Đánh giá thực trạng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần ôtô Hà nội bằng mô hình delta tích hợp với bản đồ chiến lược và đề xuất chiến lược kinh doanh gia - pdf 12

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Mục lục 4
Danh mục các chữviết tắt, hình, bảng biểu, phụlục 5
Lời Thank 6
Tóm tắt nghiên cứu 7
Chương 1: Mục đích nghiên cứu 9
Chương 2: Tổng quan lý thuyết 12
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu 19
Chương 4: Phân tích chiến lược tổchức hiện thời 20
Chương 5: Đánh giá các chiên lược hiện tại của công ty 31
Chương 6: Đềxuất 33
Chương 7: Kết luận 40
Danh mục tài liệu tham khảo 41
Phụlục 42

đầu đó là mô hình cổ điển. Mô hình cổ điển có những hạn chế là không cho biết sự
khác biệt ở đâu, làm thế nào để tạo được sự khác biệt, làm sao để sự khác biệt phù
hợp với yêu cầu của thị trường và làm thế nào để sự khác biệt phát huy được nội lực
của doanh nghiệp. Sự ra đời của mô hình Delta kết hợp với bản đồ chiến lược đã
giúp giải quyết vấn đề khó khăn của mô hình cổ điển.
Mô hình Delta:
Mô hình Delta là một cách tiếp cận dựa trên khách hàng để quản lý chiến lược so
sánh với tập trung vào đặc tính của sản phẩm, mô hình này dựa trên kinh tế học
khách hàng. Mô hình khách hàng là trung tâm này được phát triển bởi Dean Wilde
và Arnolda Hax, trọng tâm của mô hình Delta là sự cạnh tranh dựa trên gắn kết các
giá trị hơn là các chiến lược cạnh tranh trực diện. Mô hình này được xây dựng và
phát triển trong thời đại Internet và giải thích tầm quan trọng của việc tạo dựng và
duy trì các giá trị.
Doãn Ngọc Hải – MBA - EV9 Trang 16
Hình 3: Arnoldo C. Hax and Dean L. Wilde II 2003, The Delta Model: a New Framework of
Strategy
Doãn Ngọc Hải – MBA - EV9 Trang 17
4 quan điểm khác nhau
Tài chính, Khách hàng, Quá trình nội bộ, Học hỏi & Tăng trưởng
Mô hình Delta
Sơ đồ chiến lược
Các thành phần cố định
vào hệ thống
Sản phẩm tốt nhấtCác giải pháp khách
hàng toàn diện
Sứ mệnh kinh doanh
Xác định vị trí cạnh tranh Cơ cấu ngành
Công việc kinh doanh
Lịch chiến lược
Đổi mới, cải tiến Hiệu quả hoạt động
Xác định khách hàng mục tiêu
Lịch trình chiến lược cho quá trình thích ứng
Ma trận kết hợp và ma trận hình cột
Thử nghiệm và Phản hồi
Bản đồ chiến lược:
Một doanh nghiệp với chiến lược tổng thể thường có các yếu tố như sứ mệnh, giá trị
cốt lõi, tầm nhìn. Chiến lược thường được văn bản hóa, để trong đầu của người lãnh
đạo doanh nghiệp hay chỉ viết ra các ý chính của chiến lược đó. Để chia sẻ với tất cả
mọi người trong doanh nghiệp được dễ dàng, thì có một cách là vẽ trực quan nhất,
dễ hiểu nhất đó là bản đồ chiến lược. Trong quá trình Kaplan & Norton xây dựng
nhiều phiên bản, thì thấy rằng bản đồ chiến lược càng quan trọng hơn, vì nó rất trực
quan để diễn đạt chiến lược của doanh nghiệp.
Từ thẻ điểm cân bằng, giúp doanh nghiệp xác định các mục tiêu, các biện pháp và
cuối cùng đi tới từng cá nhân tham gia vào doanh nghiệp, người ta xác định được
những mục tiêu cá nhân.
Bản đồ chiến lược giúp chúng ta hiểu rõ về quá trình thực thi và triển khai chiến
lược trong một tổ chức. Mô hình này là bước cải tiến từ mô hình bảng đánh giá với
bốn điểm cân bằng. Mô hình này giải thích quá trình triển khai chiến lược của công
ty theo các hướng sau: định hướng tài chính, định hướng khách hàng, định hướng
quy trình bên trong và định hướng học hỏi và tăng trưởng.
Sự kết hợp mô hình Delta và bản đồ chiến lược:
Sự kết hợp giữa mô hình Delta và Bản đồ chiến lược cho chúng ta một công cụ
đánh giá toàn diện chiến lược của một công ty bao gồm yếu tố bên ngoài cũng như
nội lực bên trong của công ty từ đó cho biết bức tranh tổng thể của công ty về chiến
lược, giúp đánh giá sự gắn kết giữa sứ mệnh và quá trình thực thi chiến lược của
doanh nghiệp, tính hiệu quả quả chiến lược trong mối quan hệ với môi trường bên
trong và bên ngoài doanh nghiệp. Các công cụ hỗ trợ hoạch định chiến lược
Bên cạnh mô hình hoạch định chiến lược, các nhà nghiên cứu cũng đưa ra nhiều
công cụ hỗ trợ hoạch định chiến lược, giúp cho các nhà hoạch định chiến lược có đủ
thông tin. Đối với phân tích môi trường bên ngoài có công cụ Phân tích môi trường
vĩ mô PEST, công cụ này cho phép nghiên cứu các tác động của các yếu tố trong
môi trường vĩ mô. Các yếu tố đó là:
• Political (Thể chế- Luật pháp)
• Economics (Kinh tế)
• Sociocultrural (Văn hóa- Xã Hội)
• Technological (Công nghệ)
Đây là bốn yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành kinh tế, các yếu tố này là
các yếu tố bên ngoài của của doanh nghiệp và ngành, và ngành phải chịu các tác
động của nó đem lại như một yếu tố khách quan. Các doanh nghiệp dựa trên các tác
động sẽ đưa ra những chính sách, hoạt động kinh doanh phù hợp.
Đối với phân tích các yếu tố của ngành, có mô hình 5 thế lực cạnh tranh của
Michael Porter, mô hình này nghiên cứu các yếu tố bên ngoài môi trường vĩ mô: Áp
lực cạnh tranh của nhà cung cấp, Áp lực cạnh tranh từ khách hàng, Áp lực cạnh
tranh từ đối thủ tiềm ẩn, Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế, Áp lực cạnh tranh
nội bộ ngành.
Đối với phân tích tổng hợp các điểm mạnh điểm yếu, có hội và nguy cơ có Mô
hình phân tích SWOT, đây là một công cụ cho phép nắm bắt và ra quyết định trong
mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào. Viết tắt của 4 chữ Strengths
(điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ),
SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định
hướng của một công ty hay của một đề án kinh doanh. SWOT thường được kết hợp
với PEST phân tích thị trường và đánh giá tiềm năng thông qua yếu tố bên ngoài
trên các phương diện chính trị, kinh tế, xã hội và công nghệ.
5. Một số lưu ý khi ứng dụng mô hình Delta và Bản đồ chiến lược để phân
tích chiến lược ngành dịch vụ y tế.
Khi sử dụng mô hình Delta và Bản đồ chiến lược phân tích chiến lược của
các công ty trong ngành kinh doanh ô tô, cần lưu ý phân tích môi trường vĩ mô vì
đây là lĩnh vực mà các văn bản dưới luật, các văn bản quy định chưa hoàn thiện,
môi trường kinh doanh vĩ mô bị tác động bởi các quy định và chính sách của Nhà
nước và những cam kết hội nhập quốc tế do việc Việt Nam đã gia nhập tổ chức
thương mại thế giới WTO.
Doãn Ngọc Hải – MBA - EV9 Trang 18
Chương 3 : Phương pháp nghiên cứu
Trong phần này sẽ trình bày các phương pháp sẽ được sử dụng để có được kết quả
mong muốn:
1. Sơ đồ nghiên cứu: Nghiên cứu sẽ được thực hiện theo các bước sau:
Nghiên cứu lý
thuyết quản trị
chiến lược, ứng
dụng quản trị chiến
lược trong ngành
sản xuất, kinh
Khảo sát thực trạng
chiến lược của
CTCP ô tô Hà Nội
theo mô hình Delta
và Bản đồ chiến
lược
Đánh giá chiến
lược hiện tại và đề
xuất chiến lược
mới giai đoạn
2011-2015
Xây dựng kế hoạch
và lịch trình thực
hiện chiến lược đến
năm 2015
2. Phương pháp thu thập dữ liệu:
2.1. Dữ liệu thứ cấp
Các dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua phương pháp thống kê và phân tích dữ
liệu hàng năm của công ty. Các dữ liệu này được thu thập từ các phòng chức năng
của công ty: Phòng kinh doanh, phòng tài chính ..., bao gồm:
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2008-2010
- Bản báo cáo tài chính (2008-2010)
- Báo cáo tổng kết các năm
2.2. Dữ liệu sơ cấp
Do thời gian có hạn, nên dữliệu sơ cấp chỉ tập trung vào phòng vấn trực ti


vykT2xOr6G8L7t5
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status