Đề án Vấn đề chất lượng và quản trị chất lượng sản phẩm tại các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây Việt Nam - pdf 12

Download Đề án Vấn đề chất lượng và quản trị chất lượng sản phẩm tại các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây Việt Nam miễn phí



MỤC LỤC
PHẦN I:PHẦN MỞ ĐẦU - 1 -
1.Lý do lựa chọn đề tài: - 1 -
2.Mục đích nghiên cứu: - 2 -
3.Lời cảm ơn: - 2 -
PHẦN II: NỘI DUNG. - 3 -
I.Lý luận chung về quản trị chất lượng trong các doanh nghiệp: - 3 -
1.Khái niệm: - 3 -
2.Ý nghĩa và tầm quan trọng của quản trị chất lượng trong các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây: - 6 -
II. Thực trạng về quản trị chất lượng trong các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây - 8 -
1. Giới thiệu khái quát về các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây tại Việt Nam - 8 -
2. Thực trạng quản trị chất lượng trong các doanh xuất khẩu trái cây tại Việt Nam: - 11 -
III.Một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh quản trị chất lượng trong các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây: - 16 -
1. Liên kết sản xuất trái cây xuất khẩu - 16 -
2. Xây dựng thương hiệu cho trái cây Việt Nam: - 19 -
3. Cần lấy thị trường làm căn cứ sản xuất: - 21 -
4. Nhà nước cần có những biện pháp cụ thể để thúc đẩy xuất khẩu trái cây: - 22 -
Phần III. KẾT LUẬN. - 27 -
Danh mục tài liệu tham khảo - 28 -
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-31598/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

lượng cũng như việc có một phương pháp quản lý chất lượng hiệu quả để tạo nên những sản phẩm có chất lựợng là vấn đề sống còn đối với xuất khẩu trái cây của Việt Nam hiện nay.VIETGAP là điều mà các doanh nghiệp Việt Nam cần thực hiện và đảm bảo. Nếu không xây dựng ngay một VietGAP, xuất khẩu nông sản Việt Nam sẽ không bền vững, kể cả việc cạnh tranh với hàng ngoại nhập ngay trên sân nhà, . Đây là một chương trình kiểm tra an toàn thực phẩm xuyên suốt từ A đến Z của dây chuyền sản xuất, bắt đầu từ khâu sửa soạn nông trại, canh tác đến khâu thu hoạch, sau thu hoạch, tồn trữ, kể cả những yếu tố liên quan đến sản xuất như môi trường, các chất hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, bao bì và ngay cả điều kiện làm việc và phúc lợi của người làm việc trong nông trại.
Cao hơn nữa việc đáp ứng yêu cầu chất lượng sản phẩm chung chung chưa đủ mà phải phù hợp với yêu cầu chất lượng thương mại của sản phẩm ở thị trường mà Việt Nam muốn thâm nhập, và vì vậy mới có cơ hội vượt qua các hàng rào kỹ thuật của nước ngoài để có một thị trường,Việt Nam phải đối mặt khi đã hội nhập WTO.chính quản trị chất lượng sẽ giúp cho các doanh nghiệp đảm bảo được chất lượng của trái cây ngay tại nguồn gốc sản phẩm. Quản lý chất lượng ở giai đoạn thu hoạch và sau thu hoạch luôn được quan tâm cụ thể để quản lý ở mọi khâu, như: thu hoạch, nhập kho và đóng gói, rửa trái, xử lý thuốc, bọc sáp, làm khô, phân loại, đóng gói, dán nhãn, phân bổ và tồn trữ. Đảm bảo được hệ thống chuỗi như vậy sẽ góp phần giảm thiểu tổn thất sau thu hoạch,và đảm bảo trái cây luôn đủ tiêu chuẩn cho đến lúc xuất khẩu và vượt qua được các hàng rào kĩ thuật của các thị trường nước ngoài khó tính.
Qua những phân tich trên chúng ta đã nhận thấy vấn đề quản trị chất lượng trái cây xuất khẩu là một vấn đề rất cấp thiết hiện nay mà các doanh nghiệp xuất khẩu cần tiến hành và thực hiện một cách nghiêm túc. Ý nghĩa và tầm quan trọng của nó liên quan đến vấn đề tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp xuất khẩu cũng như cả ngành nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.Nó đảm bảo cho Việt Nam có một chỗ đứng trên thị trường xuất khẩu, đảm bảo một vị thế xứng đáng với tiềm năng nông nghiệp của nước ta.Nâng cao giá trị thị phần của trái cây xuất khẩu của Việt Nam trong nghành.
II. Thực trạng về quản trị chất lượng trong các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây
1. Giới thiệu khái quát về các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây tại Việt Nam
Thị trường xuất khẩu trái cây Việt Nam đang ngày càng suy giảm,các doanh nghiệp đang kinh doanh thực sự đang rất khó khăn.Tính đến tháng 10/2007 cả nước hiện có hơn 300 doanh nghiệp tham gia v ào thị trường xuất khẩu. Trong số đó, có tới 5 doanh nghiệp xuất khẩu rau quả đạt kim ngạch xuất khẩu trên 500 nghìn USD, tăng so với 3 doanh nghiệp trong tháng 9/2007 và tăng so với 2 doanh nghiệp trong tháng 8/2007. Do phụ thuộc khá nhiều vào nguồn cung cũng như tính thời vụ của các chủng loại rau quả nên thứ tự kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp thay đổi mạnh trong từng tháng. Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả cả nước trong tháng 10/2007 đạt 24.380.496 USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả trong 10 tháng đầu năm 2007 lên 249.472.417 USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 15,7% so với tháng 9/2007.Chúng ta có thể tham khảo giá trị xuất khẩu theo bảng số liệu: (nguồn: vinanet.vn)
Phần lớn mặt hàng rau quả nước ta được xuất khẩu chủ yếu vào các nước như: Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản, Liên bang Nga…
Tên nước
Kim ngạch xuất khẩu tháng 10/2007 (USD)
Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đầu năm 2007 (USD)
Achentina
24.735
203.302
CH Ailen
377.786
Ấn Độ
84.474
1.893.147
Anh
333.414
3.203.066
Ả rập Xê út
81.016
489.100
Ba Lan
166.725
682.071
Bỉ
58.592
1.934.826
Braxin
52.520
507.500
Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất
317.148
3.416.715
Campuchia
86.013
1.299.754
Canada
477.781
3.698.942
Đài Loan
3.626.360
23.603.644
CHLB Đức
314.690
4.487.799
Hà Lan
634.883
8.169.866
Hàn Quốc
531.072
9.116.455
Hồng Kông
848.559
6.673.175
Hungary
50.000
288.999
Hy Lạp
40.913
652.114
Indonesia
65.411
1.846.976
Italia
337.086
4.196.042
Lítva
69.967
321.313
Malaysia
335.788
4.208.363
Mỹ
1.603.890
15.451.185
Na Uy
81.123
605.175
CH Nam Phi
337.479
Niu zi lân
288.316
Liên Bang Nga
1.775.813
18.732.213
Nhật Bản
2.160.790
21.903.784
Ôxtrâylia
240.424
3.409.736
Pháp
438.082
3.667.008
Philippines
109.369
394.587
CH Séc
85.040
876.278
Singapore
820.391
8.219.097
Tây Ban Nha
65.535
1.294.723
Thái Lan
865.856
5.936.990
Thổ Nhĩ Kỳ
35.449
457.006
Thuỵ Điển
29.700
839.160
Thuỵ Sĩ
112.598
553.752
Trung Quốc
2.550.654
22.414.053
Ucraina
244.515
1.802.377
Tổng
24.380.496
249.472.417
Qua những số liệu trên chúng ta cũng đã biết sơ lược về tình hình các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây hiện nay.và thấy được tình hình kinh doanh của họ qua các chỉ tiêu về kim ngạch.
2. Thực trạng quản trị chất lượng trong các doanh xuất khẩu trái cây tại Việt Nam:
2.1. Theo tiến sĩ  Roger H.Ford, một chuyên gia nghiên cứu về trái cây Việt Nam đã nhận xét: “Cái yếu nhất của ngành sản xuất Việt Nam nói chung là thiếu sự liên kết”. Người sản xuất không liên kết với người bán, và ngay cả những thành viên trong hiệp hội cũng không liên kết với nhau. Lợi thế cạnh tranh bắt đầu với một chiến lược rõ ràng được chia sẻ trong chính liên kết ngành. Tấm gương những quốc gia phát triển cho thấy tầm quan trọng của liên kết
2.2. Điểm khó khăn quan trọng của ngành sản xuất trái cây Việt Nam là công nghệ sau thu hoạch lạc hậu, thiếu tổ chức liên kết ngành, quy hoạch chung yếu kém, chất lượng sản phẩm thấp, không đồng bộ, thiếu kiến thức thị trường, kỹ thuật trồng trọt thấp, thiếu vốn vay, năng suất lao động không cao…
Như chúng ta đã biết, để nâng cao chất lượng xuất khẩu trái cây ra thị trường quốc tế chúng ta rất cân thiết chú trọng dến vấn đề chất lượng và quản trị chất lượng trong các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây Việt Nam.
Hiện nay, ở nước ta chỉ có một số doanh nghiệp lớn và các siêu thị có cách tồn trữ trái cây ở nhiệt độ lạnh. Còn lại, đa số các vựa thu mua trái cây cũng như nông dân đều thu hoạch và bán trái cây theo tập quán, không có qui trình bảo quản sau thu hoạch. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế. Sản phẩm trái cây của nước ta, đặc biệt trái cây của các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long có nhiều lợi thế về chủng loại, sản lượng và chất lượng của trái cây miền nhiệt đới nhưng việc bảo quản để xuất khẩu vào các thị trường lớn như Nhật, Mỹ, EU… chưa ngang tầm với sản lượng thu hoạch hàng năm. Có nhiều nguyên nhân trong vấn đề này, trong đó việc bảo quản chưa được đầu tư về công nghệ và hệ thống thiết bị bảo quản một cách tương xứng với doanh nghiệp có thương hiệu trái cây xuất khẩu. Tại thị trường trong nước từ nhiều năm nay giá bán trái cây vào thời điểm thu hoạch rộ thường bấp bênh, do sản phẩm cùng chủng loại nhiều vào thời điểm thu hoạ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status