tra chất lượng trong khâu cung ứng
Những thông tin về số lượng và chủng loại nguyên vật liệu sẽ được cung cấp cho phòng kinh doanh. Phòng kinh doanh có trách nhiệm tìm đối tác, thoả thuận và ký hợp đồng mua nguyên liệu theo đúng thành phần số lượng và chỉ tiêu chất lượng.
Bộ phận kiểm tra chất lượng có trách nhiệm ghi số ngày sản xuất, ngày nhập ca sản xuất trên mỗi mẫu để tiện theo dõi, đối chiếu và quy trách nhiệm cho bộ phận thực hiện, kiểm tra khâu cung ứng.
Để đảm bảo cho nhập hàng đ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status