Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Hotel Continental Saigon - pdf 12

Download Khóa luận Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Hotel Continental Saigon miễn phí


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH KHÁCH SẠN 5
1.1. Các khái niệm 5
1.1.1. Du lịch 5
1.1.2. Hoạt động du lịch 6
1.1.3. Khách du lịch 6
1.1.4. Thị trường khách du lịch 7
1.1.5. Kinh doanh du lịch 8
1.1.6. Kinh doanh khách sạn 9
1.2. Một số vấn đề lí luận về kinh doanh khách sạn 9
1.2.1. Các đặc trưng cơ bản về khách sạn 9
1.2.1.1. Khái niệm về khách sạn 9
1.2.1.2. Phân loại khách sạn 10
1.2.1.3. Cơ cấu tổ chức của khách sạn 11
1.2.2. Tổng quan về hoạt động kinh doanh khách sạn 11
1.2.2.1. Những đặc thù trong hoạt động kinh doanh khách sạn 11
1.2.2.2. Hệ thống sản phẩm của các khách sạn 15
1.2.2.3. Nội dung hoạt động kinh doanh khách sạn 16
1.2.3. Hiệu quả kinh doanh khách sạn 21
1.2.3.1. Khái niệm hiệu quả kinh doanh 21
1.2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của khách sạn 21
1.2.3.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh 24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Ở HOTEL COTINENTAL SAIGON 27
2.1. Khái quát về Hotel Continental Saigon 27
2.1.1. Quá trình thành lập 27
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Hotel Continental Saigon 28
2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức của Hotel Continental Saigon 28
2.1.2.2. Nhiệm vụ - chức năng của các bộ phận đặc trưng 29
2.1.3. Hiện trạng cơ sở vật chất 35
2.1.4. Hệ thống sản phẩm dịch vụ của Hotel Continental Saigon 36
2.1.4.1. Sản phẩm buồng, phòng 36
2.1.4.2. Nhà hàng – Bar 38
2.1.4.3. Phòng hội nghị 40
2.1.4.4. Các sản phẩm dịch vụ khác 42
2. 2. Thực trạng hoạt động kinh doanh ở Hotel Continental Saigon giai đoạn 2005-2010 43
2.2.1. Khái quát về hoạt động kinh doanh 43
2.2.2. Thực trạng khách của Hotel Continental Saigon 44
2.2.2.1. Số lượng khách 44
2.2.2.2. Cơ cấu nguồn khách 44
2.2.2.3. Thị trường khách 46
2.2.3. Thực trạng doanh thu 46
2.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của Hotel Continental Saigon 49
2.2.5. Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh Hotel Continental Saigon đã và đang thực hiện 50
2.2.6. Đánh giá môi trường kinh doanh 53
2.2.6.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của khách sạn 54
2.2.6.2. Phân tích SWOT 68
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA HOTEL CONTINENTAL SAIGON GIAI ĐOẠN 2011-2015 74
3.1. Định hướng chung về việc hoạt động kinh doanh của Hotel Continental Saigon 74
3.1.1 Định hướng phát triển của Hotel Continental Saigon 74
3.1.2 Các chỉ tiêu chủ yếu 74
3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Hotel Continental Saigon 75
3.2.1 Tăng cường hoạt động marketing 75
3.2.1.1. Xác định thị trường mục tiêu 75
3.2.1.2. Hoạch định chiến lược Marketing 79
3.2.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực 93
3.2.2.1 Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên 93
3.2.2.2 Quan tâm chăm lo thích đáng đến đội ngũ nhân viên 96
3.2.3 Áp dụng các biện pháp tiết kiệm chi phí hợp lý 97
3.2.4 Một số giải pháp khác 98
3.2.5 Kiến nghị 99
KẾT LUẬN 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO 102

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Theo đà phát triển của tình hình kinh tế thế giới hiện nay, khi mà con người ngày càng có điều kiện sống tốt hơn, thời gian rỗi nhiều hơn, thì nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn trở thành một trong những nhu cầu không thể thiếu. Vì thế, du lịch đã trở thành một hoạt động phổ biến trong đời sống xã hội và là một trong những ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong nền kinh tế thế giới hiện nay. Du lịch không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế, đóng góp đáng kể vào ngân sách quốc gia mà nó còn là cầu nối, mở ra cơ hội giao lưu với thế giới bên ngoài cũng như đem lại nhiều lợi ích về văn hoá - chính trị,…. Phát triển du lịch sẽ tạo điều kiện cho sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, các nền văn hoá, thúc đẩy hoà bình, tình hữu nghị và sự tiến bộ chung của nhân loại thế giới.
Việt Nam là một quốc gia có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch, bao gồm cả các yếu tự nhiên và các yếu tố nhân văn đa dạng, đặc sắc, hấp dẫn du khách. Trong những năm gần đây, ngành du lịch đã được Nhà nước rất quan tâm đầu tư nhằm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Trong 40 năm hình thành và phát triển, đặc biệt từ năm 1990, du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với du lịch các nước trong khu vực. Hiện nay, Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn, an toàn và thân thiện trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Theo khảo sát của Tạp chí du lịch Conde Nast Traveller, một trong hai tạp chí du lịch uy tín của Mỹ, tháng 9-2007, Việt Nam đã lọt vào danh sách 20 điểm đến du lịch được yêu thích nhất năm. Không chỉ có vậy, hãng nghiên cứu RNCOS cũng dự báo Việt Nam sẽ lọt vào danh sách 10 điểm du lịch hấp dẫn nhất thế giới vào năm 2016. Đặc biệt trong xu thế toàn cầu hoá Việt Nam đã mở rộng quan hệ hợp tác với rất nhiều quốc gia và cùng lãnh thổ trên thế giới, cũng như trong khu vực đã mở ra hướng đi mới cho du lịch Việt Nam.
Hoà chung vào sự phát triển của ngành du lịch, kinh doanh dịch vụ lưu trú cũng đang phát triển mạnh mẽ. Trong các loại hình cơ sở lưu trú, khách sạn là loại hình phổ biến nhất phục vụ nhu cầu đa dạng của du khách. Đây là hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Hàng năm, doanh thu và nộp ngân sách từ hoạt động kinh doanh khách sạn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của toàn ngành du lịch.
Tuy nhiên, với chính sách mở cửa trong nền kinh tế thị trường đã đặt ngành du lịch đứng trước một sự cạnh tranh gay gắt, kinh doanh khách sạn chịu sức ép từ nhiều phía trên thị trường. Không những thế, từ đầu năm 2009 cho đến nay, khủng hoảng kinh tế toàn cầu và dịch cúm A (H1N1) đã thu hẹp thị trường khách, kéo theo sự suy giảm tốc độ tăng trưởng của du lịch Việt Nam nói chung và ngành Khách sạn - Nhà hàng nói riêng. Muốn tồn tại và phát triển, bản thân các khách sạn, các nhà quản lý khách sạn phải tìm ra những giải pháp tích cực để có thể phát triển kinh doanh, tăng doanh thu và lợi nhuận, giữ uy tín và chỗ đứng trên thị trường. Đây là một vấn đề rất đáng được quan tâm.
Xuất phát từ thực trạng của môi trường kinh doanh đầy biến động, cũng như nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tác giả đã chọn đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình là “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Hotel Continental Saigon”.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài này được thực hiện với mục đích nghiên cứu, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Hotel Continental Saigon, giúp cho Hotel Continental Saigon hoàn thiện những yếu điểm trong việc kinh doanh hiện tại để gia tăng doanh thu và lợi nhuận, đồng thời mở rộng thị trường, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của đơn vị.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung giải quyết các vấn đề chủ yếu sau:
- Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh tại Hotel Continental Saigon giai đọan 2005-2010.
- Phân tích tác động của yếu tố chủ yếu đến hoạt động kinh doanh của Hotel Continental Saigon.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Hotel Continental Saigon trong giai đoạn 2011-2015.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng hoạt động kinh doanh của Hotel Continental Saigon.
3.2. Giới hạn nghiên cứu
- Phân tích thực trạng kinh doanh: giai đoạn 2005-2010; Đề xuất các giải pháp cho giai đọan 2011-2015.
- Không gian nghiên cứu: Hotel Continental Saigon.
- Nội dung: tập trung vào phân tích thực trạng kinh doanh, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp để thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Hotel Continental Saigon trong giai đoạn 2011-2015.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
- Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu


zmfNf3Pd510jjrD

Nhận download tài liệu miễn phí
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status