Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần gốm sứ và xây dựng COSEVCO đến năm 2010 - pdf 12

Download Đề tài Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần gốm sứ và xây dựng COSEVCO đến năm 2010 miễn phí



Hiện nay sản lượng của các công ty gạch men trong toàn quốc là 100 triệu m2/ năm trong khi nhu cầu chỉ khoảng 42 đến 45 triệu m2/ năm, cung vượt cao so với cầu, thêm vào đó thì giá cả các nguyên nhiên liệu đầu vào tăng, tỷ giá hối đoái tăng, giá bán hạ làm cho sự cạnh tranh càng khốc liệt. Để tồn tại và phát triển nhiều công ty đã chú tâm đến chiến lược chất lương sản phẩm, chiến lược Marketing, chiến lược nhân sự. và nhiều công ty đã thành công như gạch Đồng Tâm, nhà máy gạch Thạch Bàn, công ty sứ Thanh Trì.
Trong Tổng Công ty Xây dựng Miền Trung cũng có nhiều đơn vị thành viên hoạt động trong cùng lĩnh vực với Công ty COSEVCO. Đó là Công ty COSEVCO 7 tại Huế, Công ty Gạch Granite Trung Đô ở Nghệ An, Công ty sứ Long Hầu ở Thái Bình và mỗi công ty có một chiến lược kinh doanh riêng, một dòng sản phẩm đặc trưng, một phân khu thị trường riêng, một thành quả riêng. Nhưng các công ty này cùng với Công ty Cổ phần Xây dựng và Gốm sứ COSEVCO có chung một đặc điểm là đều sản xuất các loại gạch ốp lát Ceramic. Chính vì vậy, Công ty Cổ phần Xây dựng và Gốm sứ COSEVCO cần xây dựng chiến lược kinh doanh riêng, mang đậm dấu ấn của mình. Chiến lược kinh doanh đó phải được xây dựng trên cơ sở lý luận Marketing về xây dựng chiến lược kinh doanh kết hợp với các cơ sở thực tiễn.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-31084/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

guy cơ bên ngoài đem lại.
Kết hợp W + T : Ghi kết quả chiến lược WT vào ô thích hợp. Kết hợp này nhằm khắc phục những điểm yếu làm giảm nguy cơ bên ngoài.
Sơ đồ 5 : MA TRẬN SWOT
Các yếu tố bên ngoài
Các yếu tố bên trong
Các cơ hội (O)
Các nguy cơ (T)
O1, O2, O3 ...
T1, T2, T3 ...
Những điểm mạnh (S)
S1
S2
S3

Các chiến lược SO :
SO: Sử dụng những
điểm mạnh để tận dụng
cơ hội
Các chiến lược ST:
ST: Sử dụng những
điểm mạnh để tránh
những nguy cơ
Những điểm yếu
(W)
W1
W2
W3

Các chiến lược WO:
WO : Vượt qua những điểm yếu bằng cách tận dụng các cơ hội
Các chiến lược WT :
WT: Tối thiểu hoá những điểm yếu và tránh khỏi những nguy cơ
1.3.3- Ma trận các chiến lược chính
Sơ đồ 6: MA TRẬN CÁC CHIẾN LƯỢC CHÍNH
Mức tăng trưởng thị trường cao
Mức tăng trưởng thị trường thấp
Vị
thế cạnh tranh yếu
Vị
thế cạnh tranh mạnh
1.Tăng trưởng tập trung.
2.Đa dạng hóa đồng tâm.
3. Đa dạng hóa hàng ngang.
4. Rút bớt vốn.
5. Thanh lý.
1. Tăng trưởng tập trung.
2. Hội nhập (thuận, ngược chiều).
3. Đa dạng hóa đồng tâm.
4. Đa dạng hóa hàng ngang.
1.Cắt giảm chi phí.
2.Đa dạng hóa.
3. Thu hoạch.
4. thanh lý.
1. Đa dạng hóa đồng tâm.
2. Đa dạng hóa hàng ngang.
3. Đa dạng hóa kết hợp.
4. Liên doanh hay chuyển sang lĩnh vực mới
Ma trận các chiến lược chính dựa trên hai yếu tố cơ bản là vị trí cạnh tranh của các doanh nghiệp (hay các SBU) và mức tăng trưởng thị phần để hình thành. Các chiến lược chung phù hợp cho doanh nghiệp được liệt kê theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới trong các vùng ma trận.
II- CƠ SỞ THỰC TIẾN
Hiện nay sản lượng của các công ty gạch men trong toàn quốc là 100 triệu m2/ năm trong khi nhu cầu chỉ khoảng 42 đến 45 triệu m2/ năm, cung vượt cao so với cầu, thêm vào đó thì giá cả các nguyên nhiên liệu đầu vào tăng, tỷ giá hối đoái tăng, giá bán hạ làm cho sự cạnh tranh càng khốc liệt. Để tồn tại và phát triển nhiều công ty đã chú tâm đến chiến lược chất lương sản phẩm, chiến lược Marketing, chiến lược nhân sự... và nhiều công ty đã thành công như gạch Đồng Tâm, nhà máy gạch Thạch Bàn, công ty sứ Thanh Trì.
Trong Tổng Công ty Xây dựng Miền Trung cũng có nhiều đơn vị thành viên hoạt động trong cùng lĩnh vực với Công ty COSEVCO. Đó là Công ty COSEVCO 7 tại Huế, Công ty Gạch Granite Trung Đô ở Nghệ An, Công ty sứ Long Hầu ở Thái Bình… và mỗi công ty có một chiến lược kinh doanh riêng, một dòng sản phẩm đặc trưng, một phân khu thị trường riêng, một thành quả riêng. Nhưng các công ty này cùng với Công ty Cổ phần Xây dựng và Gốm sứ COSEVCO có chung một đặc điểm là đều sản xuất các loại gạch ốp lát Ceramic. Chính vì vậy, Công ty Cổ phần Xây dựng và Gốm sứ COSEVCO cần xây dựng chiến lược kinh doanh riêng, mang đậm dấu ấn của mình. Chiến lược kinh doanh đó phải được xây dựng trên cơ sở lý luận Marketing về xây dựng chiến lược kinh doanh kết hợp với các cơ sở thực tiễn.
Cơ sở thực tiễn trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Gốm sứ và Xây dựng COSEVCO bao gồm các yếu tố về khách quan như thị trường, các đối thủ cạnh tranh, các chính sách của Nhà nước… và các yếu tố chủ quan của chính Công ty.
Trong các yếu tố khách quan kể trên thì yếu tố nào hiện nay cũng đang tạo ra các bất lợi cho Công ty Cổ phần Gốm sứ và Xây dựng COSEVCO trong công tác kinh doanh nói chung và công tác hoạch định chiến lược kinh doanh nói riêng.
Như trên đã nói, hiện nay, trong ngành sản xuất sản phẩm gạch ốp lát Ceramic đang có sự bất cân đối giữa năng lực sản xuất và nhu cầu của thì trường, tức là cung đã vượt quá cầu với tỷ lệ rất cao: 100 triệu m2/năm so với 42-45 triệu m2/năm (cung lớn hơn gấp 2 lần so với cầu). Đây chính là nguyên nhân chủ yếu làm giảm sức mạnh của Công ty.
Cũng chính vì sự mất cân bằng cung cầu nói trên mà Nhà nước ta hiện nay không còn có bất kỳ sự ưu đãi, khuyến khích nào cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này nữa. Hơn nữa, các công ty kinh doanh cùng loại sản phẩm này cúng có số lượng rất lớn và cũng đang ra sức xây dựng các chiến lược kinh doanh riêng để tồn tại , cạnh tranh và phát triển.
Trong bối cảnh chung như vậy, để tồn tại và phát triển, không còn cách nào khác là Công ty Cổ phần Gốm sứ và Xây dựng COSEVCO buộc phải dựa trên các yếu tố trên, kết hợp với các sức mạnh của riêng mình để xây dựng một chiến lược kinh doanh đúng đắn.
Việc đầu tiên là phải xác định được hướng phát triển đúng đắn nhất, lựa chọn con đường ngắn nhất, tận dụng tối đa các nguồn lực, nắm bắt kịp thời và tận dụng các cơ hội, hạn chế thấp nhất các bất lợi và rủi ro để đi đến thành công. Đó chính là công tác hoạch định chiến lược kinh doanh.
Xu thế của người tiêu dùng hiện nay luôn hướng về tự nhiên như đá Granit tự nhiên, gỗ, tre, hơn nữa hiện nay khi khoa học ngày càng phát triển càng có nhiều vật liệu mới ra đời có chức năng ưu việt hẳn so với vật liệu hiện tại vì thế thị trường gạch Ceramic ngày hẹp. Đá Granit tự nhiên, gỗ, tre tuy có chất lượng cao, bền, đẹp nhưng già bán cao hơn gạch Ceramic vì thế khi các loại trên có chỗ đứng vững chắc trên thị trường thì gạch Ceramic chủ yếu phục vụ những người tiêu dùng có thu nhập thấp và trung bình.
Nguồn vốn Công ty sử dụng để sản xuất chủ yếu vay ngân hàng với lãi suất cao đã đẩy chi phí lên cao, thêm vào đó Nhà nước không có bất kì một chính sách ưu đãi nào làm cho Công ty bất lợi trong cạnh tranh. Để tồn tại và phát triển Công ty cần xây dựng một chiến lược kinh doanh rõ ràng dựa trên việc phân tích môi trường vĩ mô, môi trường tác nghiệp và hoàn cảnh nội bộ và áp dụng ma trận SWOT, ma trận các chiến lược chính để hình thành chiến lược.
CHƯƠNG II:
TÌNH HÌNH CƠ BẢN CUẢ CÔNG TY CỔ PHẦN GỐM SỨ VÀ XÂY DỰNG COSEVCO
2.1- GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
2.1.1-Quá trình hình thành và phát triển Công ty
Tiền thân cuả Công ty cổ phần Gốm sứ và xây dựng Cosevco là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo quyết định số 62/QĐ-UB được cấp ngày 20-3-1993 của UBND tỉnh Quảng Bình với tên gọi Xí nghiệp Sứ Quảng Bình, có trụ sở ở Bắc Lý - Đồng Hới - Quảng Bình với công nghệ lạc hậu, mặt hàng sản xuất đơn chiếc chủ yếu là bát hứng mủ cao su, do vậy sản phẩm sản xuất đưa ra thị trường gặp nhiều khó khăn trong vấn đề cạnh tranh.
Trước tình hình đó ngày 30-9-1997 UBND tỉnh Quảng Bình đã ra quyết định số 1205/QĐ-UB về việc thành lập công ty Gốm sứ Quảng Bình trực thuộc Sở Công nghiệp, là một trong những thành viên của Hiệp hội gốm sứ - vật liệu xây dựng Việt Nam, đồng thời triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà máy gạch Ceramic với dây chuyền thiết bị công nghệ hiện đại do hãng SITI - ITALIA cung cấp.
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy gạch Ceramic có trụ sở đóng tại xã Lộc Ninh - Đồng Hới - Quảng Bình đã được Bộ Xây dựng thong qua tại công văn số 25/BXD/KH-DA ngày 06-01-1996 và được Bộ Kế hoạch và đầu tư thẩm định tại công văn số 1858/BKH/VP-TD ngày 29-4-1996.
Sau hơn một năm thi công XDCB, lắp đặt máy móc...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status