Tiểu luận Quản trị vận chuyển trong chuổi cung ứng - pdf 12

Download Tiểu luận Quản trị vận chuyển trong chuổi cung ứng miễn phí



Thông thường hoạt động cung ứng hàng hóa ở mỗi vị trí là khác nhau. Ngoài việc bố trí mạng lưới vận chuyển thì các doanh nghiệp thường phối hợp nhiều trọng tải khác nhau tùy theo khối lượng hàng hóa và địa bàn vận chuyển. Ví dụ: doanh nghiệp dùng xe rơ-móc vận chuyển thùng tải (côngterno) đến 30 tấn chỉ để hoàn thành đơn hàng với đối tác là 5 tấn . Điều này thật là phi lý. Ngoài ra còn phụ thuộc vào cơ sở đường xá, hệ thống kênh rạch để phục vụ cho việc vận chuyển. Cho nên doanh nghiệp thường phối hợp nhiều trọng tải khác nhau như xe tải (đường bộ) là 1, 2, hay 5, 10 tấn.Xà lan, tàu (đường thủy). Ngoài việc linh hoạt và hiệu quả thì cũng cắt giảm một phần chi phí của doanh nghiệp.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-31862/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

QUẢN TRỊ VẬN CHUYỂN TRONG
CHUỔI CUNG ỨNG
1. Tổng quan về quản trị vận chuyển:
a) Xu thế chung về sự phát triển của vận chuyển trong nền kinh tế hiện nay:
Ngày nay, dưới hơi thở gấp gáp của nền kinh tế thị trường, đặc biệt là quá trình toàn cầu hóa mạnh của nền thương mại thế giới. Hàng hóa không còn được tiêu thụ chính tại nơi sản xuất ra nó, mà nó còn được tiêu thụ ở xa hay ở xa nơi sản xuất. Ví dụ như cà phê, lúa gạo Việt Nam được tiêu thụ rộng rãi ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi… hay các nước Châu Á: Philippines, Indonesia… Ngay trong lãnh thổ của một quốc gia thì hàng hóa cũng được tiêu thụ khắp các vùng miền thông qua các đầu mối phân phối. Để làm được điều đó, phải gắn liền với hoạt động vận chuyển, một hoạt động nhằm thay đổi vị trí (không gian) của hàng hóa từ nơi này đến nơi khác bắng sức người hay các phương tiện vận tải.
Với sự phát triển vượt bậc của kinh tế Việt Nam cũng như của toàn thế giới. Dòng chảy của nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm sẽ nhanh hơn và nhiều hơn. Song song với nó quá trình chuyên môn hóa vẫn không ngừng tiến bộ, đã và sẽ xuất hiện nhiều hơn doanh nghiệp, tổ chức chỉ chuyên môn về vận chuyển. Cũng dưới góc nhìn từ bên thứ ba (third party logistics) chúng tui thực hiện bài viết này.
b) Đặc điểm của hoạt động vận chuyển hàng hóa:
Chúng ta đều biết, sản phẩm dịch vụ không thể hình dung hay sờ, nắm được như các sản phẩm vật chất khác. Mà có những đặc điểm riêng của nó như tính vô hình, tính không đồng nhất (đối với các khách hàng khác nhau), tính không tách rời (sản xuất và tiêu dùng đồng thời), tính dễ hỏng (không thể lưu trữ được), mà vận chuyển hàng hóa là một sản phẩm như vậy. Chính vì những lý do đó, khi người ta (khách hàng) chọn mua sản phẩm thì họ sẽ căn cứ chủ yếu vào minh chứng vật chất công ty cung cấp (chất lượng phương tiện, bến bãi…). Độ tịn cậy đối với khách hàng khác và kinh nghiệm chính bản thân họ. Để từ đó khách hàng sẽ có một sự kì vọng về sản phẩm mà họ sắp mua: nhận hàng có đúng địa điểm, đúng thời gian, đúng với số lượng và chất lượng trước khi qua quá trình vận chuyển hay không.
Cũng như bao sản phẩm dịch vu khác, dịch vụ vận chuyển không thể lưu kho được. Trong khi nhu cầu vận chuyển lại dao động rất lớn. Trong thời kì cao điểm (các mùa mua sắm) thì các đơn vị vận tải phải có nhiều phương tiện hơn gấp bội để đảm bảo phục vụ. Ngược lại, khi vắng khách vẫn phải tốn các chi phí cơ bản và khấu hao tài sản, duy tu bảo dưỡng phương tiện, chi phí quản lý… Bên cạnh đó, có những yếu tố doanh nghiệp không thể kiểm soát được như điều kiện thời tiết, giao thông… cũng tác động không nhỏ đến chất lựơng dịch vụ. Đòi hỏi doanh nghiệp phải hiểu rõ và đưa ra những giải pháp hợp lý để khai thác tối đa nguồn lực mà doanh nghiệp sở hữu.
c) Vai trò quan trọng của vận chuyển trong chuỗi cung ứng:
Trong khi thực hiện bài viết này, chúng tui có một cuộc thăm dò nhỏ đối với trên 100 người thuộc các doanh nghiệp sản xuất và phân phối hàng hóa, vật tư. Câu hỏi mà chúng tui đặt ra là: “Logistics là gì?”. Có đến 90% số người được hỏi trả lời logistics là vận chuyển, trong khi đó chỉ có 3% trả lời đúng ý nghĩa của từ này. Đối với những ai từng nghiên cứu hay đã đọc qua các tài liệu logistics đây quả thực là sự nhầm lẫn khó tin. Nhưng nó cũng chỉ ra rằng vận chuyển giữ vai trò hết sức quan trọng trong chuỗi cung ứng.
Trước hết về đáp ứng nhu cầu của khách hàng, quản trị vận chuyển sẽ giúp cho chiến lược marketing của doanh nghiệp thành công trong việc phân phối đủ rộng và đủ sâu để đáp ứng một cách hoàn hảo nhu cầu của thị trường.
Thứ hai, vận chuyển sẽ đáp ứng yêu cầu về mặt thời gian. Có thể nói yêu cầu này là cần thiết trong nền kinh tế hiện nay. Vì sao nó lại như vậy? Thật khó có thể giải thích được nếu bạn không đặt mình vào các tình huống để suy ngẫm.
- Nếu bạn là nhà phân phối, có thể là một siêu thị bạn sẽ nghĩ gì nếu hàng hóa trong kho của bạn không có để bán cho khách hàng trong ngày hôm nay, nhưng lại đầy ắp vào ngày hôm sau.
- Công nhân và máy móc của bạn phải trả lương hay khấu hao hằng ngày đang phải đợi nguyên vật liệu do vận chuyển chậm trễ để tiến hành sản xuất.
Chính vì lý do đó, quản trị vận chuyển được xem là huyết mạch của chuỗi cung ứng. Vì sao ư? đơn giản nó tác động trực tiếp đến dịch vụ khách hàng tốt hay không tốt, quản trị dự trữ thừa hay thiếu, hoạt động hỗ trợ khách hàng như nhà kho có hoạt động hiệu quả hay không.
2. Quản trị vận chuyển cần thiết phải có sự nhất quán giữa các bên tham gia.
Vì sao phải như vậy? Để giải thích được rõ hơn vấn đề này chúng tui xin được chia các thành phần tham gia trong quá trình vận chuyển hàng hóa thành hai nhân tố chính : nhân tố bên trong (người gửi hàng, người nhận hàng, đơn vị vận tải). Nhân tố bên ngoài (chính phủ và công chúng). Để có thể dễ dàng hình dung hơn thì có thể sơ lược các thành phần tham gia cụ thể như sau:
- Người gửi hàng (shipper): là người yêu cầu vận chuyển hàng hóa đến địa điểm nhất định trong khoảng thời gian cho phép.
- Người nhận hàng (consiqie: còn gọi là khách hàng) là người yêu cầu được chuyển hàng hóa đến đúng địa điểm, đúng thòi gian, đúng số lượng và chất lượng đã thỏa thuận với bên người gửi.
- Đơn vị vận tải (carrier) : là chủ sở hữu và vận hành các phương tiện vận tải.
- Chính phủ: thường là người đầu tư và quản lý hạ tầng hệ thống giao thông cho con đường vận chuyển.
- Công chúng: là thành phần rất quan tâm đến hoạt động vận chuyển hàng hóa nói riêng và giao thông vận tải nói chung.
Nhân tố bên trong (lợi ích cục bộ) :
Sự phát triển của phân công lao động cũng như nguồn lực của doanh nghiệp là có hạn, doanh nghiệp không thể ‘ôm đồm’ cả sản xuất và phân phối cho khách hàng nên doanh nghiệp vận tải đóng vai trò như một mắc xích giữa doanh nghiệp sản xuất và khách hàng của họ. Để hoạt động được diễn ra thuận lợi thì cần có những chứng từ mang tính pháp lý như vận đơn (còn gọi là hợp đồng) và hóa đơn.
- Sự chấp nhận luật chơi: ở khía cạnh này chúng tui không đặt thành vấn đề là có bao nhiêu điều khoản? Hay hóa đơn như thế nào? Mà điều đáng quan tâm là các bên tham gia thực hiện các điều khoản như thế nào? Trong thực tế,chi phí của doanh nghiệp cho việc vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm của các doanh nghiệp từ vài đến vài chục phần trăm trong tổng ngân sách hoạt động của một kỳ kinh doanh. Cho nên việc các bên tham gia thực hiện đúng giao kèo đã cam kết là tiên quyết. Nếu giao kèo bị đổ vỡ không những làm cho các bên bị thiệt hại về mặt kinh tế, và tệ hơn là lúc các bên vào ‘cuộc chiến’ (khiếu nại vận tải) đem lại sự phiền toái, ảnh hưởng đến nhân lực và tài lực, thậm chí là tương lai của các doanh nghiệp.
- Sự linh hoạt trong hợp tác để đạt hiệu quả cao nhất : Theo quan điểm đồng minh chiến lược, thì các bên tham gia trong m
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status