Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý Ngân sách Nhà nước huyện Than Uyên - Tỉnh Lai Châu - pdf 12

Download Đề tài Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý Ngân sách Nhà nước huyện Than Uyên - Tỉnh Lai Châu miễn phí



MỞ ĐẦU Trang1
CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN 4
I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 4
1. Khái niệm về Ngân sách Nhà nước 4
2. Nội dung Ngân sách Nhà nước 4
3. Nguyên tắc của Ngân sách Nhà nước 6
4. Vai trò của Ngân sách Nhà nước 7
5. Chức năng của Ngân sách Nhà nước 9
6. Hệ thống Ngân sách Nhà nước Việt Nam 10
7. Niên độ Ngân sách Nhà nước 10
8. Phân cấp Ngân sách Nhà nước 10
8.1. Nguyên tắc phân cấp Ngân sách 10
8.2. Nội dung phân cấp Ngân sách 10
II NHẬN THỨC CHUNG VỀ NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN 10
1. Sự tồn tại khách quan của Ngân sách huyện 10
2. Vai trò Ngân sách huyện 11
3. Nhiệm vụ Ngân sách huyện 13
3.1. Về thu Ngân sách 13
3.1.1 Các nguồn thu Ngân sách địa phương hưởng 100% 13
3.1.2 Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % 14
3.1.3 Thu bổ sung cân đối Ngân sách 14
3.2 Về chi Ngân sách 14
3.2.1 Chi đầu tư phát triển 15
3.2.2 Chi thường xuyên 15
3.3.3 Chi bổ sung cho Ngân sách cấp dưới 17
4. Nội dung quản lý Ngân sách huyên. 17
4.1 Lập dự toán Ngân sách huyện 17
4.1.1 Yêu cầu của việc lập dự toán 17
4.1.2 Căn cứ lập dự toán Ngân sách huyện 18
4.1.3 Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của phòng Tài chính - Kế hoạch huyện trong quá trình lập dự toán Ngân sách 20
4.1.4 Phân bổ, giao dự toán Ngân sách huyện 21
4.1.5 Điều chỉnh dự toán Ngân sách 22
4.2 Chấp hành Ngân sách huyện 22
4.3 Kế toán và Quyết toán Ngân sách 26
4.3.1 Tổ chức bộ máy Kế toán Ngân sách 27
4.3.2 Khoá sổ kế toán Ngân sách 27
4.3.3 Quyết toán Ngân sách 28
5. Sự cần thiết phải tăng cường Ngân sách Huyện Trong điều kiện hiện nay 29
5.1 Xuất phát từ điều kiện kinh tế nước ta 29
5.2 Xuất phát từ thực trạng quản lý Ngân sách huyện trong thời gian qua 29
III THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH HUYỆN THAN UYÊN TRONG NHỮNG NĂM QUA (2003 - 2006) 30
1. Tổng quan về đặc điểm, tự nhiên, kinh tế - xã hội và tổ chức bộ máy quản lý Ngân sách huyện Than Uyên 30
1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội huyện Than Uyên 31
1.1.1 Sản xuất nông, lâm nghiệp 33
1.1.2 Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 34
1.1.3 Giao thông, xây dung cơ sở hạ tầng 34
1.1.4 Công tác tài chính, tín dụng, thương mai, dịch vụ 35
1.1.5 Công tác Giáo dục - Đào tạo 36
1.1.6 Công tác dân số, gia đình, trẻ em 36
1.1.7 Hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao và chính sách xã hội 37
1.2 Khái quát tổ chức bộ máy phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Than Uyên 37
2. Thực trạng công tác quản lý Ngân sách huyện Than Uyện trong thời gian qua (2003-2006) 41
2.1 Về công tác thu ngân sách trên địa bàn 42
2.2 Về công tác chi ngân sách trên địa bàn 43
2.3 Một số đánh giá chung về công tác quản lý Ngân sách huyện Than Uyên trong những năm qua (2003-2006) 43
2.3.1 Trong công tác lập dự toán ngân sách 43
2.3.2 Chấp hành dự toán Ngân sách huyện 45
2.3.3 Kế toán, quyết toán Ngân sách Nhà nước 53
CHƯƠNG II MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC HUYỆN THAN UYÊN THEO LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC. 55
I MỘT SỐ GIẢI PHÁP. 55
1 Thu hút đầu tư phát triển kinh tế địa phương 55
2 Các giải pháp về chuyên môn nghiệp vụ 55
2.1 Khâu xây dung, lập dự toán Ngân sách phải chính xác, sát thực tế 55
2.2 Tăng cường công tác quản lý điều hành Ngân sách Nhà nước theo đúng luật Ngân sách Nhà nước 56
2.3 Tăng cường đôn đốc, rà soát các nguồn thu, thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động chi tiêu tại các đơn vị 59
2.4 Tăng cường đầu tư phát triển, cải tạo, nuôi dưỡng nguồn thu 63
3. Giải pháp về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp chính quyền 64
4. Tăng cường công tác tập huấn, đào tạo bồi dưỡng cán bộ 64
5. Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý Ngân sách 65
II. KIẾN NGHỊ: 66
KẾT LUẬN 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-30431/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

t phải được củng cố, tăng cường, góp phần làm lành mạnh nền tài chính quốc gia, tăng cường nội lực bằng tài chính, nâng cao hiệu quả chi của Nhà nước để đẩy mạnh và thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại đất nước, làm cho quỹ tài chính công được quản lý chặt chẽ, thống nhất, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Tăng cường công tác quản lý thu, chi ngân sách huyện còn là vấn đề phát huy được vai trò của chính quyền cấp huyện trong việc nâng cao hiệu quả của những nguồn thu đáp ứng cho các khoản chi, mỗi đồng chi đều tiết kiệm nhưng có hiệu quả, đảm bảo đúng chính sách, chế độ, định mức.
5.2 Xuất phát từ thực trạng quản lý ngân sách huyện thời gian qua.
Cùng với sự phát triển chung của đất nước, công tác quản lý thu, chi ngân sách Nhà nước nói chung và thu, chi ngân sách huyện nói riêng đã có những đóng góp tích cực, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, chống thất thoát lãng phí, đảm bảo cho chính quyền cấp huyện thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình.
Trong công tác lập, chấp hành và quyết toán ngân sách huyện đã thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước. Tuy nhiên vẫn còn một số đơn vị do điều kiện khó khăn, trình độ hạn chế, công tác quản lý còn bị buông lỏng... nên việc lập, chấp hành và quyết toán ngân sách huyện chưa được chú ý đúng mức, từ đó dẫn đến hiệu quả sử dụng Ngân sách Nhà nước chưa đạt hiệu quả cao.
Công tác quản lý thu, chi ngân sách huyện còn bộc lộ những hạn chế và yếu kém nhất định. Hạn chế cơ bản là có quá nhiều sự lãng phí trong việc sử dụng ngân sách nhà nước, công tác quản lý chi ngân sách chưa được chặt chẽ, tinh thần trách nhiệm chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế phải kể đó là chính quyền cấp huyện và các cơ quan ở địa phương chưa thực sự quan tâm đúng mức đến việc tổ chức thu và bố trí chi hợp lý; chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm” chưa được phát huy mạnh mẽ và sâu rộng trong quần chúng nhân dân.
Trước yêu cầu đòi hỏi trong đổi mới cơ chế quản lý kinh tế và đứng trước thực trạng công tác quản lý thu, chi ngân sách huyện, cần thiết phải có những biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thu, chi ngân sách huyện, góp phần hoàn chỉnh cơ chế quản lý ngân sách huyện, đảm bảo cho ngân sách huyện có thể chủ động đáp ứng được yêu cầu thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của chính quyền cấp huyện.
III. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH HUYỆN THAN UYÊN TRONG NHỮNG NĂM QUA (2003-2006).
1. Tổng quan về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và tổ chức bộ máy quản lý ngân sách huyện Than Uyên. (1)
1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện Than Uyên.
Than Uyên, là một huyện nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Lai Châu, huyện cách trung tâm tỉnh lỵ trên 95 km. Phía đông Đông Bắc giáp huyện Sa Pa và huyện Văn Bàn của tỉnh Lào Cai, phía Đông Nam giáp với huyện Quỳnh Nhai của tỉnh Sơn La, phía Đông giáp với huyện Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái; phía Tây Bắc giáp huyện Tam Đường và Sìn Hồ tỉnh Lai Châu.
Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện 169.095,731 ha, trong đó: đất nông nghiệp chiếm 22,33%; đất lâm nghiệp chiếm 18,7%; đất bố trí dân cư chiếm: 0,95%; đất khác chưa sử dụng chiếm 58,02% diện tích (phần lớn là đất đồi núi đá, sông, suối...). Than Uyên có hai tuyến Giao thông trọng yếu là hai quốc lộ chạy qua, quốc lộ 32 và quốc lộ 279; quốc lộ 32 được nối liền từ huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai chạy qua xã Bình Lư huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu và qua địa phận các xã của huyện Than Uyên 75 km là (xã Mường Khoa, trị trấn Nông Trường, xã Thân Thuộc, xã Pắc Ta, Mường Than, thị trấn huyện Than Uyên, xã Nà Cang, xã Mường Kim) sang huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái. Quốc lộ 279 được nối liền từ huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai chạy qua địa phận của huyện Than Uyên là các xã; (xã Mường Than, thị Than Uyên, xã Nà Cang, Tà Hừa) dài trên 40 km sang huyện Quỳnh Nhai tỉnh Sơn La. Than Uyên có hệ thống sông suối dày đặc bắt nguồn từ những cánh rừng già nguyên sinh. Đặc biệt có con sông Nậm Mu được nối liền từ huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu chảy qua các địa phận của huyện Than Uyên gồm các xã: xã Mường Khoa, xã Nậm Cần, xã Tà Mít, xã Pha Mu, xã Tà Hừa, xã Nà Cang, xã Mường Kim, xã Ta Gia, xã Khoen On, chiều dài gần 200 km xuyên sang huyện Mường La tỉnh Sơn La, Với hệ thống sông suối như vậy Than Uyên có một tiềm năng phát triển kinh tế về thuỷ điện nhỏ và nuôi trồng thuỷ sản là rất lớn. Về tài nguyên, khoáng sản huyện Than Uyên còn có mỏ Than nằm ở địa phận tiếp giáp giữa xã Mường Than và xã Mường Mít. Qua thăm dò ban đầu cho thấy đây là mỏ than có trữ lượng tương đối lớn, hiện nay tỉnh và huyện đang mở đường vào để tổ chức khai thác. Huyện Than Uyên có tổng số dân là 94.750 người gồm 10 dân tộc anh em cùng chung sống là; Dân tộc Kinh, dân tộc Thái, dân tộc Mông, dân tộc Dao, dân tộc Lự, dân tộc Giáy, dân tộc Khơ Mú, dân tộc Cao Lan, dân tộc Mường. Trong đó dân tộc Thái chiếm đa số tới 70%. Bố trí ở 15 xã và 2 thị trấn là xã Mường Khoa, xã Nậm Cần, xã Tà Mít, xã Pha Mu, xã Tà Hừa, xã Nà Cang, xã Mường Kim, xã Ta Gia, xã Khoen On, thị trấn Than Uyên, thị trấn Nông Trường, xã Nậm Cần, xã Nậm Sỏ, xã Hố Mít, xã Pắc Ta, xã Mường Mít, xã Mường Than, với sự đa dạng về dân tộc do vậy sự đa dạng về bản sắc văn hoá dân tộc của huyện Than Uyên cũng là một tiềm năng để phát triển về du lịch văn hoá.
Với điều kiện tự nhiên và xã hội như đã đề cập, thực hiện Nghị quyết số: 22/2003/QH11 của Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 4 từ ngày 21/10 đến ngày 26/11/2003, về việc chia tách và điều chỉnh địa giới hành chính tách huyện Than Uyên từ tỉnh Lào Cai về tỉnh Lai Châu quản lý. Huyện Than Uyên được chính thức bàn giao về Lai Châu từ ngày 11/01/2004, huyện được tỉnh Lai Châu đánh giá là huyện có nhiều tiềm năng và thế phát triển nhất trong toàn tỉnh. Tuy nhiên, sau khi được tỉnh Lai Châu quản lý cũng còn gặp không ít những khó khăn nhất định, đặc biệt là do cơ chế chính sách có nhiều điểm chưa đồng nhất, công tác tổ chức cán bộ trong hệ thống chính trị phải thực hiện điều chuyển, luân chuyển, gây ảnh hưởng không ít tới tư tưởng, tâm lý của đội ngũ cán bộ trong toàn huyện. Song với sự quyết tâm của toàn Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Than Uyên đã vượt qua mọi khó khăn, thách thức để tiếp cận và bắt nhịp nhanh các cơ chế, chính sách của tỉnh Lai Châu. Huyện Than Uyên cũng như các địa phương khác trên cả nước nói chung, và tỉnh Lai Châu nói riêng, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đã đầu tư các Chương trình, dự án cho đồng bào các dân tộc đặc biệt khó khăn sớm thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu như: Chương trình 135, Chương trình WB, chương trình 159, chương trình 186, chương trình 134, dự án 5 triệu ha rừng (661), các chương trình mục tiêu quốc gia. Thực hiện Nghị quyết số 05 của Tỉnh uỷ Lai Châu, đã tạo đà thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển qua 5 năm. Thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ huyện kh...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status