Một số biện pháp thu hút khách du lịch Trung Quốc tại công ty TNHH một thành viên khách sạn du lịch Công Đoàn Hạ Long - pdf 12

Download Khóa luận Một số biện pháp thu hút khách du lịch Trung Quốc tại công ty TNHH một thành viên khách sạn du lịch Công Đoàn Hạ Long miễn phí



Cùng với việc Vịnh Hạ Long được nằm trong danh sách bầu chọn 7kì quan thiên nhiên Thế Giới là chiến dịch quảng bá sâu rộng về Vịnh Hạ Long trên các phương tiện thông tin đại chúng của ngành du lịch. Để khuyến khích du lịch phát triển, từ năm 1998 đến nay, hàng năm tỉnh Quảng Ninh đều tổ chức Lễ hội du lịch vào mùa hè, nhân dịp các ngày lễ lớn (30-4 và 1-5) tại TP Hạ Long. Lễ hội du lịch Hạ Long 2008 tập trung tuyên truyền bầu chọn cho Vịnh Hạ Long Là 1 trong 7 Kỳ quan thiên nhiên thế giới. Điều này khiến nhiều người biết đến Vịnh Hạ Long hơn, trong đó có người dân Trung Quốc. Theo bảng xếp hạng của New7wonders, đến 30/5/2009, Vịnh Hạ Long vẫn đứng đầu trong số 77 kỳ quan thiên nhiên thế giới


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-31927/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

lại đây, Trung Quốc có tốc độ phát triển kinh tế khá nhanh, được xếp vào hàng ngũ các nước có tốc độ phát triển cao. Theo tạp chí New Word thì ngành công nghiệp nhẹ Trung Quốc đứng đầu thế giới, tổng thu nhập quốc dân cao, đồng tiền Trung Quốc đứng vững trên thị trường. Thu nhập dân cư các vùng kinh tế ven biển phía Nam khá gần miền Bắc Việt Nam như Quảng Đông , Quảng Tây, Hải Nam tăng đáng kể. Nhu cầu du lịch ngày càng lớn là một thực tế. Trung Quốc - một quốc gia đông dân cư sẽ trở thành nước cung cấp nguồn khách lớn. Đây thực sự là một thị trường tiềm năng lớn.
2.3.1.3 Đặc điểm tâm lý xã hội
Tâm lý xã hội của khách du lịch là một nhân tố trừu tượng, vô hình nhưng lại rất quan trọng trong việc kinh doanh du lịch. Khi hiểu và nắm bắt được tâm lý của khách thì mới thể thực hiện tốt từ việc tiếp xúc ban đầu đến việc cư xử, đối đãi khách, phục vụ khách trong cả chương trình du lịch.Từ đó mới có thể để lại ấn tượng tốt và thu hút khách đến vào những lần sau.Mặc dù tâm lý bên trong của con người là cả một thế giới bí ẩn, nhưng xét cho cùng đều mang đặc trưng tính cách dân tộc, cộng đồng. Để khai thác tốt thị trường khách du lịch Trung Quốc. phải đi sâu tìm hiểu kĩ các đặc điểm tâm lý, những nét đặc trưng tiêu biểu của dân tộc Trung Quốc. Vì các đặc điểm đó có mối quan hệ chặt chẽ với nhu cầu , thị hiếu của khách, từ đó có những biện pháp kinh doanh phù hợp.
Trung Quốc là một nước ở phương Đông thuộc nền văn minh lúa nước nên xét về một cách khái quát người Trung Quốc cũng giống người Việt Nam và một số nước khác là nhu hoà và mềm dẻo.Nhìn chung người Trung Quốc rất kín đáo, trầm lặng và tinh tế.Người Trung Quốc có đức tính tự tin, khiêm tốn cần cù. Họ cũng giống người Việt Nam là coi trọng “ Bán anh em xa mua láng giềng gần”, coi trọng người già và dành cho họ những ưu tiên, trân trọng những thành quả, kinh nghiệm của lớp người trên. Người Trung Quốc, cũng giống như người Việt Nam, là người rất coi trọng tình cảm, kính trọng người cao tuổi. Họ không trỏ ngón tay khi giao tiếp vì họ cho rằng đó là hành vi thiếu lịch sự, không tôn trọng người khác. Vì thế, mối quan hệ trong gia đình người Trung Quốc rất đoàn kết, gắn bó.
Bên cạnh đó những đặc điểm riêng về lịch sử, truyền thống văn hoá của đất nước đã tạo cho người Trung Quốc có những tính cách đặc trưng. Những tính cách này ảnh hưởng , chi phối rõ nét trong giao tiếp từ khi tiếp xúc lần đầu đến cách cư xử hàng ngày của khách du lịch Trung Quốc.
Người Trung Quốc có lòng tự trọng cá nhân rất cao.Họ rất sợ bị mất thể diện, vì thế mà họ không thích bị người khác trực tiếp nghiêm khắc phê bình trước đám đông. Khi giao tiếp tránh làm tổn thương đến lòng tự trọng của họ. Nếu muốn phê bình phải tế nhị, nhẹ nhàng, ôn hoà không nên quá thẳng thắn.
Bất kể như thế nào, với người Trung Quốc, chỉ cần tôn trọng họ thì họ sẽ đối đãi lại rất tốt , rất nhiệt tình giúp đỡ, có thể vì đối phương mà thua thiệt cũng không sao. Chính vì có lòng tự trọng cao, nên người Trung Quốc luôn giữ tự trọng cho đối phương, điều này nảy sinh ra lối nói rất khách khí, khéo léo của người Trung Quốc. Người Trung Quốc rất coi trọng việc học, hàm vị. Vì thế khi giới thiệu một người với người khác họ thường nói luôn cả học, hàm vị kèm theo tên, không như các dân tộc khác chỉ giới thiệu tên. Tuy nhiên khi giới thiệu về mình, họ chỉ nói tên. Đó cũng là thể hiện một phần tính cách khiêm tốn, khách khí của người Trung Quốc.
Họ không bao giờ chê bai điều gì một cách thẳng thắn mà thường nói lên ưu điểm nào đó dù rất nhỏ sau đó mới đề cập nhẹ nhàng đến khuyết điểm. Họ rất thích vỗ tay tán thưởng và dùng từ “tốt” trong nhiều trường hợp. Bên cạnh lòng tự trọng cá nhân, lòng tự tôn dân tộc cũng khá lớn.Họ đặc biệt tự hào về lịch sử đất nước, về bề dày truyền thống dân tộc, văn hoá, về xã hội cũng như về chữ Hán của mình.Họ cho rằng nững vấn đề đó của đất nước họ là giá trị nhất, không một nước nào sánh kịp.Trong giao tiếp với người Trung Quốc nên tránh nói đến vấn đề : Cách mạng văn hoá, bệnh quan liêu trong xã hội, mà hường vào các chủ đề như: lịch sử văn hoá, những truyền thống cũng như những tiến bộ trong xã hội Trung Quốc.Chủ đề gia đình là mối quan tâm hàng đầu và đem lại hào hứng cho họ.Khi gặp người nước ngoài biết nói tiếng Hán thành thạo, lại hiểu biết chút ít về đất nước và văn hoá của họ thì họ cảm giác rất thích thú và phấn khích.
Mặc dù lòng tự trọng cao, và luôn đề cao đất nước nhưng người Trung Quốc không bao giờ khoa trương bởi họ luôn khiêm tốn và kính trọng mọi người. Người Trung Quốc xưa xem khiêm tốn là một phẩm chất tốt, có câu thành ngữ “Mãn chiêu tổn, thụ khiêm ích” ( có nghĩa là kiêu ngạo sẽ bị tổn hại, khiêm tốn sẽ có ích). Để bày tỏ lẽ độ và tôn trọng người khác, người Trung Quốc cho rằng không nên biểu hiện mình thái quá.
Người Trung Quốc rất kín đáo và tế nhị.Về phương diện tình cảm ho cho rằng “ hỉ, nộ, ái, lạc bẩt hành vô sắc” ( có nghĩa là không đem những buồn vui, đau khổ, hoan lạc biểu lộ trên nét mặt).Họ lôn thích cái đẹp của sự tế nhị, kín đáo. Vì vậy khi biểu lộ, bày tỏ tình cảm, phần lớn người Trung Quốc không vồ vập thái quá, không quen đụng chạm, vỗ vai, vỗ lưng hay ôm hôn mà khi gặp gỡ chỉ cần gật đấu hay bắt tay là đủ.
Ngay cả những người thân trong gia đình cũng vậy, họ ít thể hiện tình cảm một cách lộ liễu mà qua ánh mắt cử chỉ, sự quan tâm sẽ nói hết tình cảm của họ.
Người Trung Quốc rất coi trọng cách đi đứng, họ không bao giờ ngồi nghiêng ngả hay gác chân lên ghế và đặc biệt không dùng chân ra hiệu hay di chuyển đồ vật. Người dân Trung Quốc coi trọng tình người hơn hết, dù có đi đâu làm gì họ vẫn nhớ về quê mình, cho rằng quê mình là nhất.Họ nhớ những gì thuộc về quê mình một cách ấm áp, từ những gì quen thuộc nhất, tâm lý này mang đặc trưng phong cách Á Đông rất gần gũi với Việt Nam.
Khi đến đất nước Trung Quốc, người nước ngoài sẽ được đón tiếp bởi những tràng pháo tay nhiệt tình của một nhóm người, thậm chí có cả trẻ nhỏ. Khi giao tiếp thanh niên Trung Quốc rất thích đùa bỡn, tán tỉnh.
Phụ nữ Trung Quốc có ảnh hưởng quyết định trong việc lựa chọn điểm du lịch nào đó. Người Trung Quốc có sở thích đi du lịch nước ngoài từ rất lâu và ngành du lịch rất phát triển,. Trong những năm gần đây, số lượng khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam rất đông, họ thường đi thành từng đoàn có cả gia đình, con cái đi cùng, cũng có đoàn chỉ toàn đàn ông hay thanh niên. Họ chủ yếu sử dụng phương tiện vận chuyển như: ôtô, tàu thuỷ, tàu hoả, máy bay,.. họ thường quan tam và hỏi nhiều về phong tục tập quán, bản sắc dân tộc, cuộc sống con người Việt Nam. Họ trân trọng và đánh giá cao tính cần cù mến khách của người Việt Nam, cảm thông với những khó khăn của người Việt Nam do hậu quả của cuộc chiến tranh tàn phá.
2.3.1...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status