Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Bưu điện tỉnh Thanh Hóa - pdf 12

Download Khóa luận Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Bưu điện tỉnh Thanh Hóa miễn phí



 
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 3
DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU 4
LỜI MỞ ĐẦU 5
CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC 7
1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC 7
1.1.1 Quản trị nhân lực trong doanh nghiệp 7
1.1.2. Mục tiêu của công tác quản trị nhân lực 9
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nhân lực 9
1.2. CÁC NỘI DUNG CHÍNH CỦA CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 10
1.2.1. Thiết kế và phân tích công việc 10
1.2.2. Lập kế hoạch nhân lực 11
1.2.3. Tuyển dụng nhân viên 11
1.2.4. Tổ chức sử dụng lao động trong doanh nghiệp 12
1.2.5. Định mức lao động 13
1.2.6. Đánh giá thành tích công việc 14
1.2.7. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 15
1.2.8. Lương bổng và đãi ngộ 15
1.2.9. Tương quan nhân sự 17
CHƯƠNG 2THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH THANH HÓA 19
2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ BƯU ĐIỆN THANH HÓA 19
2.1.1 Quá trình phát triển của Bưu Điện tỉnh Thanh Hóa. 19
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Bưu điện Thanh Hóa 20
2.1.3 Một số kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của BĐ Thanh Hóa 28
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH THANH HÓA 32
2.2.1. Công tác xây dựng kế hoạch nhân lực 32
2.2.2. Công tác tuyển dụng lao động 37
2.2.3. Công tác tổ chức lao động 39
2.2.4. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 43
2.2.5. Đánh giá thực hiện công việc của người lao động 46
2.2.6. Thực hiện chế độ trả lương và đãi ngộ lao động 48
2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH THANH HÓA 51
2.3.1. Những kết quả đạt được 51
2.3.2. Một số tồn tại và nguyên nhân 55
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ 61
NHÂN LỰC TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH THANH HÓA 61
3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 61
3.1.1. Một số xu hướng đổi mới quản trị nhân lực ở nước ta hiện nay 61
3.1.2. Định hướng phát triển của Bưu điện tỉnh 62
3.1.2.3 Yêu cầu phát triển nguồn nhân lực. 63
3.1.3. Căn cứ vào thực trạng công tác quản trị nhân lực tại Bưu điện tỉnh Thanh Hóa 63
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH THANH HÓA 64
3.2.1. Tổ chức thực hiện phân tích công việc 64
3.2.2. Hoàn thiện công tác lập kế hoạch nhân lực 68
3.2.3. Hoàn thiện công tác tuyển dụng lao động 70
3.2.4. Hoàn thiện công tác đào tạo và bồi dưỡng phát triển nhân viên 71
3.2.5 Hoàn thiện việc đánh giá tình hình thực hiện công việc của người lao động 72
3.2.6. Đảm bảo các chế độ lương bổng, đãi ngộ với người lao động 74
3.2.7. Xây dựng chế độ thưởng, phạt phù hợp 75
3.2.8. Bảo đảm quan hệ nhân sự trong đơn vị 77
3.2.9. Hoàn thiện việc bố trí nhân lực sau khi đào tạo 78
3.3 CÁC KIẾN NGHỊ 80
KẾT LUẬN 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-32378/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

hiệp tác lao động luôn gắn liền với sự phân công lao động. Do đặc điểm sản xuất của Ngành Bưu điện đòi hỏi phải có sự hiệp tác lao động cao trên toàn mạng lưới. Vì vậy hình thức hiệp tác cơ bản trong sản xuất thông tin Bưu điện là chế độ điều khiển nghiệp vụ, chế độ điều độ thông tin, các quy trình quy phạm kỹ thuật, các chế độ thủ tục khai thác.
* Thời gian làm việc:
Thời giờ làm việc trong điều kiện làm việc bình thường của người lao động Bưu điện Thanh hóa là: 08 giờ/ngày và 05 ngày (tức 40 giờ)/tuần, chia làm 02 khối:
- Làm việc theo giờ hành chính:
Áp dụng với lao động quản lý, lao động phụ trợ các BĐ thị trấn, huyện.
- Làm việc theo ca sản xuất:
Người lao động tham gia trực tiếp trong dây truyền sản xuất kể cả: kiểm soát viên doanh thác, điều hành thông tin, xử lý ứng cứu thông tin ... Quy định ca làm việc theo nguyên tắc giờ nhiều việc nhiều người, giờ ít việc ít người. Tuỳ theo đặc điểm của từng cơ sở sản xuất, người phụ trách quy định số ca, giờ bắt đầu, giờ kết thúc mỗi ca, chế độ đảo ca cho phù hợp. Ca đêm chỉ áp dụng ở những nơi có nhiệm vụ bảo đảm thông tin liên tục 24/24 giờ và nơi có khối lượng công việc nhiều cần tổ chức làm đêm. Những nơi có khối lượng công việc ban đêm ít (hay không có) thì có thể áp dụng chế độ thường trực. Người làm công việc thường trực phải được cắt cử luân phiên.
Người lao động làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: được giảm từ 01 đến 02 giờ làm việc mỗi ngày theo Quyết định số 1152/QĐ-LĐTBXH, ngày 18/9/2003 của Bộ LĐTB và XH.
Thời giờ làm việc của thủ kho, bảo vệ, lái xe con, thu cước viễn thông: Do công việc có tính đặc thù Bưu điện thành phố có quy định riêng theo chế độ hiện hành đảm bảo yêu cầu công việc.
Thời giờ làm thêm: Tổ chức sau khi đã thoả thuận với người lao động (Loại trừ lao động nữ có thai từ tháng thứ bảy hay nuôi con dưới 12 tháng tuổi). Thời giờ làm thêm không được quá 50% số giờ làm việc được quy định trong mỗi ngày đối với từng loại công việc. Tổng cộng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm trong một ngày không quá 12 giờ. Tổng số giờ làm thêm trong một năm không quá 200 giờ. Trường hợp đặc biệt (do Chính phủ quy định), Giám đốc Bưu điện thành phố có thể huy động làm thêm giờ vượt quá mức trên nhưng phải có thoả thuận của người lao động và không được vượt quá 300 giờ/năm.
Thời giờ học tập chuyên môn nghiệp vụ:
Đơn vị được sử dụng từ 01 đến 04 giờ/tuần khi áp dụng công nghệ mới; đưa dịch vụ mới vào khai thác hay phát triển dịch vụ mới, từ 16 đến 30 giờ/năm cho các chức danh công nhân để bổ túc nghiệp vụ thi nâng bậc và huấn luyện bảo hộ lao động định kỳ hàng năm. Các trường hợp khác thực hiện theo Quy chế cử người đi đào tạo, bồi dưỡng của Bưu điện Thanh Hóa
Thời giờ hội họp:
Thời giờ hội thảo Giám đốc Bưu điện thành phố duyệt theo yêu cầu thực tế. Giao ban giữa Giám đốc Bưu điện thành phố với trưởng các đơn vị trực thuộc là 02 giờ/tuần, họp tổ sản xuất 01 giờ/ tuần. Tổng kết năm 04 giờ đối với Bưu điện thành phố và các đơn vị trực thuộc, 02 giờ đối với cấp đơn vị cơ sở. Các trường hợp hội họp khác đều phải được Giám đốc BĐT cho phép.
Thời giờ làm công tác Đảng, đoàn thể không chuyên trách: Tại Bưu điện thành phố công tác Đảng, Công đoàn được dành 48 giờ/tháng, công tác Đoàn thanh niên, Phụ nữ là 16 giờ/tháng. Cấp đơn vị trực thuộc và đơn vị cơ sở người làm công tác Đảng, đoàn thể được sử dụng bằng 1/2 số thời gian quy định tại khoản 1 điều này cho công việc tương ứng.
Thời giờ làm nghĩa vụ lao động công ích: Được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
* Tổ chức ca làm việc:
Quy định ca làm việc theo nguyên tắc giờ nhiều việc, nhiều người; giờ ít việc, ít người. Tuỳ theo đặc điểm của cơ sở sản xuất, thủ trưởng đơn vị trực thuộc quy định số ca, giờ bắt đầu, giờ kết thúc của mỗi ca .
- Trong sản xuất Bưu chính, hình thức phân ca kíp được thực hiện như sau: Tại tổ giao dịch được chia làm 2 ca làm việc sáng từ 07 giờ đến 14 giờ, chiều từ 14 giờ đến 21 giờ; Tại bộ phận khác thác sáng 7 giờ đến 10 giờ chiều 14 giờ đến 18 giờ,...
Để đảm bảo chế độ nghỉ ngơi, người lao động được nghỉ ít nhất là 12 tiếng trước khi bước vào ca tiếp theo.
* Tổ chức tổ, đội, nhóm sản xuất: Được phân công công việc rõ ràng, làm việc theo quy trình, quy phạm kỹ thuật, các chế độ thủ tục khai thác. Người lao động trong cùng một tổ, đội sẽ làm các công việc giống nhau hay khác nhau để hoàn thành mục tiêu chung.
2.2.3.3. Tổ chức nơi làm việc
Tổ chức nơi làm việc gặp nhiều khó khăn hơn bởi những lý do sau:
+ Không gian dành cho khai thác, giao dịch đòi hỏi phải rộng trong khi hầu hết các địa điểm đã xây dựng từ lâu, không thể mở rộng thêm được nữa.
+ Nhiều điểm bưu cục nằm ở nơi tập trung đông người, các điều kiện về tiếng ồn, ánh sáng ảnh hưởng không nhỏ.
Tuy nhiên trong điều kiện như vậy, BĐT Thanh Hóa đã thực hiện tốt những nội dung như:
+ Sửa chữa, tân trang lại các điểm giao dịch khang trang, sạch sẽ, lịch sự.
+ Lắp đặt hệ thống điều hoà, kính chống ồn, máy hút bụi ở những điểm giao dịch tập trung nhiều phương tiện đi lại.
+ Trang bị hệ thống máy tính kết nối với các đơn vị trực thuộc BĐT, trang
bị đầy đủ công cụ, công cụ và các loại máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất.
+ Trang bị đồng phục cho cán bộ công nhân viên, đặc biệt là các giao dịch viên tiếp xúc thường xuyên với khách hàng.
2.2.3.4. Định mức lao động
Việc áp dụng định mức lao động tại BĐT Thanh Hóa được thực hiện theo sự hướng dẫn của Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam do Tổng Công ty xây dựng và ban hành.
Căn cứ vào nội dung hướng dẫn, BĐT đã xây dựng định mức lao động và đang được áp dụng tại đơn vị đó là:
- Định mức lao động: Nhận- phát các sản phẩm BCVT tại các giao dịch Bưu điện
- Định mức vật tư và định mức nguyên vật liệu
2.2.3.5 Bảo hộ lao động và phòng chống cháy nổ.
Công tác bảo hộ lao động và phòng chống cháy nổ tại BDDT được thực hiện theo kế hoạch bảo hộ lao động hàng năm. Kế hoạch bảo hộ lao động được xây dựng đồng thời với kế hoạch sản xuất kinh doanh. Nội dung kế hoạch được quy định chi tiết trong “ Quy định về công tác kế hoạch đối với các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc” do Tổng công ty ban hành.
Công tác bảo hộ lao động phòng chống cháy nổ tại BĐT đươc thưc hiện đồng bộ, từ tuyên truyền giáo dục đến tổ chức thực hiện. Cụ thể như sau:
- Hàng năm, BĐT cử cán bộ tham gia các khóa học bồi dưỡng kỹ thuật bảo hộ lao động trong Bưu chính. BĐT có tổ chức các lớp đào tạo và bồi dưỡng ngắn hạn về an toàn lao động , vệ sinh lao động, nội quy vệ sinh công nghiệp và một số nội quy đảm bảo an toàn theo yêu cầu trong công tác quản lý và sản xuất cho người lao động.
- Thực hiện các biện pháp ngăn ngừa và...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status