Tiểu luận Tìm hiểu và đầu tư thực tế trên thị trường chứng khoán Việt Nam - pdf 12

Download Tiểu luận Tìm hiểu và đầu tư thực tế trên thị trường chứng khoán Việt Nam miễn phí



MỤC LỤC
 
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
1.1. Khái niệm thị trường chứng khoán.
1.2. một số thuật ngữ cơ bản trong thị trường chứng khoán.
1.2.1. cách giao dịch.
1.2.2. nguyên tắc khớp lệnh giao dịch.
1.2.3. đơn vị giao dịch và đơn vị yết giá
1.2.4. biên độ giao động giá
1.2.5. lệnh giao dịch
1.2.6. biên lợi nhuận và lãi cơ bản trên cổ phiếu
1.2.7. điều chỉnh hồi tố
1.2.8. mức hỗ trợ và mức kháng cự
1.3. tình hình biến động thị trường chứng khoán tại TP.HCM và Hà Nội
CHƯƠNG 2: ĐẦU TƯ THỰC TẾ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
2.1. Mở tài khoản giao dịch chứng khoán
2.2. Lưu ký chứng khoán
2.3. Chuyển nhượng quyền mua chứng khoán phát hành thêm.
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN
 
 
 
 
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-31172/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

cách giao dịch được hệ thống giao dịch thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán của khách hàng tại một thời điểm xác định. Nguyên tắc xác định giá thực hiện trong cách khớp lệnh định kỳ như sau:
+ Là mức giá thực hiện đạt được khối lượng giao dịch lớn nhất;
+ Nếu có nhiều mức giá thỏa mãn điều kiện nêu trên thì mức giá trùng hay gần với giá thực hiện của lần khớp lệnh gần nhất sẽ được chọn;
cách khớp lệnh định kỳ được sử dụng để xác định giá mở cửa và giá đóng cửa của chứng khoán trong phiên giao dịch.
- Khớp lệnh liên tục: Là cách giao dịch được hệ thống giao dịch thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch.
Nguyên tắc xác định giá thực hiện trong cách khớp lệnh liên tục là mức giá của các lệnh giới hạn đối ứng đang nằm chờ trên sổ lệnh.
b) cách thoả thuận
Là cách giao dịch trong đó các thành viên tự thoả thuận với nhau về các điều kiện giao dịch và được thay mặt giao dịch của thành viên nhập thông tin vào hệ thống giao dịch để ghi nhận.
1.2.2. Nguyên tắc khớp lệnh giao dịch
Hệ thống giao dịch thực hiện so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán theo nguyên tắc ưu tiên về giá và thời gian như sau:
a) Ưu tiên về giá
- Lệnh mua có mức giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước;
- Lệnh bán có mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước;
b) Ưu tiên về thời gian
Trường hợp các lệnh mua hay lệnh bán có cùng mức giá thì lệnh nhập vào hệ thống giao dịch trước sẽ được ưu tiên thực hiện trước.
1.2.3. Đơn vị giao dịch và đơn vị yết giá
a) Đơn vị giao dịch được quy định như sau
SGDCK TP.HCM quy định đơn vị giao dịch tối thiểu là 10 đơn vị và bước khối lượng là 10 đơn vị.
b) Đơn vị yết giá được quy định như sau
Giao dịch theo cách khớp lệnh:
Mức giá
Đơn vị yết giá
≤ 49.900
100 đồng
50.000 - 99.500
500 đồng
≥ 100.000
1.000 đồng
1.2.4. Biên độ dao động giá
a) Biên độ dao động giá đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư được xác định như sau
Biên độ dao động đang áp dụng tại HOSE là 5%
Giá trần: là mức giá cao nhất mà một loại chứng khoán có thể được thực hiện trong phiên giao dịch.
Giá trần= Giá tham chiếu + (Giá tham chiếu x Biên độ dao động giá)
Giá sàn: là mức giá thấp nhất mà một loại chứng khoán có thể được thực hiện trong phiên giao dịch.
Giá sàn= Giá tham chiếu – (Giá tham chiếu x Biên độ dao động giá)
Giá tham chiếu
- Giá tham chiếu của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư đang giao dịch là giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất trước đó.
- Trường hợp cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư mới được niêm yết, trong ngày giao dịch đầu tiên, giá tham chiếu được xác định như sau:
+ Tổ chức niêm yết và tổ chức tư vấn niêm yết (nếu có) phải đưa ra mức giá giao dịch dự kiến để làm giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên.
+ Biên độ dao động giá trong ngày giao dịch đầu tiên là +/-20% so với giá giao dịch dự kiến.
+ Giá đóng cửa trong ngày giao dịch đầu tiên sẽ là giá tham chiếu cho ngày giao dịch kế tiếp.
- Trường hợp giao dịch chứng khoán không được hưởng cổ tức và các quyền kèm theo, giá tham chiếu tại ngày không hưởng quyền được xác định theo nguyên tắc lấy giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất điều chỉnh theo giá trị cổ tức được nhận hay giá trị các quyền kèm theo.
- Trường hợp tách hay gộp cổ phiếu, giá tham chiếu tại ngày giao dịch trở lại được xác định theo nguyên tắc lấy giá đóng cửa của ngày giao dịch trước ngày tách, gộp điều chỉnh theo tỷ lệ tách, gộp cổ phiếu.
b) Biên độ dao động giá quy định ở trên không áp dụng đối với chứng khoán trong một số trường hợp sau
- Ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư mới niêm yết;
- Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư được giao dịch trở lại sau khi bị tạm ngừng giao dịch trên 30 ngày;
- Các trường hợp khác theo quyết định của SGDCK TP.HCM.
1.2.5. Lệnh giao dịch
a) Lệnh giới hạn
- Là lệnh mua hay lệnh bán chứng khoán tại một mức giá xác định hay tốt hơn.
- Lệnh giới hạn có hiệu lực kể từ khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch cho đến lúc kết thúc ngày giao dịch hay cho đến khi lệnh bị hủy bỏ.
b) Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá mở cửa (viết tắt là ATO)
- Là lệnh đặt mua hay đặt bán chứng khoán tại mức giá mở cửa.
- Lệnh ATO được ưu tiên trước lệnh giới hạn trong khi so khớp lệnh.
c) Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá đóng cửa (viết tắt là ATC)
- Là lệnh đặt mua hay đặt bán chứng khoán tại mức giá đóng cửa.
- Lệnh ATC được ưu tiên trước lệnh giới hạn trong khi so khớp lệnh.
1.2.6. Nội dung của lệnh giao dịch
a) Lệnh giới hạn nhập vào hệ thống giao dịch bao gồm các nội dung sau
- Lệnh mua, lệnh bán;
- Mã chứng khoán;
- Số lượng;
- Giá.
b) Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá mở cửa của chứng khoán
Nhập vào hệ thống giao dịch có nội dung như lệnh giới hạn, nhưng không ghi mức giá mà ghi là ATO.
c) Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá đóng cửa của chứng khoán
Nhập vào hệ thống giao dịch có nội dung như lệnh giới hạn, nhưng không ghi mức giá mà ghi là ATC.
1.2.7. Biên lợi nhuận và lãi cơ bản trên cổ phiếu
Biên lợi nhuận: là tỷ lệ được tính toán bằng cách lấy lợi nhuận chia cho doanh thu. Chỉ số này cho biết mỗi đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập. Biên lợi nhuận là một công cụ đơn giản, trực quan và rất hiệu quả, bởi lẽ nó so sánh lợi nhuận (kết quả cuối cùng) với doanh thu (yếu tố đầu tiên hình thành nên lợi nhuận), cả hai lại tương xứng với nhau về thời gian. Biên lợi nhuận được biểu hiện bằng con số phần trăm(%), ví dụ nếu biên lợi nhuận là 15%, tức là một công ty sẽ tạo ra được 0,15 đồng thu nhập trên mỗi đồng doanh thu bán hàng.
Có hai loại biên lợi nhuận:
- Loại thứ nhất được gọi là biên lợi nhuận sau thuế, bằng tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận sau thuế so với doanh thu.
- Loại thứ hai là biên lợi nhuận trước thuế, là tỷ lệ lợi nhuận trước thuế so với doanh thu.
Những nhà phân tích và đầu tư thường nghiên cứu cả hai chỉ số này. Một số người thích sử dụng chỉ số trước thuế hơn, vì chúng thể hiện khả năng sinh lời thực tế hơn mà không gặp phải rắc rối vì các loại thuế.
Ý nghĩa lớn nhất của việc tìm hiểu biên lợi nhuận chính là ở chỗ "biên" (margin). Biên sẽ đóng vai trò một vùng đệm giữa doanh thu và chi phí. Về lý thuyết, những doanh nghiệp có biên lợi nhuận cao có thể tồn tại vững vàng trong bối cảnh chi phí leo thang. Ngược lại, những doanh nghiệp có biên lợi nhuận thấp chỉ có thể tăng lợi nhuận bằng cách đẩy mạnh doanh thu. Khi gặp đợt gia tăng chi phí, những doanh nghiệp này sẽ rất khó khăn. Như vậy, việc theo dõi biên lợi nhuận theo thời gian không chỉ giúp nhà quản lý chủ động ứng phó với cơ hội và nguy cơ từ thị trường, mà còn giúp nhà đầu tư...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status